Bài 1. Bác Hồ giết bố Nguyễn Tấn Dũng – thủ tiêu cả Tỉnh đội rạch Giá

Quyển 34. Bác Hồ giết cha Nguyễn Tấn Dũng, giết bố Trương Tấn Sang và giết cả họ Nguyễn Sinh Hùng, giết bố Nguyễn Chí Vịnh (Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh) và giết cha mẹ một số lãnh đạo chóp bu của Cộng sản Việt Nam hiện nay.

Chương 1 – Bác Hồ giết bố Nguyễn Tấn Dũng – NTD học tập tấm gương Bác Hồ!

Lời dẫn. Hồ là quỷ! (Xem quyển 1, quyển 5). Thì Hồ không thể ở được với người! Hồ đã giết mấy triệu người Việt – giam cầm chúng ta trong một trại tù có 90 triệu trại viên (Không nhân quyền, cấm đa đảng, bầu cử hình thức – nhân dân bị bọn độc quyền nhóm cai trị…) Với 90 triệu dân Việt thì Hồ là kẻ thù không đội trời chung – Đã rõ!

Với mấy triệu dân Việt là con liệt sĩ – bố chết ở cả bên gọi là Cộng sản và bên kia – thì Hồ là kẻ giết Cha!

Nhưng với 1 số người thì sự việc thấy rõ hơn:

Cha NTD là cộng sản thì hiển nhiên là đối tượng thủ tiêu của Hồ! Hà Tiên là vùng đất cuối, đến 1969 “Cộng Sản” của Hồ mới mò tới đó –  những Cộng Sản của NAQ ở Hà Tiên  – vì vùng sâu, vùng xa nên vẫn tồn tại tới 1969 và thế là Hồ tùng xẻo. (Để  cho những quỷ con “Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt…” còn có đất mà hoạt động!

Câu chuyện như thế nào? Ta cùng nghiên cứu:

Bài 1. Bác Hồ giết bố Nguyễn Tấn Dũng – thủ tiêu cả Tỉnh đội rạch Giá.

  1. Bằng chứng và phân tích.
  2. Có 5 người hy sinh – thì 3 người không rõ tên, tuổi quê quán.

“Ban thờ phía bên phải là Ban thờ Má chiến sĩ – tức Má Tư cùng 3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử. Ban thờ phía bên trái là Ban thờ ông Phan Thái Quí (tức Chín Quí), Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiên Giang – đồng đội của thân phụ Thủ tướng – cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969.(Văn bản 1 – ảnh 1)

  1. Má Tư – không rõ tên.

Đó là các liệt sỹ: ông Nguyễn Thái Quý, nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Rạch Giá cũ (nay là tỉnh Kiên Giang), hài cốt của bà má Tư (không rõ họ tên), nguyên cán bộ cấp dưỡng Văn phòng Tỉnh đội Rạch Giá và hài cốt của bà Hồ Thị Chín, một cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng, cùng hy sinh trong một trận bom của không quân Mỹ trong chiến tranh. Số hài cốt trên bị thất lạc cách đây 41 năm, vừa tìm thấy.” (Văn bản 2 – ảnh 2)

…Về đồng chí Nguyễn Thị Oánh (thường gọi là má Tư), cho đến lúc này, không ai biết rõ về lai lịch, chỉ biết rằng đồng chí có một người con gái duy nhất đã mất.” (Văn bản 3)

  1. “đồng chí Ba Thường, nguyên bộ đội đặc công Tỉnh đội Rạch Giá.” Tên họ đầy đủ là gì?

