Bài 4. Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang – (“Cộng Sản” của Hồ) từ 1960 – 1975 có tất cả 6/6 người thì không ai chết trận!

A. Bằng chứng và phân tích.

Lưu ý rằng: Những người sau đây được Hồ bí mật dựng lên ở một chiến khu nào đó – có thể không ở rạch giá – Đối lập với họ là Cs NAQ ở chiến khu Hà Tiên – (cánh bố NTD), sau khi lập nên những người này thì Hồ cho những người ở Hà Tiên cũ là CS yếu kém cần thay thế, hay phản động….

– Khảo sát 6 người “bí thư Tỉnh ủy” Rạch Giá sau Đồng Khởi.

“…Lâm Văn Thê (Ba Hương) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1954 – 10/1960)… Nguyễn Tấn Thanh (Chín Cửu) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1960 … Trần Quang Quít (Tám Quít) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1965 – 02/1972) …Lâm Kiên Trì (Năm Trì) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (2/1972 – 9/1972; 5/1973 – 10/1974) … La Lâm Gia (Bảy Máy) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (9/1972 – 5/1973) …Nguyễn Văn Tân (Năm Tân) làm Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1974–1975)…” (Văn bản 1 – ảnh 1)

Ta sẽ nghiên cứu 6 người này  – ta nghiên cứu tất cho khép kín.

Có một điều lạ là: 6 người này đều sống tới sau 1975!

Chiến tranh ác liệt đến nỗi chỉ trong năm 1969, ở nguyên một tỉnh Hà Tiên, chúng ta đã thấy ít nhất có 2 quả bom vào đúng đầu não – “quả bom” tháng 4 giết Bố Nguyễn Tấn Dũng cùng ít nhất là 6 đồng đội nữa (Ông Nguyễn Tấn Thử, Phan Thái Quý và 3 chiến sĩ và Má Tư, bà Hồ Thị Chín).

Sau đó 7 tháng thì “quả bom” thứ 2 lại “. Đêm 22-11-1969, máy bay B52 đánh bom trúng ngay Văn phòng Tỉnh ủy ở rừng Ấp Khân, 9 cán bộ, nhân viên hy sinh, toàn bộ tài liệu lưu trữ của Văn phòng Tỉnh ủy đều bị mất. ” (Xem bài 1)

Và đương nhiên là còn nhiều “quả bom” khác mà ta chưa thống kê hết được…

Ấy thế mà “Bom” lại tránh 6 người này!

Sự thật ở đây là gì? (Xem phân tích ở bài 3)

6 người này thế nào? Họ là ai?

  1. Lâm Văn Thê (Ba Hương) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1954 – 10/1960)

“…Ông mất ngày 09-11-1990 tại thành phố Hồ Chí Minh vì chứng ung thư phổi.” (Văn bản 2 – ảnh 1)

(Xem thêm ở bài 3)

  1. Nguyễn Tấn Thanh (Chín Cửu) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1960

“Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tấn Thanh tham gia Thanh niên cứu quốc. Năm 1947, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

…Năm 1987, làm Trưởng ban chỉ đạo Tứ giác Long Xuyên cho đến năm 1990 về hưu.” (Văn bản 3 – ảnh 2)

  1. Trần Quang Quít (Tám Quít) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1965 – 02/1972) (Văn bản 4 – ảnh 3)
  2. Lâm Kiên Trì (Năm Trì) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (2/1972 – 9/1972; 5/1973 – 10/1974) (Văn bản 5 – ảnh 4)
  3. La Lâm Gia (Bảy Máy) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (9/1972 – 5/1973) (Văn bản 6 – ảnh 5)
  4. Nguyễn Văn Tân (Năm Tân) làm Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1974–1975). (Đương nhiên)

Nhận xét: Toàn mới kết nạp từ 1945 và đều không chết trận!

  1. Tài liệu nghiên cứu.

Lược sử căn cứ của Tỉnh ủy 1954-1975 / Tỉnh ủy Kiên Giang.- Kiên Giang: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 2010.- 55tr; 21cm

 06 Tháng 5 2013

http://thuvienkiengiang.vn/news.php?id=543

Kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2013), Thư viện Kiên Giang xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Lược sử căn cứ của Tỉnh ủy 1954 – 1975

1954-1960 đồng chí Lâm Văn Thê (Ba Hương) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1954 – 10/1960) giai đoạn này ông ở nhà gia đình Tư Trừ. Các đồng chí như Nguyễn Tấn Minh – Chánh Văn phòng Tỉnh ủy ở tại gia đình Bảy Chà và Út Bùi; ….

