A. Bằng chứng và phân tích.
- Hồ xóa dấu vết nhà Nguyễn Ái Quốc.
Hồ là quỷ – đã rõ ở quyển 1 – khi Hồ đã là quỷ thì Hồ cần xóa dấu vết của NAQ – đó là một nhu cầu!
Và Hồ đã xóa thật:
“Vì thế ba ngôi mộ của ba người con ông Cả đều bị mất dấu. Đại tá Hà Hữu Thừa nhiều lần về quê ngoại tìm mộ của ba người em cùng mẹ với mình nhưng đành bất lực.” (Văn bản 1 – ảnh 1)
Về thời gia xóa? “Tiếc thay, sau 1975, người khác họ xin địa phương vào đào bới chôn cất lung tung. Vì thế ba ngôi mộ của ba người con ông Cả đều bị mất dấu.” (Văn bản 1)
Không thể, nếu sau 1975 – chế độ của Hồ thì người ta phải bảo quản nơi ấy kỹ lắm mới phải!
Hơn nữa “Mộ của bà Giáng và ba người con ông Cả Khiêm chôn trong nghĩa địa họ Nguyễn Tăng nằm phía sau Trường THCS Phú Lễ bên đường ôtô An Lỗ – Sịa. Nghĩa địa rộng ba sào, họ Nguyễn Tăng dành làm nơi an nghỉ của con cháu trong họ.” thì khó có thể “sau 1975, người khác họ xin địa phương vào đào bới chôn cất lung tung.” (Văn bản 1)
Sự thật là vậy!
Thật đau đớn khi đọc tới đoạn: “chắc chắn ba cái hài cốt mang dòng máu Nguyễn Sinh/ Nguyễn Tất ấy đã tan hoà vào đất Phú Lễ.” (Văn bản 1)
Như vậy ở Làng Sen mộ mẹ NAQ và 2 anh chị chắc chắn cũng chỉ còn đất không!
Sự thật là vậy!
- Nguyễn Sinh Thọ (tức Tư Cường) (Chú hoặc bác ruột Nguyễn Sinh Hùng) có được cùng “ Anh, chị” “Bác” đi thăm Hồ thật không?
“Nguyễn Sinh Diễn, từng là Phó bí thư Tỉnh ủy bí mật Nghệ An, tích cực tham gia phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh. Ông đã bị giam cầm và năm 1936 qua đời trong nhà tù thực dân. Năm 1921, ông có con trai là Nguyễn Sinh Thọ (tức Tư Cường), chính là người mà vào giữa những năm 1980 đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin về người chú ruột Lý Nam Thanh. Lúc đó, ông Tư Cường là cán bộ hưu trí sống ở thành phố Hồ Chí Minh.” (Xem bài 1)
Nhân xét: Sao trong quyển “Bác Hồ gặp chị và anh ruột, Hồi ký, Hồ Quang Chính, Nxb. Nghệ An, 1997.” Khi Nguyễn Sinh Thọ hỏi thăm là ông có biết chú cháu là Nguyễn Sinh Thản giờ ra sao không? Nguyễn Sinh Hùng có biết Hồ trả lời thế nào không? Hồ nói: Ờ ở đâu đó, chắc chết rồi, nếu còn sống thì sẽ về! ha ha ha! Không tin Nguyễn Sinh Hùng đọc quyển đó mà xem!
