Bài 8. Siêu Điệp viên bị lộ mà không chạy – Chánh văn phòng phủ đặc ủy phải nhờ người nói: Ba Quốc ơi chạy đi! Và chuyện Siêu điệp viên cả làng biết hay chuyện Vợ con – giai cấp tư sản mà kiên cường

  1. Siêu Điệp viên bị lộ – Chánh văn phòng phủ đặc ủy nhờ người nói: Ba Quốc ơi chạy đi!

Chuyện lạ 1: Không ai chỉ huy, cứ làm!

“Để bạn đọc hiểu rõ hơn về con người ông Ba Quốc, không thể không nói đến những quan hệ giữa ông với đồng đội. Nhưng do ông hoạt động đơn tuyến, suốt hai mươi năm ông chỉ biết mặt có 4 “Việt Cộng”. Người thứ nhất là ông Văn Tùng, người chỉ huy đầu tiên của ông khi ông vào Sài Gòn. Ông Văn Tùng liên lạc với ông được một thời gian ngắn thì bị địch bắn chết ở ngã ba Chuồng Bò. Người thứ hai, cũng là chỉ huy của ông, là ông Ba Hội, nhưng được một thời gian thì ông Ba Hội bị bắt. Người thứ ba là ông Bảy Anh. Ông Bảy Anh là người chỉ huy trực tiếp sau cùng của ông, người đã đến ở trong nhà ông vào Tết Mậu Thân năm 1968, nhưng sau đó ông bảo là ông Bảy Anh đã “mất tích”. Một thời gian dài còn lại ông chỉ gặp người giao liên, đó là vợ ông Bảy Anh, người làm giao liên nội đô cho ông mà chúng tôi đã kể.

“Sau ông Bảy Anh ông có biết những người chỉ huy của ông là ai không ?”, chúng tôi tò mò. Ông Ba Quốc: “Không. Tôi không biết ai hết. Tôi chỉ gửi tài liệu, báo cáo về cấp trên và nhận chỉ thị từ cấp trên thôi. Còn cấp trên là ai thì tôi không biết…” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 31): Tướng tình báo Ba Quốc dưới mắt tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn)

Chuyện lạ 2: Bị lộ mà không chạy! Hay chuyện Phạm Xuân Ẩn kể về Ba Quốc.

“Chúng tôi đã gặp tướng Phạm Xuân Ẩn để hỏi chuyện ông Ba Quốc: “Hồi đó ông có biết ông Ba Quốc không ?”. Ông Ẩn: “Có chứ. Tôi biết ổng là Nguyễn Văn Tá, sĩ quan của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo. Ổng tên Tá nên không hiểu sao tôi cứ nghĩ ổng là thiếu tá. …

“Dưới con mắt nghề nghiệp, ông có đoán được ông Tá làm cho Việt Cộng không?”. Ông Ẩn: “Không thể biết được”. “Ông biết ổng là Việt Cộng từ lúc nào?”. “Khi ổng bị lộ. Nhưng ông này khi bị lộ rồi vẫn còn xớ rớ ở Phủ Đặc ủy mà vẫn còn tham công tiếc việc chưa chịu đi. Đến mức mấy người bên Phủ Đặc ủy, trong đó có ông Chánh văn phòng phải đến nhờ tôi: Thằng Tá là Việt Cộng bị lộ rồi, ông quen nó ông làm ơn bảo nó đi nhanh lên, chần chừ sẽ bị bắt đó“. “Ông trả lời như thế nào?”. “Tôi bảo với họ: Nó là Việt Cộng thì liên quan gì đến tôi. Các ông cứ bảo nó đi…”.

            Chúng tôi thắc mắc: “Vì sao những người đó không muốn ông Tá bị bắt?”. Ông Ẩn: “Ông Tá bị bắt sẽ liên lụy đến họ”. “Họ có quan hệ với Việt Cộng đâu mà sợ bị liên lụy?”. “Tất nhiên là họ không có quan hệ gì với Việt Cộng, nhưng họ có quan hệ với ông Tá. Nếu ông Tá bị bắt, biết đâu trong những tài liệu mà ông Tá lấy có những tài liệu mà họ đã vô tình cung cấp cho ông. Bởi vậy họ mới sợ bị rầy rà…”.” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 31): Tướng tình báo Ba Quốc dưới mắt tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn)

            Nhận xét: ông Chánh văn phòng phải đến nhờ tôi: Thằng Tá là Việt Cộng bị lộ rồi, ông quen nó ông làm ơn bảo nó đi nhanh lên, chần chừ sẽ bị bắt đó“.” Thế chả hóa ra “ông Chánh văn phòng” cũng biết Phạm Xuân Ẩn cũng là Cs à?