“Chị Hồ Thị Chín, là vợ của đồng chí Ba Thường, nguyên bộ đội đặc công Tỉnh đội Rạch Giá. Trước đây chị là cán bộ công tác đoàn ở xã, đến khi có chồng, chị thôi tham gia, về nhà chăm sóc gia đình để chồng an tâm công tác. Khi cơ quan Chỉ huy Tỉnh đội chọn Bờ Dừa – Xẻo Cạn, quê hương của chị, làm khu căn cứ, dù gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng chị vẫn bám trụ, thường xuyên qua lại thăm hỏi, giúp đỡ cơ quan. Chiều ngày 16-4-1969, chị nấu nồi chè mang sang cho các đồng chí lãnh đạo Tỉnh đội ăn để lấy lại sức sau một cuộc họp bàn quan trọng và rồi cùng với đồng chí Chín Quý và má Tư, chị đã nằm lại trong hố bom suốt 41 năm trời đằng đẵng.” (Văn bản 3)

  1. Cả Má Tư và “Chị Hồ Thị Chín, là vợ của đồng chí Ba Thường” đều bị lãng quên.

Với những công lao cống hiến và sự hy sinh cao cả cho sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Oánh và chị Hồ Thị Chín, Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn tiến hành các bước theo quy trình và làm hồ sơ đề nghị công nhận là liệt sĩ cho 2 đồng chí.” (Văn bản 3)

  1. Liên quan anh hùng Lý Văn Lâm và Tiểu đoàn 307.

“Đồng chí Phan Thái Quý (tên thường gọi là Chín Quý), sinh năm 1928 tại làng Tân Hưng, tỉnh Bạc Liêu cũ, nay là xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau. …Đầu năm 1967, đồng chí về làm Chính trị viên Tiểu đoàn 307. …tháng 3-1969, đồng chí được phân công kiêm làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời cho đến ngày anh dũng hy sinh, ngày 16-4-1969.” (Văn bản 3)

Lưu ý: Xem anh em Lý Văn Lâm bị thủ tiêu và triệt hạ tiểu doàn 307 ở bài sau.

  1. Trên cùng là thờ ảnh Bác.

“Ban chính giữa là ban thờ gia tiên, trên cùng là thờ ảnh Bác, tiếp phía dưới là di ảnh phụ thân rồi đến di ảnh người chị của Thủ tướng. ” (Văn bản 1 – ảnh 3)

Nhận xét:

3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử” tên là gì? Nhà họ ở đâu? Và như vậy là họ vẫn chưa tìm thấy hài cốt! Họ đã không có tên thì chắc chắn cũng chưa được công nhận là Liệt Sĩ!

Tại sao “bà má Tư (không rõ họ tên)”?

Tại sao đến giờ mới “làm hồ sơ đề nghị công nhận là liệt sĩ cho 2 đồng chí.”?

Ở đây có thể thấy: Tỉnh đội Rạch Giá đã bị thủ tiêu toàn bộ! Và cả Tỉnh ủy Rạch Giá cũng vậy!

Và họ bị tiêu diệt chứ không phải chúng bom!

Chúng ta hãy tưởng tượng: Nếu một hội nghị họp và đúng là “Chiều ngày 16-4-1969, chị nấu nồi chè mang sang cho các đồng chí lãnh đạo Tỉnh đội ăn để lấy lại sức sau một cuộc họp bàn quan trọng ” thì khi bị bom sẽ không chết hết, và người còn sống sót sẽ kể à: Còn bà Hồ Thị Chín vợ “Ba Thường” nữa, má tư tên là… nữa, “3 chiến sĩ” tên là… nữa. Và đương nhiên là họ sẽ phải được công nhận là Liệt Sĩ từ lâu mới phải!

Những thông tin mù mờ như vậy chính là: Bọn quỷ Hồ đã thủ tiêu toàn bộ Tỉnh đội Rạch Giá!

Và trong đó cả “Đồng chí Ba Thường, nguyên bộ đội đặc công Tỉnh đội Rạch Giá.” – Chắc chắn đồng chí này cũng đã bị thủ tiêu, nếu còn sống tới sau 1975 sao không làm chế độ cho vợ?

Lưu ý: Hồ đã diệt được cả một Đảng CS Đông Dương thì Tỉnh đội của Nguyễn Tân Thử có là gì? Nên nhớ là lúc đó Tỉnh đội cũng còn nhỏ thôi.