“Một lát sau, anh Nguyễn Sinh Thọ có hỏi Bác Hồ về người chú ruột của anh, gọi Bác Hồ và bác Khiêm bằng chú họ là ông Nguyễn Sinh Thản được đoàn thể và Bác Hồ đưa sang nước Nga (Liên Xô cũ) học tập và hoạt động cách mạng nay còn không? Bác Hồ cho biết, đã lâu Bác không được tin tức, Bác nói: “Nếu còn sống thì sẽ về nước, nếu không có tin tức gì thì chắc đã hy sinh vì nhiệm vụ quốc tế”. ” (Văn bản 2 – ảnh 2)
Kìa chị chẳng được ăn cơm, Vậy mà bồi bút đã nói được ăn. (Quyển 1 – chương 2)
“đã quá trưa, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian làm việc của Bác, tôi và anh Thọ thưa với bà Thanh để xin về. Bác hỏi: “Thế chị và hai cháu xơi cơm trưa chưa?”. Bà Thanh nói: “Chị đã ăn rồi, thế nào cũng được, nhưng chị muốn cho hai cháu được ăn cơm với ông cho chúng nó mừng”. Bác nói: “Ý em là muốn mời chị và hai cháu đến chiều ở lại ăn cơm với em, có cả cụ Huỳnh cùng dự. Hiện nay em phải làm việc cho đến suốt buổi chiều và tối nào cũng bận làm việc tới khuya”. Tôi mạnh dạn thưa: “Thưa ông, chúng cháu đi đã quá giờ quy định của đơn vị, xin phép ông và bà cho chúng cháu về”. Bác nói: “Các cháu nghĩ như vậy là đúng, cần giữ nghiêm kỷ luật quân sự. Ông không giữ các cháu. Khi nào muốn tới thăm ông cũng được, cứ nói các cháu là cháu của ông, ông sẽ dặn các đồng chí phụ trách ở đây”. Bác quay sang bà Thanh: “Xin mời chị nghỉ lại để chiều ăn cơm với em”. Bà Thanh trả lời: “Hai cháu về thì chị cũng về và ngày mốt chị về trong quê”…” (Văn bản 3 – ảnh 5)
Ồ nếu chị ở lại thì bữa trưa nhịn à?
Kìa bận “Chị khỏe không? Em biết chị chờ em lâu, nhưng vì em đang bận tiếp các đồng chí Nam Bộ ra, chưa thể dứt việc ra được”. (Văn bản 3) Vậy mà các dị bản khác thì lại bận họp để chuyển gạo cho Tàu Tưởng… (Quyển 1 – chương 2)
Lý do nào? Hay chẳng có mà cứ bịa lung tung?
Hay là cũng chẳng có cuộc gặp vớ vẩn này?
Chuyện bịa thường lắm dị bản!
Kìa tiếp anh vào thời gian nào? “Khoảng 10 phút sau, lúc đó gần 11g30, cánh cửa phòng làm việc của Bác từ từ mở, Bác Hồ, vẫn đôi mắt sáng ngời và hiền từ, vẫn trong bộ quần áo ka ki vàng bạc màu, đi thẳng về phía ông cháu chúng tôi. ” (Văn bản 2). Vậy mà báo Công An nhân dân lại nói “Một đêm đầu năm 1946 – bác hóa trang…” (Quyển 1 – chương 2)
Thời gian nào đúng?
Hay cũng chẳng có thời gian nào hết!
Chuyện bịa thường lắm dị bản!
- Kìa chị gái chủ tịch nước sao lại đuổi gà giữa phố Hà nội thế? (Văn bản 3 – ảnh 3) (quyển “Bác Hồ gặp chị và anh ruột, Hồi ký, Hồ Quang Chính, Nxb. Nghệ An, 1997.”) Chắc là đã được Hồ cho uống thuốc ngẫn rồi à? “…Chỉ một lượng nhỏ thuốc là có thể “sai khiến” được nạn nhân trong khi lượng lớn hơn có thể gây bất tỉnh ngay lập tức và gây mất trí nhớ.” (Văn bản 4 – ảnh 4)
- Chú ruột mẹ NAQ tự tử.
Nhận xét: Chú Ruột mẹ “Hồ” – lý do để tự tử? Một người có học ít khi chọn con đường này! Với họ mọi bế tắc đều có thể hóa giải! Thường là họ chống lại những bế tắc đó, nếu không được thì họ chấp nhận, chờ thời! Họ không cực đoan đến nỗi Tự Tử!
Chắc là ai đó đánh thuốc rồi lại đổ cho là Tự Tử vậy!
Lưu ý thời điểm này là lúc Hồ “ về nước”, là lúc loan đi tin “Anh trai” Hồ chuyển mả mẹ về đặt ở … Miệng Rồng!
- Tài liệu nghiên cứu:
(Văn bản 1)
Phụ lục 5: Làng Phú Lễ – một quãng đời của người anh Bác Hồ
http://gactholoc.net/c6/t6-5/b77/phu-luc-5-lang-phu-le-mot-quang-doi-cua-nguoi-anh-bac-ho.html
Sau năm 1975, trong khi đi sưu tập tư liệu về thời niên thiếu của Bác Hồ, tôi được nghe ông Nguyễn Ngọc Bang (một cơ sở cách mạng ở Huế thời chống Pháp) quê ở làng Phú Lễ, kể chuyện ông Nguyễn Sinh Khiêm – bào huynh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng có vợ và có con ở quê ông. Qua xác minh, tôi thấy những chuyện đó có thật.