1960-1965 đồng chí Nguyễn Tấn Thanh (Chín Cửu) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1960 – 10/1965) thời gian này Tỉnh ủy đóng căn cứ ở Ngọn Xẻo Cạn, ăn ở tại các gia đình Hai Sái, Hai Phước, Bảy Mới và xóm Huế Túc. Cuối năm 1961, cơ quan Tỉnh ủy dời qua Cây Bàng, cán bộ cơ quan ở với các gia đình Năm Sấm, Sáu Sét, Tư Tửng, Tư Sẽ… Năm 1962 Tỉnh ủy dời về Vĩnh Hòa Hưng, ăn ở trong các gia đình Ba Tánh, Tám Nhơn, Bảy Khinh, Hai Liễu, Sáu Việt, Ba Bắc. Đầu năm 1963, Tỉnh ủy dời trở về U Minh Thượng. Giữa tháng 10-1963, đồn Nhà Ngang bị diệt; xã Vĩnh Hòa được giải phóng. Cuối năm 1964, Tỉnh ủy chỉ đạo đánh Chi khu Hiếu Lễ (Thứ Mười Một, An Biên). Đến ngày 8-1-1965, địch ở quận lỵ Hiếu Lễ rút chạy. Sau khi giải phóng Hiếu Lễ, Tỉnh ủy chỉ đạo cho Huyện ủy An Biên và Huyện ủy Vĩnh Thuận đẩy mạnh xây dựng căn cứ giải phóng vững mạnh toàn diện.

1965-1967 đồng chí Trần Quang Quít (Tám Quít) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1965 – 02/1972)

Những tháng cuối năm 1965, ta quét sạch đồn bót trên tuyến kinh xáng Xẻo Rô, chỉ còn Chi khu Thứ Ba. Ở vùng lòng chảo Giồng Riềng, Gò Quao ta và địch tranh chấp quyết liệt. Chiến trường vùng đồng bằng ngày càng ác liệt. Ngày 10-6-1966, cơ quan Tỉnh ủy dời về xã Vĩnh Bình Bắc, ăn ở dựa vào các gia đình Sáu Kiên, Bảy Quân, Chín Thâm, Mười Thương… Riêng Văn phòng Tỉnh ủy đóng ở nhà Bảy Thêm.

Tháng 11-1967 Tỉnh ủy chủ trương mở một đợt tấn công tổng hợp trong toàn tỉnh. Đặc biệt đêm 10/12/1967, ta tập kích tiêu diệt yếu khu Minh Lương – một trung tâm huấn luyện quân sự của địch nằm ngang trên trục lộ đi vào thị xã Rạch Giá, loại khỏi vòng chiến đấu trên 300 tên.

Đêm 29-01-1968, tại Bờ Dừa, xã Đông Yên đồng chí Trần Quang Quít thông báo mệnh lệnh của Khu ủy mở chiến dịch tổng tấn công dịp Tết Mậu Thân. Khi nổ ra tấn công Văn phòng Tỉnh ủy lui về Thạnh Hưng, ở nhà Tư Hườn và xóm Hai Na (tháng 3-1968). Tháng 5-1968 Văn phòng Tỉnh ủy chuyển về khu vực sông Cái Bé, xã Hòa Thuận. Tại đây, ngày 30-6-1968, cơ quan bị máy bay B52 bỏ bom. Tháng 7-1968, cơ quan Tỉnh ủy trở về căn cứ cũ, xã Vĩnh Bình Bắc. Đồng chí Trần Quang Quít và đồng chí Lâm Kiên Trì – Phó Bí thư ở ngay sau nhà Mười Thương – có xây hầm tránh phi pháo kề ngay chỗ làm việc.

