Bài 9. Công thần Ba Quốc bị giám sát tới lúc chết “Cả chủ nhật và ngày lễ ông vẫn đi làm.” – Thực tế là tù giam lỏng!

Chương  3. Cộng sản ăn cháo đá bát.

Bài 9. Công thần Ba Quốc bị giám sát tới lúc chết “Cả chủ nhật và ngày lễ ông vẫn đi làm.” – Thực tế là tù giam lỏng!I. Công Thần (Xem các bài trước)

II. Ba Quốc bị giám sát tới lúc chết “Cả chủ nhật và ngày lễ ông vẫn đi làm.

  1. Cùng cảnh ngộ thăm nhau.

“Ông Ẩn vừa vào bệnh viện thăm ông Ba Quốc. Bệnh ông Ba Quốc hiện rất trầm trọng, chắc ông không còn sống thêm được bao nhiêu ngày. Ông Ẩn rơm rớm nước mắt khi nói về bạn mình: “Tội nghiệp cho ông Ba Quốc. Cả một đời ổng sống gian khổ vì đất nước, thanh bạch, liêm khiết ” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 31): Tướng tình báo Ba Quốc dưới mắt tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn)

            Nhận xét: Bị ốm hay đầu độc?

  1. Sáu Trí chỉ đạo Ba Quốc.

“Là Thủ trưởng Cơ quan tình báo miền trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất, ông Sáu Trí coi ông Ba Quốc là một “điển hình cơ cán tình báo đi sâu”, “tận tụy, cần mẫn, dũng cảm, làm việc hết mình cho kháng chiến với cường độ lao động rất lớn”. Nhưng ông Sáu Trí không tán thành cách làm việc mạo hiểm của ông Ba Quốc. Ông Sáu Trí nói: “Một lần ảnh phát hiện một danh sách 12 nội gián làm việc trong tổ chức của ta. Ảnh lấy được danh sách đó là do phục rượu trưởng phòng phản gián của Đặc ủy Trung ương tình báo, khi người này nhậu say mềm rồi ngủ mê, ảnh tranh thủ mở cặp tài liệu để chép lại hồ sơ kế hoạch phản gián. Nhận được tin, tôi viết thư yêu cầu không làm những chuyện như vậy vì rất nguy hiểm. Còn chuyện mở tủ hồ sơ mật trong Phủ Đặc ủy, tôi có gửi điện phê phán cách làm mạo hiểm đó. Tôi đã chỉ thị cho ảnh không được dùng những thủ đoạn như vậy, vì rất dễ bị lộ, rất có nguy cơ bị bắt quả tang”.” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 33): Liều lĩnh và nhân hậu)

Nhận xét: Vậy nếu Ba Quốc là giả thì Sáu Chí cũng là giả!

  1. Mười Nho kể chuyện về Ba Quốc.

“Là người tham gia tổng kết công tác tình báo miền Nam, ông Mười Nho nhận xét ông Ba Quốc là một trong những điệp viên “xuất sắc”, “thành công lớn”. Ông Mười Nho nói: “Anh Ba Quốc có nhiều cống hiến, đặc biệt trong thời kỳ 1967-1968-1969, khi các lưới tình báo của ta gặp nhiều khó khăn, một số lưới quan trọng bị bể (ví dụ lưới của ông Vũ Ngọc Nhạ…), ảnh đã đáp ứng được những yêu cầu chiến lược của cấp trên. Từ đầu ảnh không được đào tạo một cách cơ bản, ảnh làm tình báo được là do học của địch, cũng như tôi chủ yếu là học của địch. Ảnh rất trung thành, rất có kỷ luật. Cái đó khó lắm, không phải giỡn chơi được đâu. Cũng có anh làm ăn không được, bí quá nên báo cáo sai hoặc xào nấu thông tin trên báo chí để báo cáo, nhưng anh Ba Quốc thì rất trung thực. Có lúc không có tin tức thì ảnh không báo cáo chứ không báo cáo sai. Làm tình báo rất cần cái này”.” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 33): Liều lĩnh và nhân hậu)

Nhận xét: Như vậy, nếu Ba Quốc đã không phải tình báo thì Mười Nho – Nguyễn Xuân Mạnh cũng chẳng phải Tình Báo!