Lưu ý: Nếu Nguyễn Tấn Thử không là đối tượng thủ tiêu của Hồ thì không lẽ là đồng bọn với Hồ à? Tức đồng bọn với quỷ sa tăng à?

Thế mới thật là:

Kìa ngài Thủ Tướng rõ chưa

                        Quỷ Hồ đốn mạt giết Cha của Ngài

                        Giờ Ngài thờ quỷ ở trên

                        Thờ Cha ở dưới – đau nào đau hơn?

Muốn biết về Hồ thủ tiêu các kỳ cựu CS Miền Tây và Cà Mau – Hồ tiêu diệt tiểu đoàn 307 như thế nào xin xem tiếp bài sau sẽ rõ.

  1. Tài liệu nghiên cứu.

(Văn bản 1)

Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang

29/12/2012

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/di-tim-su-that-ve-nha-tho-cua-gia-dinh-thu-tuong-nguyen-tan-dung-o-kien-giang-478184.html

Kề bên căn nhà ở là nhà Thờ của gia đình nằm chung trong một khuôn viên, có cổng riêng. Quan sát toàn cảnh nhà thờ tôi thấy: Đó là một ngôi nhà gồm 3 gian, 3 tầng mái truyền thống, tọa lạc cuối khuôn viên, được xây dựng trên cốt nền cao, gồm 9 bậc thềm, đá lát là loại đá xanh bình thường. Tôi sải bước đo chiều dài áng chừng chỉ 10m, chiều ngang sâu khoảng 5m. Nhẩm tính tổng diện tích ngôi nhà thờ chỉ vào khoảng 50m2. 3 gian trong nhà thờ, mỗi gian được đặt một ban thờ. Ban chính giữa là ban thờ gia tiên, trên cùng là thờ ảnh Bác, tiếp phía dưới là di ảnh phụ thân rồi đến di ảnh người chị của Thủ tướng. Thân phụ của Thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Thử (tức Mười Minh), chính trị viên Tỉnh đội Kiên Giang, hi sinh trong một trận Mỹ ném bom B52 vào ngày 16/4/1969.

Ban thờ phía bên phải là Ban thờ Má chiến sĩ – tức Má Tư cùng 3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử. Ban thờ phía bên trái là Ban thờ ông Phan Thái Quí (tức Chín Quí), Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiên Giang – đồng đội của thân phụ Thủ tướng – cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969. …

Theo Ngọc Niên / Nhà Báo & Công Luận

(http://citinews.net/xa-hoi/di-tim-su-that-ve-nha-tho-cua-gia-dinh-thu-tuong-nguyen-tan-dung-o-kien-giang-VJQNJTA/)

(Văn bản 2)

Kiên Giang: Truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ hy sinh cách đây 41 năm

21/05/2010

http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30071&cn_id=404668

Sáng 21/5, tại nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Kiên Giang (TP.Rạch Giá), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang cùng gia quyến… long trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ đã hy sinh cách đây 41 năm.

Đó là các liệt sỹ: ông Nguyễn Thái Quý, nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Rạch Giá cũ (nay là tỉnh Kiên Giang), hài cốt của bà má Tư (không rõ họ tên), nguyên cán bộ cấp dưỡng Văn phòng Tỉnh đội Rạch Giá và hài cốt của bà Hồ Thị Chín, một cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng, cùng hy sinh trong một trận bom của không quân Mỹ trong chiến tranh. Số hài cốt trên bị thất lạc cách đây 41 năm, vừa tìm thấy.