Từ tháng 6-1969 đến cuối năm 1971, địch mở 3 cuộc hành quân quy mô cấp quân đoàn, thực hiện kế hoạch bình định, lấn chiếm U Minh Thượng, vừa đánh đường hành lang 1C chuyển quân, vũ khí từ Trung ương chi viện cho miền Tây Nam bộ. Trước tình hình ngày càng khó khăn, ác liệt, khoảng tháng 7-1969 Tỉnh ủy dời cơ quan từ Xẻo Gia (Vĩnh Bình Bắc) về ấp Khân (xã Vĩnh Hòa), ven rừng U Minh Thượng. Các bộ phận điện đài, cơ yếu… ban đêm phải làm việc trong mùng vì nhiều muỗi. Lúc quá khó khăn, có những ngày không có gạo ăn, phải ăn cá, rau trừ cơm. Trong khi toàn Đảng bộ đang tập trung sức đánh địch bình định “nhổ cỏ U Minh” tin Bác Hồ mất. Ngày 9-9-1969, tại Sân Gạch, xã Vĩnh Hòa, Tỉnh ủy  tổ chức trọng thể lễ truy điệu Bác. Đêm 22-11-1969, máy bay B52 đánh bom trúng ngay Văn phòng Tỉnh ủy ở rừng Ấp Khân, 9 cán bộ, nhân viên hy sinh, toàn bộ tài liệu lưu trữ của Văn phòng Tỉnh ủy đều bị mất. Cơ quan phải chuyển về Kinh Bà Điền, Chệt Ớt (xã Đông Hưng, huyện An Biên). Tại đây, tháng 12-1969, địch tiếp tục đánh vào. Cơ quan Tỉnh ủy lại di dời về hướng biển An Biên. Sau trận Kinh Ông Lục, cơ quan dời về rừng mắm Xẻo Quao, Xẻo Đôi, Xẻo Vẹt. Tháng 3-1971, tại căn cứ Tỉnh ủy diễn ra một sự kiện lịch sử không thể nào quên: Khu ủy và Quân khu ủy có cuộc họp khẩn cấp thì quân của trung đoàn 33 (sư đoàn 21 ngụy) hung hăng lùng sục, càn vào, đồng chí Mười Thành cùng đồng đội nổ súng dụ địch ra hướng khác để chúng không càn vào chỗ hội nghị. Đơn vị bắn rơi 1 trực thăng… Địch đổ thêm quân, các đồng chí chiến đấu dũng cảm và 4 đồng chí đã hy sinh, bảo vệ an toàn cho hội nghị của Khu ủy. Cơ quan Tỉnh ủy chuyển về U Minh Thượng, đến tháng 4-1971, cơ quan Tỉnh ủy về ở vườn Ông Cốc, xã Vĩnh Tuy. Cơ quan Tỉnh ủy đóng cách đồn Kinh Xáng Cụt khoảng 3km, ở đây từ năm 1971 đến giữa năm 1972.

1972-1975 đồng chí Lâm Kiên Trì (Năm Trì) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (2/1972 – 9/1972; 5/1973 – 10/1974); đồng chí La Lâm Gia (Bảy Máy) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (9/1972 – 5/1973)

Bước vào Xuân – Hè 1972, quân dân trong tỉnh đã đồng loạt tấn công địch, giành thắng lợi quan trọng. Đến tháng 6-1972, giải phóng hoàn toàn 2 xã Vĩnh Bình Bắc và Vân Khánh, 24 ấp trong 14 xã của 4 huyện với 18.827 dân, giải phóng cơ bản 45 ấp của 10 xã của 5 huyện với 13.156 dân.

Tổng kết hoạt động đánh địch năm 1972, toàn tỉnh loại khỏi vòng chiến đấu hơn 10.000 tên địch, thu 1.072 súng, diệt 34 đồn, đánh thiệt hại nặng 24 đồn, bức rút 95 đồn… Thắng lợi này của tỉnh đã góp phần cùng miền Nam và cả nước buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, trở lại bàn đàm phán, đi đến ký hiệp định Paris.

Sau ngày 27-1-1973 Hiệp định Paris được ký kết, nhưng thực tế miền Nam vẫn chưa có một ngày hòa bình. Trước tình hình này, tháng 5-1973 Khu ủy điều động đồng chí La Lâm Gia – Bí thư Tỉnh ủy về khu, Thường trực Tỉnh ủy phân công lại đồng chí Lâm Kiên Trì – Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 1-1974 cơ quan Tỉnh ủy từ Vĩnh Tiến dời qua Xẻo Cạn ở xóm nhà Hai Phước, Chín Dân, các bộ phận điện đài, cơ yếu, văn thư đánh máy ở Kinh Ba. Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh đóng ở ngã ba Xẻo Cạn. Khu ủy có quyết định điều động đồng chí Lâm Kiên Trì về khu, chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Tân (Năm Tân) làm Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1974–1975).