Làng Phú Lễ (thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, TT – Huế) nằm bên bờ bắc sông Bồ, cách phía đông chợ An Lỗ chừng 2km, cách phía bắc trung tâm Huế 20km. Về Phú Lễ tôi được gặp bà Nguyễn Thị Chanh là cháu bên ngoại của vợ đồng chí Lâm Mộng Quang, em con chú ruột của bà Nguyễn Thị Cúc – vợ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chị dâu của bà vợ cựu Đại sứ Hà Văn Lâu và cũng là chị dâu của bà vợ ông Cả Khiêm. Bà Chanh tuy đã trên 80 tuổi nhưng còn khoẻ mạnh, minh mẫn, trí nhớ rất tốt.
Bà Chanh cho biết vào cuối những năm hai mươi, cụ Phan Bội Châu mở tại nhà riêng trên đỉnh dốc Bến Ngự một lớp học. Ông Ấm Hoàng (bác ruột của bà Chanh) từ Phú Lễ đem người em là Nguyễn Hữu Quế vào học và sau đó ông có nhiều dịp lui tới thăm viếng cụ Phan. Dưới mái tranh nhà cụ Phan, ông Ấm đã gặp ông Cả Nguyễn Sinh Khiêm nhiều lần.
Có lẽ do những lần gặp gỡ ấy, hai người quen nhau. Năm 1929, ông Cả về Phú Lễ vừa làm thầy thuốc vừa tìm nơi “an trí” liền được ông Ấm mời lưu lại trong nhà bên chợ Phú Lễ.
Biết ông Cả về ở Phú Lễ, cụ Phan Bội Châu bảo ông Ấm:
– “Có ai ngó được, chú cưới cho Cả Khiêm một người để giữ chân anh ta lại!”.
Từ nhà ông Ấm, ông Cả được mời sang thăm mạch bốc thuốc cho bà Nguyễn Thị Giáng ở ngôi nhà rường bán hàng xén, chỉ cách nhà ông Ấm vài căn. Bà Giáng đã có một đời chồng người họ Hà làng Phú Ốc. Không may ông chồng qua đời, để lại cho bà một người con trai còn đi chập chững. Từ ngày chồng chết, bà Giáng hay đau ốm, thuốc thang hoài vẫn không khỏi. May sao bà được ông Cả Khiêm chữa cho lành bệnh. Bà gởi tiền thầy ông Cả không nhận.
Sau ngày bà Giáng mãn tang chồng (1930), ông Cả Khiêm đến ăn ở với bà Giáng. Cậu bé con trai của bà là Hà Hữu Thừa được ông Cả thương yêu dạy dỗ như con đẻ. Cuối năm 1933, bà Giáng có với ông một người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Cao. Cao lên 3 tuổi thì mất vì bệnh.
Năm 1937, bà Giáng sinh tiếp người con gái thứ hai Nguyễn Thị Ba. Đang ở Huế, được tin có cháu gọi bằng cô, bà Nguyễn Thị Thanh – chị ruột ông Cả, về Phú Lễ thăm và ở lại trong nhà bà Giáng cả tuần lễ để chăm sóc cháu. Đến đầu năm 1940, bé Ba mắc bệnh và qua đời. Ông Cả thương con muốn phát điên luôn. Ông làm thầy thuốc mà không cứu được con. Buồn tình, tháng 2.1940, ông tạm biệt bà Giáng về lại Nghệ An.
…Năm 1943, bà Giáng lại sinh cho ông cậu con trai đặt tên là Nguyễn Tất Thông. Và cũng chỉ nuôi được 6 tháng rồi cậu bé cũng mất. Đau khổ vì chuyện mất con lần thứ ba, ông Cả lại bỏ nhà ra đi. Lần này ông ra Phong Điền với thầy Lê Văn Miến.
Ông Lê Văn Yên, con trai thứ của cụ Lê Văn Miến kể rằng:
– “Từ đầu năm 1943 thầy tôi đưa gia đình về Phò Trạch ở trong một ngôi nhà do lòng hảo tâm của học sinh cũ của thầy tôi mua tặng. Trong những năm ấy ông Cả Khiêm an trí ở Phú Lễ hay ra thăm thầy tôi, đôi khi ông ở lại trong nhà hàng tuần lễ. Trong những ngày ấy ông Cả hay ngồi đàm đạo với thầy tôi, kể lại những kỷ niệm hai anh em Đạt Thành học với thầy tôi tại Trường Quốc học Huế. Khi thầy tôi mất (6.6.1943) có hai người học trò đứng chịu tang: Người thứ nhất là ông Nguyễn Trác đại diện cho học sinh Quốc Tử Giám, thứ hai là ông Cả Khiêm/Nguyễn Tất Đạt đại diện cho học sinh Quốc học”.