Ngược dòng lịch sử, vào lúc 2 giờ 40 phút ngày 16 tháng 4 năm 1969, một trái bom tọa độ do không quân Mỹ ném từ máy bay B57 đã rơi trúng nhà làm việc của cán bộ chủ chốt Tỉnh đội Rạch Giá (lúc bấy giờ khu căn cứ của Tỉnh đội Rạch Giá đóng tại xóm Bờ Dừa – một xóm nhỏ ven rừng U Minh Thượng, thuộc xã Đông Yên, huyện An Biên). Trong trận bom đó, 2 cán bộ chỉ huy của Tỉnh đội Rạch Giá đã hy sinh./.

(Văn bản 3)

“Mãi mãi khắc ghi công lao và sự cống hiến, hy sinh của các đồng chí”

(24/05/2010 12:05)

http://www.chorachgia.vn/tintuc/detail/index/id/f9afc800-c800-19af-83d4-84c895d61d9f/alias/mai-mai-kh%E1%BA%AFc-ghi

(Điếu văn do đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đọc tại lễ truy điệu và cải táng liệt sĩ Phan Thái Quý, đồng chí Nguyễn Thị Oánh và chị Hồ Thị Chín, ngày 21-5-2010. Tựa do Tòa soạn đặt).

Kính thưa các đồng chí, đồng đội, đồng bào và đại diện gia đình các liệt sĩ!

Lịch sử Kiên Giang đánh Mỹ và lịch sử Quân khu 9 còn ghi lại sự kiện đau thương ngày 16-4-1969 tại căn cứ Bờ Dừa – Xẻo Cạn của Tỉnh đội Rạch Giá. Trong thời điểm đó, Ban Chỉ huy Tỉnh đội Rạch Giá triệu tập cuộc họp cán bộ để triển khai nghị quyết đầu tiên sau Tết Mậu Thân về công tác dân quân. Địch đánh bom tọa độ trúng ngay căn cứ, đồng chí Phan Thái Quý, đồng chí Nguyễn Tấn Thử trong Ban Chỉ huy Tỉnh đội, đồng chí Nguyễn Thị Oánh và chị Hồ Thị Chín đã hy sinh. Đây là một tổn thất to lớn của Tỉnh ủy và Tỉnh đội Rạch Giá. Trong ngày đau thương ấy, chúng ta chỉ tìm được thi thể của đồng chí Nguyễn Tấn Thử, còn thi thể đồng chí Phan Thái Quý, đồng chí Nguyễn Thị Oánh và chị Hồ Thị Chín vẫn chưa tìm thấy.

Việc chưa tìm được hài cốt của các liệt sĩ luôn là nỗi trăn trở của Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang, đồng chí, đồng đội và của các gia đình trong suốt 41 năm qua. Với quyết tâm cao và đầy trách nhiệm, vừa qua, chúng ta đã tìm được hài cốt của các liệt sĩ sau gần 2 tháng tổ chức khai quật, tìm kiếm.

Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các Lực lượng vũ trang tỉnh do đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, thắp hương tại lễ truy điệu liệt sĩ Phan Thái Quý, đồng chí Nguyễn Thị Oánh và chị Hồ Thị Chín, tổ chức sáng 21-5.

Hôm nay, trong niềm tiếc thương vô hạn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ Phan Thái Quý, nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đội Trưởng tỉnh Rạch Giá; đồng chí Nguyễn Thị Oánh, nguyên quản lý và nấu cơm cho Ban Chỉ huy Tỉnh đội và chị Hồ Thị Chín, người dân trung kiên gắn bó với căn cứ Tỉnh đội về an nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh.

Kính thưa các đồng chí và đại diện các gia đình!

Đồng chí Phan Thái Quý (tên thường gọi là Chín Quý), sinh năm1928 tại làng Tân Hưng, tỉnh Bạc Liêu cũ, nay là xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Sớm giác ngộ cách mạng, từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí đã tham gia làm liên lạc cho chi bộ xã Tân Hưng. Năm 1945 được cử làm Trưởng Ban Thông tin Tuyên truyền của xã Tân Hưng (lúc này thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Bạc Liêu); đến năm 1948 làm Bí thư xã, Huyện ủy viên huyện Ngọc Hiển. Tháng 1-1949, đồng chí là Chính trị viên Huyện đội Ngọc Hiển. Năm 1951 làm Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh đội Bạc Liêu. Năm 1952 là Phó Quản đốc Công binh xưởng và làm cán bộ chỉ huy Bộ đội địa phương Tỉnh đội Bạc Liêu.

Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Chủ trương của Đảng ta lần lượt đưa cán bộ tập kết ra Bắc, nhưng vẫn bí mật giữ một số cán bộ chủ chốt ở lại miền Nam, làm nòng cốt cho phong trào cách mạng của nhân dân. Đồng chí Chín Quý được phân công ở lại và chuyển địa bàn hoạt động về tỉnh Rạch Giá. Lợi dụng việc lực lượng võ trang Hòa Hảo ly khai với chính quyền Ngô Đình Diệm, Liên Tỉnh ủy và Tỉnh ủy Rạch Giá giao nhiệm vụ cho đồng chí phụ trách tổ Hòa Hảo vận, thâm nhập vào lực lượng võ trang của giáo phái Hòa Hảo để vừa vận động, phân hóa, vừa làm cố vấn cho các đơn vị Hòa Hảo đánh lại chính quyền họ Ngô, điển hình như trận đánh Cây Bàng ngày 20-1-1956. Khi lực lượng võ trang Hòa Hảo tan rã, đồng chí là người trực tiếp tổ chức xây dựng, hợp pháp hóa các đơn vị võ trang cách mạng dưới danh nghĩa các đơn vị Hòa Hảo như Thất Sơn, Ngô Sở Thanh Long, Đinh Tiên Hoàng… Nhờ đó, ta có lực lượng đánh Chi khu Xẻo Rô; đồng chí trực tiếp chỉ huy đánh các trận Ba Thê, Đìa Ổi… khi chuyển lên “Đồng khởi”, ta có lực lượng để thành lập Tiểu đoàn U Minh 10 (tiền thân của Tiểu đoàn 207 ngày nay); đồng thời có cán bộ đưa về Khu 9 làm nòng cốt thành lập lực lượng vũ trang.

Năm 1960, Ban Quân sự tỉnh Rạch Giá được thành lập, đồng chí Chín Quý được bổ nhiệm làm Phó ban. Tháng 7-1961, đồng chí được bổ sung làm Tỉnh ủy viên, trực tiếp chỉ huy lực lượng vũ trang của tỉnh Rạch Giá.

Năm 1964 đồng chí được cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc (Trung ương Cục miền Nam). Năm 1965, ra trường đồng chí giữ chức Chính trị viên đơn vị Phòng thủ Khu ủy. Đầu năm 1967, đồng chí về làm Chính trị viên Tiểu đoàn 307. Đến tháng 10-1967, đồng chí được Khu 9 điều trở lại làm Tỉnh đội trưởng Rạch Giá và được bổ sung vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tháng 3-1969, đồng chí được phân công kiêm làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời cho đến ngày anh dũng hy sinh, ngày 16-4-1969.