Tỉnh ủy chỉ đạo đẩy mạnh tấn công địch trong mùa khô 1974 – 1975. Bổ sung quân số, vũ khí, đạn dược cho Tiểu đoàn 207 tấn công Trung tâm Huấn luyện Minh Lương, thu vũ khí trang bị cho ta; tấn công bao vây chặt khu Hiếu Lễ không cho địch đưa quân về phòng thủ thị xã Rạch Giá. Ngày 13/4/1975, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp mở rộng quyết định: Bổ sung chính sách binh vận, ban hành 12 điều cấm khi cán bộ chiến sĩ vào tiếp quản thành thị, kiểm điểm tình hình chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công… Ngày 20-4-1975 Thường trực Tỉnh ủy họp với  Ban chỉ huy Tỉnh đội thống nhất phương án 2 về tổng công kích, tổng khởi nghĩa: quyết định tấn công địch từ hướng Rạch Sỏi lên, theo phương thức “cuốn chiếu”; đánh thẳng vào phường Vĩnh Thanh cơ quan đầu não của địch cấp tỉnh.

Bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, các lực lượng, các mũi tiến công đều tiến hành đúng theo phương án của Tỉnh ủy đã đề ra. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, toàn đảng bộ, quân dân trong tỉnh dồn mọi nỗ lực liên tục tấn công địch, với tinh thần tự lực tự cường, tiến công và nổi dậy, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, giải phóng hoàn toàn tỉnh nhà, cơ bản vào đêm 30-4-1975. Sáng ngày 1-5-1975, từ căn cứ Xẻo Cạn, Văn phòng Tỉnh ủy chuyển ra thị xã Rạch Giá… Kể từ ngày đó cơ quan Tỉnh ủy đóng tại tỉnh lỵ Rạch Giá, nay là thành phố Rạch Giá cho đến nay.

Xin trân trọng giới thiệu đến các bạn đọc gần xa tập lược sử căn cứ của Tỉnh ủy Kiên Giang 1954 – 1975

  Thu Phụng

  1. Lâm Văn Thê (Ba Hương) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1954 – 10/1960).

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_V%C4%83n_Th%C3%AA

Lâm Văn Thê (1922-1990), Thượng tướng Công an Nhân dân; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.

Thượng tướng Lâm Văn Thê, bí danh Ba Hương, còn gọi là “Cò Hương”; sinh năm 1922 tại làng An Trạch, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (Ngày nay thuộc thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau) Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, sớm giác ngộ cách mạng, tham gia hoạt động cách mạng năm 16 tuổi tại làng An Trạch, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông dương ngày 15-04-1945

Trước ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945, ông làm công tác thanh niên, phụ trách Thanh niên Tiền phong xã An Trạch

Năm 1946- 1947: Bí thư chi bộ xã An Trạch. Được bầu huyện ủy viên Giá Rai,

Năm 1948-1951: Ủy viên Ban thường vụ huyện ủy, Bí thư huyện ủy, chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Năm 1952, sau đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, ông được bầu vô Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách Trưởng ty Công an tỉnh Bạc Liêu. Sau hiệp định đình chiến, các cơ quan ra công khai, nên dân chúng biết ông Ba Hương là trưởng ty Công an tỉnh.Bạc Liêu. Từ đây ông được gọi là ông “Cò Hương”

Sau Hiệp định đình chiến, tập kết chuyển quân, ông được Liên Tỉnh ủy miền Tây điều về Rạch Giá phụ trách bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là Kiên Giang) từ tháng 10 năm 1954 đến năm 1959 .

Năm 1960: Ông được đề bạt ủy viên Thường vụ Liên tỉnh ủy miền Tây, đặc trách an ninh.

Tháng 3 năm 1962, Liên tỉnh miền Tây được đổi tên gọi là Khu Tây Nam bộ tức Khu 9. Khu ủy Khu 9 được tăng cường, gồm 10 người: Nguyễn Thành Thơ, bí thư; Trần Văn Bình, phó bí thư; ủy viên thường vụ là hai ông Lâm Văn Thê tức Ba Hương và Vũ Đình Liệu; 6 ủy viên là Trần Văn Long (bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh), Phan Công Cương (Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ), Nguyễn Việt Châu (bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long), Dương Minh Cảnh (bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng), Phan Ngọc Sến (bí thư Tỉnh ủy Cà Mau), La Lâm Gia (phó bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh)

Với vị trí Thường vụ Khu ủy, Trưởng ban An ninh, ông là người trực tiếp tổ chức và chỉ đạo ban an ninh các tỉnh miền Tây xây dựng mạng lưới an ninh nhân dân, mạng lưới điệp báo chống tình báo địch, bảo vệ căn cứ cách mạng, bảo vệ phong trào quần chúng đấu tranh với địch.