            Nghe Phạm Xuân Ẩn trả lời báo chí thế có được k?

            Phạm Xuân Ẩn kể chuyện về Ba Quốc như vậy, nếu Ba Quốc là giả thì Phạm Xuân Ẩn cũng là giả!

  1. Thông báo với Ngụy mình là … Cộng Sản.

“Chúng tôi hỏi ông Ba Quốc: “Ông có bao giờ thấy căng thẳng không?”. Trả lời: “Tôi không bao giờ thấy căng thẳng cả”. “Việc gì là nguy hiểm nhất?”. “Việc cứu mấy ông cán bộ cách mạng ở Sài Gòn hồi tôi làm chỗ bác sĩ Tuyến là nguy hiểm nhất”. “Khi ông bị lộ mà ông chưa đi, ông đã gặp nhiều người như các ông Thái Lăng Nghiêm, Hoàng Văn Giàu, Trần Văn Tuyên…, ông bảo với họ ông là cộng sản, ông có biết điều đó rất nguy hiểm không?”. “Biết chứ, nhưng kệ”. ” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 33): Liều lĩnh và nhân hậu)

Nhận xét: Nghe có vẻ “Cố cùng liều thây!”

Cái gì cũng phải có nguyên tắc, Tình báo lại càng như thế! Không thể: “Biết chứ, nhưng kệ”.!

  1. Siêu điệp viên cả làng biết
  2. Anh bán dày biết 2 Siêu Điệp Viên.

“Nhưng niềm tin của ông được củng cố một cách chắc chắn hơn từ một hướng khác, thể hiện qua một câu chuyện hết sức giản dị. Đó là khi ông Ba Hội, người chỉ huy trực tiếp của ông bị bắt, một thời gian sau ông có xuống nhà một người bán giày ở đường Tản Đà. Người này là một người dân bình thường làm cơ sở cho cách mạng mà ông Ba Hội đã giới thiệu với ông. Ông đến đó để hỏi han tình hình. Anh bán giày cười nói với ông: “Anh đừng lo. Chú ấy gan lì tướng quân, mưu kế như Tào Tháo, chúng nó không làm gì được chú ấy đâu”. Thuật lại chuyện này, ông nhớ lại: “Lúc nghe anh bán giày nói, tôi cảm thấy rất sượng sùng xấu hổ. Tôi biết anh bán giày nghĩ oan cho tôi. Thực ra tôi đến để nắm tin tức thôi chứ có phải đến vì động cơ sợ anh Ba Hội không giữ khí tiết mà khai ra tôi đâu… Anh Ba Hội và anh bán giày đã làm cho niềm tin trong tôi càng thêm mãnh liệt”.” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (kỳ 12): Những viên kim cương, “cậu” phù thủy và anh bán giày)

            Nhận xét: 2 Siêu điệp viên mà “một người bán giày ở đường Tản Đà.” biết tỏng?

            Thế thì lộ mất!

            Đang mất liên lạc sao lại xuất hiện chuyện này?

  1. Vợ cả biết.

“Chúng ta thường nghe đây đó những câu chuyện về các nhà tình báo của chúng ta được cử đi “theo địch” vào Nam hoạt động, vợ con ở ngoài Bắc phải chịu cảnh éo le, vì có chồng, có cha “làm tay sai cho địch”. Họ mang một bản lý lịch không trong sạch, bị chính quyền địa phương hoặc đơn vị công tác phân biệt đối xử, con cái không được học hành, vì hồi đó những người có lý lịch “không trong sạch”, “không rõ ràng” thì khó mà học lên đại học.

Những người có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động tình báo nhiều khi vẫn biết gia đình đồng đội của mình bị rơi vào hoàn cảnh như vậy nhưng đành phải “cắn răng” không can thiệp, vì nếu can thiệp thì sẽ không giữ được bí mật, rất nguy hiểm cho người tình báo.

Gia đình ông Ba Quốc ở miền Bắc cũng chịu một số phận như vậy. Chúng tôi đã gặp người con trai của ông Ba Quốc và bà Phạm Thị Thanh. Anh năm nay đã ngoài 50 tuổi và cũng là một cán bộ quân đội. Anh bảo: “Hồi đó sau khi bố tôi đi họp về, bảo với mẹ tôi rằng: Anh phải đi, 2 năm nữa sẽ về. Bố cũng nói với mẹ về chuyện cô Xuân, mẹ bảo vì nhiệm vụ của bố nên chấp nhận. Thế rồi không phải 2 năm mà đến 20 năm sau bố mới trở về”.” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (kỳ 16): Khi người thân vào Nam “làm tay sai cho địch“)

            Nhận xét: “Bố cũng nói với mẹ về chuyện cô Xuân, mẹ bảo vì nhiệm vụ của bố nên chấp nhận. ” Ô hay, vợ cũng biết ông đi làm Siêu điệp báo à? Nhỡ bà vợ không dấu nổi thì chết cả lũ à?