  1. Người Giao liên chỉ gặp một lần.

“Ông tướng “liều mạng” này là người rất trọng tình trọng nghĩa. Cách đây vài tuần, chúng tôi có xuống Bến Tre gặp một người. Đó là người giao liên chỉ gặp ông Ba Quốc duy nhất có một lần. Bà tên là Ngô Thị Mân (Tư Mân), người đã đón ông Ba Quốc từ Mỹ Tho đưa vào căn cứ khi ông Ba Quốc bị lộ. Cùng đi với chúng tôi có ông Bảy Vĩnh (anh hùng quân đội, đại tá tình báo). Bà Tư Mân nói rằng lúc đó bà chỉ dẫn đường cho ông Ba Quốc một đoạn thôi, nhưng 15 năm sau ông đã về thăm lại bà. Sở dĩ phải 15 năm sau mới về thăm được là vì giải phóng xong ông lại tiếp tục đi làm nhiệm vụ, anh con trai của ông bảo rằng mãi đến năm 1987 hay 1988 gì đó ông mới trở lại Sài Gòn. Ông Bảy Vĩnh nói: “Lần về thăm chị Tư Mân là do ảnh giục đó. Lúc ấy công việc của ảnh rất bề bộn nhưng ảnh đòi đi thăm cho bằng được chị ấy. Nhưng gặp chị Tư Mân là chuyện rất khó khăn, vì chị đã lớn tuổi không còn công tác nữa. Chúng tôi phải vừa đi vừa hỏi, hỏi mãi mới tìm được”. Bà Tư Mân năm nay đã 83 tuổi, nghe ông Ba Quốc bị bệnh nặng, bà khóc mếu máo: “Tội nghiệp ảnh quá, tôi muốn lên thăm nhưng tôi già quá rồi không đi nổi…”.” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 33): Liều lĩnh và nhân hậu)

Nhận xét: Trong công tác giao liên, đưa đường bao nhiêu người, nhớ mặt nhiều không? Nay thấy có một Thiếu Tướng – Anh Hùng đến cảm ơn, lại có túi quà, ai nỡ từ chối bảo … Không phải ông này!

  1. Ba Quốc bị giám sát chặt trẽ.

“Ông Ba Quốc đã cống hiến cả cuộc đời vì độc lập, tự do của đất nước theo đúng nghĩa chính xác của những từ đó. Bởi vì ông vẫn làm việc cho ngành tình báo quốc phòng đến ngày ông vào bệnh viện.

…Những tháng đầu tiên sau giải phóng, ông làm việc và ở lại cơ quan, lâu lâu mới về nhà một lần. Và suốt từ năm 1976 cho đến năm 1988, thỉnh thoảng khi 2 tháng, khi 3 tháng ông mới về thăm nhà. Đến năm 1988, ông về làm việc ở TP.HCM nhưng do yêu cầu công việc ông cũng ở luôn tại cơ quan, mỗi tuần về thăm nhà một lần. Từ năm 1990, buổi tối ông mới về nhà. “Anh có thấy bố anh nghỉ phép không?”. “Không, tôi chưa thấy ông nghỉ phép ngày nào cả. Cả chủ nhật và ngày lễ ông vẫn đi làm. Còn Tết thì mồng một ông đã đi làm rồi“…Ông làm việc cho đến mãi cách đây 1 năm, lúc đã 82 tuổi (ông sinh năm 1922, tuổi “mụ” là 83 tuổi) mới dứt ra khỏi công việc thường xuyên, nhưng mỗi tuần ông vẫn đến làm việc ở cơ quan khoảng 1 hoặc 2 lần. ” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 34): Con người khổ hạnh)

            Nhận xét: Công việc gì mà bận vậy?

Thôi “Làm việc” ở cơ quan là … Vào Viện!

            “làm việc” gì ở cơ quan? Chẳng qua đó chính là nhà tù trá hình!

            Ông ta bị buộc đến đó để canh giữ! Khi về nhà chắc cũng phải tuân thủ quy định có một thiết bị nghe lén đeo bên mình, mà khi bỏ ra là phạm luật!

            Phạm Xuân Ẩn cũng bị giám sát chặt như thế thì đã rõ!

Các Siêu khác như Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy…liệu có không bị như thế không?

Không có cớ gì để họ được yên ả không có sự Giám sát chặt được!