1968-1975: Ông được rút về Trung ương Cục miền Nam làm Phó ban An ninh (Trường ban An ninh TW Cục là ông Phạm Thái Bường)

Sau ngày Giải phóng miền Nam Việt Nam, ông Lâm Văn Thê về tiếp quản Bộ Nội vụ chế độ Sài Gòn, công tác tại thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1976-1978: Ông làm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Từ năm 1979 đến năm 1982 ông là Phó Bí thư Đặc khu ủy, phụ trách Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Đặc khu Vũng Tàu- Côn Đảo. Bí thư là Ông Đoàn Hồng Đoàn (Lê Quang Thành – Tư Thành).

Năm 1982, ông Ba Hương được bầu ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, được giao phụ trách Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Đây là lần thứ 2, ông Ba Hương làm bí thư Kiên Giang (tức Rạch Giá), vùng đất mà ông gắn bó từ sau hiệp định đình chiến 1954.

Năm 1987, ông được Nhà nước giao trọng trách Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) kiêm Giám đốc Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ông phụ trách nhiệm vụ này cho đến lúc trở bệnh, đi điều trị một thời gian rồi mất.

Ông mất ngày 09-11-1990 tại thành phố Hồ Chí Minh vì chứng ung thư phổi.

  1. Nguyễn Tấn Thanh (Chín Cửu) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1960

Đồng chí Nguyễn Tấn Thanh (Bí thư Tỉnh ủy Châu Hà tháng 9/1973 – 7/1974) (23/06/2011)

http://tinhdoan.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwOLMAMLA08Tb6cwN8sgd39XA6B8JJK8gYcvUN7YwCvA2MTNyyLQiCTd7kZ-IHl_Ry9LPz_jQFNTCnS7BxkT0B0O8itO_Wa-RmjyWPyGRz_Y9Xjkwe4DyRvgAI4G-n4e-bmp-gW5oaERBpmeWSaOigBsJGs5/dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfR1JUOTdGNTQwOFYwODBJNEtCVkY5UjBORTE!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/tinhdoan/tinhdoanag/tulieulichsu/dantaphaibietsuta/dc+nguyen+tan+thanh