            Tưởng là phải báo tử hay vợ chỉ biết chồng theo địch thôi chứ?

            Thế này thì lộ mất!           

  1. Rồi các con bà cả cũng biết:

Khi ông Ba Quốc vào Nam, bà Thanh đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy In Tiến Bộ. Anh kể tiếp: “Mẹ tôi đang làm ở đó thì bị đưa lên Phú Thọ, nơi đấy rừng núi âm u lắm. Ban đầu bà làm cấp dưỡng cho một đơn vị, sau đó chuyển qua Nông trường chè Vân Lĩnh. Lúc đó tôi nghe nhiều thông tin về bố tôi, có người bảo bố tôi chết rồi, có người bảo bố tôi theo giặc. Mẹ tôi cũng giấu không nói bố tôi đi đâu. Chị em chúng tôi không biết gì cả. Mãi đến sau này, khi mẹ tôi bị một trận ốm rất nặng, tưởng không qua khỏi, bà mới gọi chúng tôi lại bảo rằng bố chúng tôi đi B“. (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (kỳ 16): Khi người thân vào Nam “làm tay sai cho địch“)

Nhận xét: Thế này thì lộ mất!

Nếu cần giữ bí mật thì có nhất thiết phải cho con biết không?Bà dù chết thì còn có Đảng và chính quyền cơ mà?

Điều này cho thấy rất nhiều khả năng là nhà báo đã bịa ra chuyện này!

  1. Vợ 2 và con của vợ 2 mới 12 tuổi biết Siêu điệp báo đang hoạt động.

“…Người con thứ ba của ông nói rằng…”Anh biết bố anh hoạt động cho cách mạng từ lúc nào ?”. Người con trai của ông kể: “Chúng tôi đi học về, ông bắt ở nhà, không cho giao du với ai hết. Mục đích duy nhất của chúng tôi chỉ là học thôi. Ông rất ghét Mỹ nên trong nhà không bao giờ xài đồ Mỹ. Buổi tối xem ti vi, ông chỉ cho chúng tôi coi phim hoặc văn nghệ, đến chỗ Nguyễn Văn Thiệu phát biểu hay các chương trình về quân đội ông tắt máy không cho coi. Một hôm tôi đã nhìn thấy ông viết tài liệu lên những tờ giấy dầu màu vàng, …Mẹ tôi dặn tuyệt đối không được nói với ai chuyện này. Năm đó tôi 12 tuổi“.

“Anh có giúp gì cho bố anh không?”. “Năm tôi 13 tuổi, một hôm ông đem một máy chụp hình hiệu Canon về kèm theo một hộp tráng phim và thuốc tráng phim. Tôi còn nhớ hôm đó ông đem tập tài liệu “hồ sơ trận liệt” về hướng dẫn tôi chụp từng trang một.

Bé Hạnh, em gái tôi, lấy hai tay căng tờ giấy cho thẳng ra, tôi chụp xong tờ nào thì bé Hạnh rút ra tờ đó, cứ thế chụp cho đến khi nào hết tập tài liệu… ” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 18): Tình báo cha và tình báo con)

Nhận xét:

Nên nhớ, vợ 2 của ông có lý lịch như sau: “Bà Ngô Thị Xuân nhớ lại: “Bố tôi hồi đó làm công chức cho Pháp ở Bắc Ninh. ” Nếu là “Tình báo thật” thì ông cưới vợ 2 để làm vỏ bọc, chứ đâu phải tình yêu?

Sau ở với nhau mà ông tin tưởng ư?

Cũng không được! “Tổ chức” ai cho ông nói công khai việc tình báo với người vợ có lý lịch như thế?

Ghét Mỹ – Ngụy thế nhỡ mà các con nhỏ quá chẳng giữ được “Tiết tháo” mà kể thì Siêu Điệp viên chết chắc!

Liên quan đến tính cẩn thận của ông Ba Quốc, anh con trai kể tiếp: “Lần tráng phim đầu …rồi cắt phim mang ra tiệm chụp hình Chí Mỹ ở đường Hai Bà Trưng coi thử có rõ không. …Khi cô Thu sấy hình, đang đợi cho khô, thì bố tôi đi vespa chạy tới, bảo tôi thu lại tất cả mang về, không để ai nhìn thấy.