… Không ngờ cuối năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông không còn cơ hội để trở lại Phú Lễ với bà Giáng nữa. Ông mất ở quê nhà vào cuối năm 1950.
…Ngôi nhà rường của bà Nguyễn Thị Giáng – nơi ba người con của ông Cả Khiêm ra đời đã sửa chữa nhiều lần nhưng cơ bản vẫn giữ được bóng dáng cũ. Sau ngày bà Giáng qua đời (1960), ngôi nhà được bán cho ông Bốn, sau năm 1975, ông Bốn bán lại cho gia đình ông Đặng Thông Chánh.
Mộ của bà Giáng và ba người con ông Cả Khiêm chôn trong nghĩa địa họ Nguyễn Tăng nằm phía sau Trường THCS Phú Lễ bên đường ôtô An Lỗ – Sịa. Nghĩa địa rộng ba sào, họ Nguyễn Tăng dành làm nơi an nghỉ của con cháu trong họ. Tiếc thay, sau 1975, người khác họ xin địa phương vào đào bới chôn cất lung tung. Vì thế ba ngôi mộ của ba người con ông Cả đều bị mất dấu. Đại tá Hà Hữu Thừa nhiều lần về quê ngoại tìm mộ của ba người em cùng mẹ với mình nhưng đành bất lực. May sao, mộ của bà Nguyễn Thị Giáng – mẹ ông, vẫn còn nguyên vẹn. Ông sửa sang mộ mẹ và dựng tấm bia khắc mấy chữ: “Mộ bà Nguyễn Thị Giáng, 1897-1960, kỵ 9.9 âm lịch. Con Hà Hữu Thừa phụng lập”.
Ông Cả Khiêm đã xa Phú Lễ gần 60 năm. Ở Phú Lễ ngày nay không còn mấy người thân quen biết ông. Tuy nhiên, chuyện ông Cả về làm thuốc rồi làm rể ở Phú Lễ giống như chuyện đời xưa. Mỗi lần dân làng có dịp đề cập đến gia đình của Bác Hồ, người ta lại nhắc đến ông Cả, nhắc đến một ông thầy thuốc mặc bộ đồ nâu, đội nón lá 17 vành quá cỡ, thích uống rượu, thích đọc sách, thích câu cá, tốt bụng, khi nào cũng vui vẻ với mọi người.
Ba người con ông mất sớm, mộ phần chưa tìm ra dấu tích, nhưng chắc chắn ba cái hài cốt mang dòng máu Nguyễn Sinh/ Nguyễn Tất ấy đã tan hoà vào đất Phú Lễ. Lưu niệm sâu lắng nhất của ông Cả ở đây có lẽ là mảnh đất có xương thịt của ba người con ông và ngôi mộ của bà Nguyễn Thị Giáng – vợ ông.
Trước đây, người ta quan niệm Huế là quê hương thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay ta có thể nói thêm “Thừa Thiên – Huế cũng là quê hương thứ hai của gia đình Bác Hồ”.
Báo Lao Động, Xuân Giáp Thân 2004
Bản quyền thuộc tác giả Nguyễn Đắc Xuân
(Văn bản 2)
Hồi ký: BÁC HỒ gặp người anh ruột
http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4604-hoi-ky-bac-ho-gap-nguoi-anh-ruot.aspx
Hồ Quang Chính
Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), có tên là Nguyễn Tất Đạt, anh ruột Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông tham gia chống thực dân Pháp trong tổ chức của Đội Quyên, Đội Phấn, bị Pháp bắt giam ba năm tù khổ sai, sau tăng lên 9 năm khổ sai ở Ba Ngòi, Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Năm 1920, thực dân Pháp chuyển ông về giam lỏng ở Huế. Ở đấy ông vẫn tiếp tục hoạt động yêu nước. Năm 1940 ông về quê, sau đó lại bị bắt giam đến 1941. Ngày 3-11-1946 khoảng 11 giờ, ông ra Hà Nội gặp và trò chuyện thân mật với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông mất năm 1950 tại quê nhà.