Đồng chí Nguyễn Tấn Thanh tên thật là Nguyễn Văn Chi, bí danh Hữu Ninh, Chín Cửu, sinh ngày 03/10/1921 tại xã Tân Hưng Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Bạc Liêu.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tấn Thanh tham gia Thanh niên cứu quốc. Năm 1947, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1953, là Phó Bí thư Huyện ủy An Biên, tỉnh Rạch Giá.
Sau Hiệp định Genève, đồng chí ở lại địa phương bám trụ, hướng dẫn quần chúng đấu tranh chính trị đòi địch thi hành Hiệp định Genève, đòi dân sinh dân chủ… Năm 1955, đồng chí là Tỉnh ủy viên phụ trách huyện Châu Thành, Tân Hiệp, tỉnh Rạch Giá.
Tháng 2/1960, đồng chí là Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá. Tháng 10/1966, đồng chí được rút về Khu ủy Khu 9.
Tháng 9/1973, đồng chí được Khu ủy phân công về tỉnh Châu Hà làm Bí thư Tỉnh ủy thay cho đồng chí Vũ Hồng Đức rút về Khu.
Đồng chí về tỉnh Châu Hà trong tình hình địa phương rất khó khăn sau khi ký kết Hiệp định Paris. Châu Hà là chiến trường biên giới, là vùng tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch về mặt quân sự, thu hút một lực lượng lớn quân Ngụy các loại tương đương 3 Sư đoàn đổ về, chưa kể lính quân dịch ở Trung tâm huấn luyện Chi Lăng, nơi Ban chỉ huy của Biệt Khu 44. Mặt khác, Châu Hà có xã, ấp giải phóng và tranh chấp nhiều (70/191 ấp) có nhiều căn cứ và đường hành lang chiến lược về miền Tây…
Địch không đếm xỉa gì đến Thông cáo chung, tập chung đánh vào núi Dài Lớn (Tri Tôn) nhằm chiếm các cao điểm và vùng giải phóng Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì. Hàng tháng trời, vùng này chịu đựng trên 8.000 quả đạn, phong tỏa kinh tế gắt gao, gom tát dân ác liệt, biệt kích đánh điểm tuyến hành lang, sử dụng thân nhân cán bộ, chiến sĩ chiêu hồi, chiêu hàng đánh vào tâm lý thiếu ăn, thiếu mặc, chiến tranh kéo dài gây cảnh chết chóc…
Đồng chí đã cùng Tỉnh ủy động viên cán bộ, chiến sĩ, cùng mọi người vượt qua khó khăn, thiếu thốn lương thực, giữ vững tinh thần chiến đấu, giữ dân, giữ vùng giải phóng. Lực lượng ta kiên cường bám trụ, giữ các địa bàn mới mở ở Huệ Đức. Ở Bảy Núi, chủ lực và địa phương quân huyện, du kích xã đánh trả các cuộc tấn công của địch quanh núi Dài Lớn, bung ra đánh địch (Tri Tôn), phá hủy pháo địch ở Lạc Quới, Ba Xoài, thị trấn Tri Tôn, san bằng đồn Phổ Đà, làm chủ khu phố Ba chúc 1 ngày đêm…
Nhờ sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo của Tỉnh ủy, đứng đầu là đồng chí Bí thư Nguyễn Tấn Thanh, Châu Hà cơ bản giữ vững được thế tiến công 3 mặt, giữ được căn cứ, tuyến hành lang biên giới được giữ vững và thông suốt. Quân sự tiêu diệt được nhiều địch làm hậu thuẫn cho chính trị và binh vận, thu hút một lượng lớn quân Sài Gòn vào Châu Hà, tạo nhiều thuận lợi cho chiến trường toàn Khu.
Năm 1974, địch lấn chiếm một số cao điểm ở núi Dài Lớn, núi Tô, tăng cường phong tỏa kinh tế, cướp lúa, đánh phá địa hình, gom dân lập nông trại ở tuyến kinh Lò Gạch, Lương Phi, lập tuyến phòng thủ biên giới, mua chuộc tôn giáo, dân tộc để đánh phá cơ sở, vơ vét sức người, sức của…
Trước tình hình đó, đồng chí cùng Tỉnh ủy tổ chức học tập cho cán bộ, đảng viên Nghị quyết của Khu ủy và đề ra nhiệm vụ của Tỉnh năm 1974 là: Động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đoàn kết đẩy mạnh phong trào chính trị, binh vận, vũ trang với pháp lý Hiệp định làm lỏng rã địch trên diện rộng; khẩn trương xây dựng lực lượng; giành dân, giành quyền làm chủ của dân ở nhiều mức độ, tiến tới nâng thế tranh chấp ở một số vùng, khi có điều kiện và thời cơ mở mảng, mở vùng, giải phóng ấp, xã, cùng quân dân toàn miền đánh bại một bước kế hoạch bình định mới của địch…
Thực hiện Kế hoạch, đến giữa năm 1974, lực lượng cách mạng Châu Hà vẫn giữ được căn cứ, có địa bàn đứng chân giải phóng và tranh chấp gồm 2 xã và 27 ấp với gần 30.000 dân. Ở đô thị, phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh nổ ra trên diện rộng và kéo dài liên tục suốt mấy tháng liền, nổi bật là phong trào đấu tranh của sinh viên Viện Đại học Hòa Hảo đấu tranh đòi loại bỏ những giáo sư không đủ tư cách, tố cáo Lê Phước Sang là CIA… Phong trào đã tác động các trường Phụng Sự (Long Xuyên), trường Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc)… tổ chức đấu tranh.
Mặc dù chỉ công tác ở Châu Hà khoảng 1 năm (9/1973 – 7/1974), nhưng đồng chí Nguyễn Tấn Thanh đã thể hiện vai trò lãnh đạo Tỉnh, góp sức cùng Tỉnh ủy củng cố tổ chức, xây dựng, phát triển lực lượng, đẩy mạnh 3 mũi giáp công chống các cuộc đánh chiếm căn cứ của địch, giữ vững hành lang biên giới, vận động nhân dân, nhất là đồng bào tín đồ tham gia đấu tranh chống địch.
Tháng 7/1974, sau khi thành lập tỉnh Long Châu Hà, đồng chí được rút về Khu 9 là Khu ủy viên, Giám đốc Giao bưu Khu.
Năm 1976, đồng chí được phân công làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Năm 1983, làm Trưởng đoàn chuyên gia tỉnh Kampốt, Campuchia.
Năm 1987, làm Trưởng ban chỉ đạo Tứ giác Long Xuyên cho đến năm 1990 về hưu. Với tinh thần tích cực của người đảng viên, đồng chí không nghỉ ngơi mà vẫn hoạt động với vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Tỉnh.
Đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương vì công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng.