Nhận xét: Thôi chết, lúc đó mà xe Vespa thủng lốp thì hỏng mất đại sự à?

  1. Con truyền tin giúp bố!

“Trở lại nội dung chính của kỳ này. …Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, rõ ràng là các phương tiện hiện đại nhất của CIA đã hoàn toàn bất lực trước các phương tiện “dân dã” nhất của tình báo “Việt cộng”. Chúng tôi tò mò hỏi anh con trai thứ ba của ông Ba Quốc: “Anh có biết bố anh chuyển phim ảnh và tài liệu lên chiến khu bằng cách nào không ?”. Anh cười: “Biết chứ. Tôi cũng thường giúp bố tôi làm chuyện đó mà. …Một chiếc dép chứa được 1/4 cuộn phim, một đôi được 1/2 cuộn. 1/2 cuộn còn lại cũng cắt ra, cuộn nhỏ lại, nhét vào đồ chơi trẻ em. Tất cả đựng vào cái túi bằng giấy dầu màu vàng nói trên, cả vỏ cả ruột đều là tài liệu. Ông đem cái túi đó để vào cốp xe vespa rồi mang đi gặp giao liên nội đô”. Chúng tôi được biết, theo nguyên tắc, ông chỉ gặp giao liên nội đô thôi. Người giao liên nội đô sau khi nhận tài liệu của ông, ra khỏi thành phố sẽ chuyển cho giao liên có vũ trang mang tài liệu về căn cứ.

…”Anh có biết nội dung trong đó là gì không ?”. “Biết chứ. Tôi vẫn còn nhớ ngoài bìa ghi là Hồ sơ trận liệt cộng sản Bắc Việt.” Trong đó có ghi phiên hiệu các sư đoàn và đơn vị quân đội, trang bị vũ khí hỏa lực, nơi đóng quân, tên cấp chỉ huy, tinh thần cán binh và những diễn biến trên chiến trường”. ” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 19): Kỹ thuật truyền tin)

  1. Giao liên liên tục

“Bà Bảy Anh (Nguyễn Thị Bảy), người giao thông nội đô cho ông kể: “Tui làm liên lạc cho anh Ba từ năm 1966 đến năm 1974. Bà Bảy Anh (ảnh chụp năm 1974).

…Bà Bảy Anh chính là vợ ông Bảy Anh, người chỉ huy trực tiếp của ông Ba Quốc sau ông Ba Hội.” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (kỳ 28): Chuyện “hàng xóm” và chuyện của người giao liên)

            Nhận xét: “Bà Bảy Anh (Nguyễn Thị Bảy), ” giờ là ai? Sao Ba Quốc lại bảo ông Bảy Anh mất tích?

            Nguyên tắc tình báo có để một người giao liên liên tục cho một Siêu như thế?

III. Vợ con – giai cấp tư sản mà kiên cường.

  1. Vợ con bị bắt.

“Ngay sau khi ông Ba Quốc lên chiến khu, đại họa đã giáng xuống đầu gia đình ông. Vợ và người con trai thứ ba của ông ở Sài Gòn bị bắt. Bà Ngô Thị Xuân, vợ ông kể:

“Suốt hai mươi năm tôi sống trong lo lắng, cứ mỗi lần ông về muộn là tôi lại thấp thỏm không yên, không biết tai họa sẽ giáng xuống vào lúc nào. Và ngày đó đã đến. Ông vừa đi thì mẹ con chúng tôi bị chúng bắt, tra tấn tàn bạo lắm. Con tôi bị đánh mặt mũi sưng vù, chân tay lở lói, ăn uống thì thiếu thốn nên cả người nó bị phù thũng. Tôi nhớ có lần chúng đưa đi thẩm vấn, tôi ngồi đằng này, con tôi ngồi đằng kia mà mẹ con tôi không nhận ra nhau. Thấy nó nhưng tôi không nghĩ đó là con của mình, mãi đến khi nó mở miệng nói thì tôi mới nhận ra nó”. (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (kỳ 27): Đại họa giáng xuống đầu vợ con)

            Nhận xét: Con tư sản mà kiên cường giúp Vô Sản thế?

Sao quan thầy Cộng sản chửi là: Không tin giai cấp Tư sản cơ mà?

Thầy cộng sản sai à?