Hồi đó anh Nguyễn Sinh Thọ và tôi đang học lớp mật mã đầu tiên của Quân đội (nay gọi là cơ yếu) do Bộ Tổng tham mưu Quân ủy Hội mở tại Hà Nội (đường Ôn Như Hầu, nay là đường Nguyễn Gia Thiều). Khoảng 10g30 ngày 3-11-1946 chúng tôi được bác Cả Khiêm (anh ruột Bác Hồ) đến bảo: “Hôm nay ông đến thăm ông Hồ, bà Thanh dặn ông đến gọi hai cháu, cho hai cháu cùng đi với ông cho vui”.
Thế là một tuần lễ sau khi được bà Thanh – chị ruột Bác Hồ – cho chúng tôi cùng đến gặp Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ, nơi Bác Hồ làm việc, hôm nay chúng tôi lại được bác Khiêm cho cùng đi đến gặp Bác Hồ lần nữa. Bác Cả Khiêm đưa cho anh Thọ xách một tay nải đầy cam Xã Đoài, Bác đưa cho tôi cầm túi xách của Bác và khen tôi chóng lớn. Ba Ông cháu đi bộ lên Bắc Bộ Phủ (nay là nhà khách Chính phủ ở đường Ngô Quyền, Hà Nội). Đến cổng gác ở Bắc Bộ Phủ, vì chúng tôi đã tới đây hai lần, nên anh Thọ đến báo cáo với đồng chí gác: “Đây là ông Cả Khiêm, anh ruột Cụ Hồ, đề nghị đồng chí cho ông cháu tôi được lên gặp Cụ”. Các đồng chí nhìn bác Khiêm hao hao giống Bác Hồ, vội vàng báo cáo lên văn phòng. Sau ít phút, các đồng chí mời và dẫn chúng tôi lên tầng hai ngồi đợi ở phòng bên, kề phòng Bác Hồ làm việc và cũng chính là cái phòng mà cách đây một tuần, Bác đã gặp và trò chuyện với bà Thanh mà chúng tôi đã cùng được dự. Khoảng 10 phút sau, lúc đó gần 11g30, cánh cửa phòng làm việc của Bác từ từ mở, Bác Hồ, vẫn đôi mắt sáng ngời và hiền từ, vẫn trong bộ quần áo ka ki vàng bạc màu, đi thẳng về phía ông cháu chúng tôi. Cũng như khi bà Thanh gặp Bác, bác Cả Khiêm chạy lại ôm chầm lấy Bác Hồ với một giọng cười khoan khoái mà chúng tôi thường gặp, nhưng nét mặt cảm động, khóe mắt rưng rưng cùng những giọt nước mắt sung sướng. Bác Khiêm vừa cười vừa nói: “Chú, chú Cung (Cung – tên của Bác hồi nhỏ)! Chú khỏe không? Anh em mình xa nhau lâu quá!”. Chòm râu của Bác Hồ rung rung chạm vào má bác Khiêm. Nét mặt Bác Hồ cảm động nhưng vui tươi, Bác nói: “Anh mới ra, anh khỏe không, quý hóa quá, chị Thanh về trong quê có khỏe không anh? Hôm chị ra đây có hai cháu đây cũng đến với em, nhưng em quá bận, không tiếp được nhiều, em có mời chị và hai cháu ở chơi đến chiều nhưng chị về”.
Bác Khiêm trả lời: “Chị Thanh về có nói chuyện lại, bảo chú gầy lắm, công việc bận suốt ngày, bà con ai cũng đến hỏi thăm và lấy làm vui sướng”. Bác Hồ mời bác Khiêm ngồi và chỉ ghế cho phép chúng tôi cùng ngồi. Bác Hồ cười vui, làm cho không khí trong phòng vui và đầm ấm thân mật thêm. Bác Hồ rút thuốc lá mời bác Khiêm hút. Bác Khiêm huơ tay không nhận: “Tôi hút thuốc lá Cẩm Lệ quen rồi, thuốc đó nhẹ, để chú dùng”. Bác Hồ vừa cười vừa đọc một câu thơ:
“Chốc đà mấy chục năm trời,
Còn non, còn nước, còn người hôm nay”
Bác Khiêm đang quấn thuốc lá Cẩm Lệ hút cũng đọc luôn:
“Thỏa lòng mong ước bấy nay,
Nước non rợp bóng cờ bay đón Người”.