Họ nói ra thì chết!

  1. Làm gì sau 75?

“Giờ đây ông Ba Quốc không còn nữa. Những gì có thể viết được về ông, chúng tôi đã viết trong thiên ký sự dài 36 kỳ báo. Nhưng con người này vẫn còn rất nhiều bí ẩn, đặc biệt là những bí ẩn trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Một phần những bí ẩn đó ông đã mang theo, nó mãi mãi là những bí ẩn. Một phần khác đến một lúc nào đó sẽ được “giải mã” và chúng ta sẽ biết.

Tối 26/3, chúng tôi ngồi với 3 sĩ quan cao cấp từng là những người cộng sự của ông Ba Quốc. Tưởng nhớ đến ông, cả ba người đều bảo: “Chúng tôi còn có những thú vui, thỉnh thoảng còn đi nhậu với bạn bè, nhưng chú Ba thì không. Cả đời ông chỉ làm việc cho quân đội”. ” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng: Vĩnh biệt ông Ba Quốc)

Nhận xét: “đặc biệt là những bí ẩn trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.” là gì?

  1. Chết đột ngột.

            “Sau khi nhận được tin ông mất, chúng tôi đã đến thăm gia đình ông. Bà Ngô Thị Xuân nói trong nước mắt: “Tôi không tin nhà tôi lại đi nhanh như vậy. Tháng 11 năm ngoái ông còn định đi Hà Nội họp, nhưng nghe Hà Nội lúc đó lạnh quá, nhà tôi lại bị đau khớp nên bác sĩ khuyên không nên đi, chứ ông ấy đã chuẩn bị áo quần, đồ đạc chuẩn bị đi rồi. Mà cuối năm ông còn vào cơ quan ăn tất niên vui vẻ lắm. Hôm tết ông bảo cái bụng hơi đau, mấy ngày sau khi ăn cơm tay ông cầm đũa hơi run. Mồng 6 tết ông vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Đầu tiên thì không thấy dấu hiệu gì, rồi siêu âm, rồi cắt lớp… mới phát hiện ông bị ung thư gan. Bác sĩ bảo bệnh mới phát cách đó vài tháng. Nhưng nằm trong bệnh viện, mặc dù các bác sĩ rất tận tình nhưng mỗi ngày ông yếu dần, bệnh ông nhanh chóng rơi vào giai đoạn cuối, không thể cứu chữa được. Từ khi ông vào bệnh viện cho đến lúc mất là tròn 2 tháng…”.” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng: Vĩnh biệt ông Ba Quốc)

  1. Diệt những người biết.

            “Anh con trai thứ ba này của ông Ba Quốc chuyện gì cũng nhớ, anh nói chuyện này thì liên tưởng đến chuyện kia, chuyện gì cũng có tình người. Anh không những nhớ tới cô Thu mà còn nhớ hồi học lớp năm, lớp tư, lớp ba (lớp 1, lớp 2, lớp 3 bây giờ), khi ấy ông Hoàng Ngọc Điệp (Phó giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị, “cha đỡ đầu” của ông Ba Quốc) không có vợ con, nuôi hai người cháu, một người tên là Hảo, một người tên là An, học chung lớp với anh, hằng ngày ông Điệp cho lái xe đưa ba anh em đi học, những năm đó anh thường xuyên lui tới nhà ông Điệp. Anh nhớ tới người quản gia của ông Điệp là cô Lý, thỉnh thoảng vẫn dúi tiền cho anh ăn quà. Ông Điệp thì đã chết, hình như vào năm 1976, còn cô Lý, Hảo, An không biết giờ đây đang ở đâu…” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 18): Tình báo cha và tình báo con)

            Thế mới thật là: Ba Quốc cho hỏi câu này

                                    Làm gì mà ở cơ quan suốt ngày?

                                    Chính là chúng nó trông ông

                                    Không cho nói chuyện kẻo mà lộ ra

                                    Thế rồi kịch diễn vừa xong.

                                    Đột ngột ốm chết có hơn tháng trời.

Advertisement

2 thoughts on “Bài 9. Công thần Ba Quốc bị giám sát tới lúc chết “Cả chủ nhật và ngày lễ ông vẫn đi làm.” – Thực tế là tù giam lỏng!”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s