Trong suốt cuộc đời, hơn 25 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Chín Quý là người cán bộ trung kiên của Đảng, luôn được sự tín nhiệm của cấp trên. Khi được Đảng giao bất cứ nhiệm vụ nào, dù khó khăn gian khổ đến đâu, đồng chí luôn nghiêm chỉnh chấp hành và xuất sắc hoàn thành. Đồng chí đã tham gia xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến, trực tiếp trải qua những biến động lớn của lịch sử chiến tranh cách mạng; là người có công lớn trong xây dựng và trưởng thành của lực lượng võ trang Bạc Liêu, đồng chí đã gắn bó và có nhiều công lao đối với tỉnh Rạch Giá trong những thời kỳ khó khăn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Đồng chí Chín Quý là người chỉ huy tài năng, có tư duy quân sự sâu sắc, có quyết tâm chiến đấu cao, dũng cảm, kiên cường. Đồng chí đã chỉ huy và trực tiếp chỉ huy đánh những trận có giá trị, tạo được tiếng vang lớn trong kháng chiến chống Mỹ của lực lượng võ trang Rạch Giá như: Trận Nam Thái Sơn (Hòn Đất) diệt tên Cái Văn Ngà; trận Cái Đuốc – Giồng Riềng diệt tên Võ Văn Sang ác ôn khét tiếng. Đồng chí cũng là người đã trực tiếp chỉ huy cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 ở Mặt trận Rạch Giá. Đối với đơn vị, đồng chí là người lãnh đạo, chỉ huy nghiêm khắc và sâu sát, nói đi đôi với làm, nhưng cũng hết sức chan hòa, giản dị, gần gũi, luôn được đồng chí, đồng đội tin tưởng, mến thương. Đặc biệt, mối quan hệ giữa đồng chí Chín Quý – người chủ trì về quân sự với đồng chí Mười Minh – người chủ trì về chính trị, rất mẫu mực, vẫn còn giá trị và ý nghĩa trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh ta nói riêng và xây dựng quân đội nói chung.

Đưa hài cốt các liệt sĩ hy sinh tại căn cứ Tỉnh đội Rạch Giá về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.

Đối với nhân dân, đồng chí là người cán bộ cách mạng gương mẫu, biết dựa vào dân để xây dựng lực lượng và đánh địch, gần gũi quần chúng, được nhân dân tin yêu, mến phục.

Đối với gia đình, đồng chí Chín Quý là người chồng, người cha mẫu mực, thủy chung. Mười chín năm lập gia đình, thời gian được sống gần vợ, chăm sóc dạy dỗ con cái tuy ít ỏi, nhưng đồng chí luôn nhớ về người vợ dịu hiền và các con yêu quý. Trên những chặng đường công tác, các lá thư gởi về cho vợ, cho con luôn đầy ắp tình thương yêu và những lời động viên sâu sắc. Thật xúc động biết bao, khi hài cốt của đồng chí được tìm thấy sau 41 năm, bức ảnh ghép vợ chồng và ảnh vợ cùng các con vẫn nằm trong túi áo ngực trái của bộ quân phục gần như còn nguyên vẹn.

Về đồng chí Nguyễn Thị Oánh (thường gọi là má Tư), cho đến lúc này, không ai biết rõ về lai lịch, chỉ biết rằng đồng chí có một người con gái duy nhất đã mất. Nhưng nhiều người biết má Tư kiên trung, tận tụy làm quản lý, nấu cơm nhiều năm phục vụ chu đáo nhiều đồng chí lãnh đạo, chỉ huy của Tỉnh đội Rạch Giá cho đến lúc hy sinh. Theo lời kể của cô út Nguyệt, vợ đồng chí Chín Quý, mỗi lần có dịp đến căn cứ Tỉnh đội thăm chồng, cô đều gặp má Tư; người lớn tuổi gọi đồng chí là má Tư, người nhỏ tuổi gọi đồng chí là bà nội. Tình cảm và sự chăm sóc của má Tư dành cho các đồng chí ở cơ quan căn cứ Tỉnh đội thật sự là của một người mẹ nhân hậu, bao dung đối với các con.

Chị Hồ Thị Chín, là vợ của đồng chí Ba Thường, nguyên bộ đội đặc công Tỉnh đội Rạch Giá. Trước đây chị là cán bộ công tác đoàn ở xã, đến khi có chồng, chị thôi tham gia, về nhà chăm sóc gia đình để chồng an tâm công tác. Khi cơ quan Chỉ huy Tỉnh đội chọn Bờ Dừa – Xẻo Cạn, quê hương của chị, làm khu căn cứ, dù gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng chị vẫn bám trụ, thường xuyên qua lại thăm hỏi, giúp đỡ cơ quan. Chiều ngày 16-4-1969, chị nấu nồi chè mang sang cho các đồng chí lãnh đạo Tỉnh đội ăn để lấy lại sức sau một cuộc họp bàn quan trọng và rồi cùng với đồng chí Chín Quý và má Tư, chị đã nằm lại trong hố bom suốt 41 năm trời đằng đẵng.