  1. Trước khi đi đã dặn con: Mày sắp bị Phủ Đặc ủy bắt đấy, kiên cường nhé: Cấm khai tao là CS, tao chuồn chuồn đây!

“Còn anh con trai thứ ba của ông Ba Quốc thì kể: “Ban đầu chúng bắt mẹ con chúng tôi vào giam ở nhà giam của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, giam riêng mẹ tôi một nơi, tôi một nơi. Người hỏi cung là đại úy Phan Ngọc Sơn. Ngày đầu tiên chúng không hỏi gì hết. Đến tối, chúng đưa cho tôi một tờ giấy bảo làm bản tự khai, bảo tôi khai tất cả những việc tôi làm từ nhỏ đến lớn. Trước khi đi bố tôi dặn đi dặn lại là, tất cả những gì tôi đã làm thì phải khai cho hết, bố bảo không khai là không được vì tất cả những vân tay đều được in trong phim rồi. Tôi khai: …Tôi chỉ không khai bố tôi là Việt cộng thôi, vì trước khi đi bố tôi dặn nhất thiết không được khai chuyện đó.

… Ông Mùi bị chúng đánh suốt một tuần lễ, người chỉ còn da bọc xương.

“Ông Mùi khai đã đưa tài liệu cho bố anh?”, chúng tôi hỏi. “Ông Mùi là người giữ tài liệu gốc ở Bộ Tổng tham mưu, đưa cho bố tôi, ông ta chỉ biết bố tôi là người của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, tất nhiên là ông ta khai như vậy. ” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (kỳ 27): Đại họa giáng xuống đầu vợ con)

Nhận xét: Cha nói thế thì con sợ xanh mắt mèo!

  1. Hỏi xong thì thả và chuyện: Nhắn tin trên báo dụ CS!

“”Còn việc bắt giam mẹ anh và anh, sau đó chúng xử lý như thế nào ?”. “Giam được 6 tháng, sau khi làm cung xong, một hôm chúng dẫn chúng tôi ra xe đưa qua Nha Cảnh sát đô thành. Hai ngày sau chúng thả mẹ tôi ra, còn tôi chúng cũng thả ra nhưng kèm theo một tờ giấy yêu cầu đến trình diện tại Trung tâm Nhập ngũ 3. Về tới nhà, chúng yêu cầu mẹ tôi phải đăng một mẩu tin trên báo Đại Dân tộc, nội dung chúng viết sẵn như sau: Nhắn bố thằng Q. Gia đình vẫn bình yên. Bố về gấp! Q. là em trai tôi…”. “Rồi anh có trình diện không ?”. “Không. Lúc đó tình hình đã rất lộn xộn rồi. Mấy tháng sau thì giải phóng”. “Có đăng báo không ?”. “Có chứ. Chúng bắt buộc phải làm như vậy”. “Anh có biết chúng bảo đăng báo như vậy để làm gì không ?”. “Có lẽ để dụ bố tôi về”.” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (kỳ 28): Chuyện “hàng xóm” và chuyện của người giao liên)           

  1. Tổ chức đã cử một cán bộ cơ sở đem tiền đến giúp đỡ gia đình.

“Lúc này tổ chức đã cử một cán bộ cơ sở đem tiền đến giúp đỡ gia đình ông Ba Quốc nhưng ông này sợ bị lộ và bị bắt nên đem tiền về gói kỹ treo trên nóc nhà, cho đến ngày đất nước thống nhất mới đem đến đưa cho gia đình.

Về phần hai mẹ con bà Xuân, hai tháng sau khi vào tù, mẹ con bà bị chuyển về Bộ Tư lệnh Cảnh sát, bị tra tấn, ngược đãi. Nhưng nhờ thống nhất lời khai theo dặn dò của ông Ba Quốc trước ngày ông ra đi, mật vụ Sài Gòn đã không tìm thấy mâu thuẫn trong hai khẩu cung, họ đành trả tự do cho hai mẹ con bà sau gần sáu tháng giam giữ… ” (Phía sau người anh hùng – Bài cuối: Nước mắt ngày đoàn tụ, phapluattp.vn, 02/08/2012)

Nhận xét: Thật có chuyện này không? Nếu vậy Thì “Tổ chức” quá kém! Không bằng người cán bộ kia!

“sợ bị lộ và bị bắt ” là quá đúng! Tổ chức không nghĩ đến à? “một cán bộ ” kia tên là gì vậy?

Người đời sau mới có thơ rằng:

                                    Mày định ăn vạ hay sao?

                                    Lộ rồi không chạy, phải mời mới đi.

Advertisement

2 thoughts on “Bài 8. Siêu Điệp viên bị lộ mà không chạy – Chánh văn phòng phủ đặc ủy phải nhờ người nói: Ba Quốc ơi chạy đi! Và chuyện Siêu điệp viên cả làng biết hay chuyện Vợ con – giai cấp tư sản mà kiên cường”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s