Phòng Lịch sử Đảng – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang

  1. Trần Quang Quít (Tám Quít) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (10/1965 – 02/1972)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

Số: 1431/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ ý kiến của Ban bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 257/CV-VPTW ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Xét đề nghị của Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử khởi nghĩa Nam Kỳ tại Công văn số 100/LSKNNK ngày 17 tháng 7 năm 2001 và Công văn số 108/LSKNNK ngày 23 tháng 10 năm 2001,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến. Hội đồng có nhiệm vụ chỉ đạo quá trình nghiên cứu, biên soạn và nghiệm thu công trình này.

Điều 2. Thành phần Hội đồng gồm:

…22. Đồng chí Lê Văn Kiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Long An, Ủy viên.

  1. Đồng chí Nguyễn Xuân Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Ủy viên.
  2. Đồng chí Nguyễn Thế Hữu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Ủy viên.
  3. Đồng chí Trần Quang Quít, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, Ủy viên.
  4. Đồng chí Dương Đình Thảo, nguyên Ủy viên Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên.
  5. Đồng chí Phạm Chánh Trực, nguyên Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy viên…
  6. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    PHÓ THỦ TƯỚNG

    Phạm Gia Khiêm
  1. Lâm Kiên Trì (Năm Trì) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (2/1972 – 9/1972; 5/1973 – 10/1974)

Kiên Giang:

Trao tặng huân chương cho cán bộ lão thành

Thứ 3, 10:49, 11/06/2013

http://vov.vn/chinh-tri/trao-tang-huan-chuong-cho-can-bo-lao-thanh-265907.vov

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, sáng nay (11/6), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch nước về tặng thưởng và truy tặng Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động cho cán bộ lãnh đạo của tỉnh và các huyện, thị, thành phố có thành tích cống hiến qua các thời kỳ.

Hai cá nhân vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì là ông Lâm Kiên Trì – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, ông Nguyễn Văn Cầu – nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài ra còn có 46 cá nhân được truy tặng, trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì và hạng ba. Đây là những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước tặng cho các cán bộ cách mạng lão thành, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

Xúc động khi được nhận Huân chương Lao động hạng nhì, ông Nguyễn Ngọc Ẩn, nguyên Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Kiên Giang phát biểu cảm tưởng: “Hôm nay được nhận phần thưởng cao quý này tôi càng ghi nhớ và cố gắng hơn nữa để làm tốt nhiệm vụ của người cán bộ đảng viên”./.

Lam Hiếu/VOV – ĐBSCL

  1. La Lâm Gia (Bảy Máy) – Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá (9/1972 – 5/1973)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng đồng chí La Lâm Gia

16:07, 23/01/2014

http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-vieng-dong-chi-La-Lam-Gia/191633.vgp

(Chinhphu.vn) – Sáng 23/1, tại Nhà tang lễ TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí La Lâm Gia, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lương thực.

Trong niềm tiếc thương sâu sắc đồng chí La Lâm Gia, Thủ tướng đã xúc động ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc, vĩnh biệt đồng chí La Lâm Gia, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lương thực. Đồng chí là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long; người chiến sĩ cách mạng, người đảng viên Cộng sản trung kiên, người cán bộ mẫu mực của Đảng và Nhà nước. Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn ghi nhớ và biết ơn những đóng góp to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Xin chia buồn sâu sắc với gia quyến đồng chí”.

1 2 3 4 5

2 thoughts on “Bài 4. Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang – (“Cộng Sản” của Hồ) từ 1960 – 1975 có tất cả 6/6 người thì không ai chết trận!”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s