Với những công lao cống hiến và sự hy sinh cao cả cho sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Oánh và chị Hồ Thị Chín, Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn tiến hành các bước theo quy trình và làm hồ sơ đề nghị công nhận là liệt sĩ cho 2 đồng chí.

Kính vong linh các đồng chí!

Dẫu biết rằng sinh ly, tử biệt là lẽ thường tình. Dẫu biết rằng các đồng chí hy sinh đã hơn 41 năm. Nhưng trong buổi lễ hôm nay, đứng trước vong linh và hài cốt vừa tìm được của các đồng chí, chúng tôi vẫn cảm thấy sự hy sinh ấy như vừa mới xảy ra, mất mát ấy thật quá lớn lao. 41 năm là tuổi đời của đồng chí Chín Quý lúc hy sinh; 41 năm cũng là thời gian các đồng chí và chị Ba nằm lại trong lòng Khu di tích cách mạng Bờ Dừa – Xẻo Cạn. Sau ngày các đồng chí hy sinh, chúng tôi đã cố gắng và liên tục tìm kiếm hài cốt, nhưng không gặp. Những tưởng hài cốt của các đồng chí đã hòa với đất. Những tưởng sẽ không còn tìm được dấu tích của người xưa. Nhưng với trách nhiệm và lòng quyết tâm, với sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Đội K.92, và phải chăng với mong muốn của vong linh những người đã khuất, chúng ta đã tìm thấy di hài vẫn còn nguyên vẹn của các đồng chí ngay trong những ngày vui kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 41 năm sau sự kiện Bờ Dừa – Xẻo Cạn, 35 năm đất nước được độc lập thống nhất, việc tìm thấy hài cốt của các đồng chí làm cho chúng tôi hiểu thêm về sự hy sinh to lớn của những người sẵn sàng xả thân, cống hiến xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Hiện nay còn nhiều liệt sĩ đã ngã xuống, nhưng hài cốt chưa được tìm thấy, vẫn nằm đâu đó trên khắp miền đất nước và cả trên đất bạn Campuchia. Đây là nỗi trăn trở, day dứt của Đảng bộ Kiên Giang. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi nguyện sẽ nỗ lực tìm kiếm để đưa các đồng chí về với quê hương, đồng đội.

Hôm nay, chúng tôi tổ chức buổi lễ tiễn đưa các đồng chí về chốn vĩnh hằng. Xin các đồng chí hãy an lòng yên nghỉ. Thế hệ chúng tôi hôm nay và mai sau mãi mãi khắc ghi công lao và sự cống hiến, hy sinh của các đồng chí. Chúng tôi nguyện đi tiếp con đường mà các đồng chí đã đi, con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Kiên Giang hôm nay quyết tâm đoàn kết một lòng, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.

Chúng tôi xin chia sẻ nỗi đau mất người thân và trân trọng sự cống hiến của gia đình các liệt sĩ. Đặc biệt là đối với gia đình cô út Nguyệt, khi chú Chín Quý sớm mất đi, cô đã nén nỗi đau, kiên trì tham gia công tác, nuôi dạy các con tiếp bước con đường của người cha, phấn đấu thành đạt và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

Một lần nữa, với lòng tiếc thương vô hạn, chúng tôi xin tiễn biệt các đồng chí Phan Thái Quý, Nguyễn Thị Oánh và Hồ Thị Chín. Chúng ta hãy dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ công lao và tiễn biệt các đồng chí.

Một phút mặc niệm bắt đầu!

1 2 3 4 5

2 thoughts on “Bài 1. Bác Hồ giết bố Nguyễn Tấn Dũng – thủ tiêu cả Tỉnh đội rạch Giá”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s