Bác Khiêm nói: “Hôm nay ông cháu đến thăm chú, tôi mang biếu chú ít quả cam xã Đoài”. Bác Khiêm bảo anh Thọ xách gói cam lại để trên bàn, Bác Hồ cảm ơn cười vui.
Bác Hồ chớp chớp mắt, yên lặng và hỏi bác Khiêm về tình hình Nghệ An, Hà Tĩnh, tỉnh Thừa Thiên, huyện Nam Đàn về các hoạt động của chính quyền, của đoàn thể địa phương, của một số người thân và bạn bè thời niên thiếu của hai bác. Bác Khiêm lần lượt trả lời và nói: “Chú đi lâu mà chú nhớ tài thế”. Bác Hồ hỏi bác Khiêm: “Anh còn nhớ chuyện ‘Khơm công’ không?”. Bác Hồ lại nói luôn: “Chẳng những mình ‘Khơm công’ mà hàng chục triệu đồng bào thời đó cũng ‘Khơm công’”. (Lúc đó chúng tôi ngồi nghe nhưng chưa hiểu, sau khi về có hỏi bác Khiêm mới biết tên bác Khiêm và Bác Hồ hồi bé nói chệch đi một tí (theo giọng địa phương) là Khơm và Công. “Khơm công” nói lái lại là “không cơm”, ý nói thời niên thiếu của Bác và gia đình cụ Phó Bảng Sắc túng thiếu…
Một lát sau, anh Nguyễn Sinh Thọ có hỏi Bác Hồ về người chú ruột của anh, gọi Bác Hồ và bác Khiêm bằng chú họ là ông Nguyễn Sinh Thản được đoàn thể và Bác Hồ đưa sang nước Nga (Liên Xô cũ) học tập và hoạt động cách mạng nay còn không? Bác Hồ cho biết, đã lâu Bác không được tin tức, Bác nói: “Nếu còn sống thì sẽ về nước, nếu không có tin tức gì thì chắc đã hy sinh vì nhiệm vụ quốc tế”. Đúng như Bác dự đoán, ông Thản (tức Lý Nam Thanh), chú ruột anh Thọ, đã hy sinh trong khi chiến đấu bảo vệ thủ đô Moskva trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô (1941-1945) và sau này (1987), đã được Chính phủ Liên Xô tặng Huân chương vệ quốc hạng nhất cho chiến sĩ quốc tế.
Bác Khiêm hỏi Bác Hồ về tình hình thế giới và trong nước. Bác trả lời là: Tình hình trong nước khá căng thẳng, kẻ thù rất xảo quyệt. Ta cố gắng kìm mình đến mức cao nhất. Vì một ngày hòa bình là một ngày ta lớn mạnh, ta càng có thời gian chuẩn bị mọi mặt. Nhưng khi bọn thực dân Pháp và tay sai buộc mình cầm vũ khí, thì ta sẵn sàng và kiên quyết chống lại chúng và tìm cách giành thắng lợi hoàn toàn. Nhưng chắc chắn là lâu dài và rất gian khổ, nhất là thời gian đầu ta còn gặp nhiều khó khăn gay gắt. Bác nói xong, nhìn qua thấy tôi ghi chép vào sổ tay, Bác bảo: “Cán bộ Bộ Tham mưu phải biết giữ bí mật”. Chúng tôi hiểu ý, đứng dậy xin ra ngoài để hai bác nói chuyện nhưng Bác Hồ đã vẫy tay bảo: “Hai cháu cứ ngồi đây cho vui, ông dặn các cháu như vậy là được rồi”. Nhân đang vui, bác Khiêm có hỏi Bác Hồ: “Tôi muốn hỏi riêng chú, việc gia đình riêng của chú ra sao?”. Bác Hồ thong thả trả lời: “Cảm ơn anh, em chưa bao giờ dám nghĩ đến việc này. Đến nay thì “đã tu, tu trót, qua thì, thì thôi”. Bác cười vui nói tiếp: “Mình không phải người tu hành, nhưng vì việc nước phải quên việc nhà”. Bác Khiêm biết ý, không hỏi thêm nữa, và hỏi tiếp: “Thế chú có ý định đến khi nào về thăm quê được không?”. Bác Hồ thong thả trả lời: “Về đến đây cũng là về đến nhà rồi, tình hình và công việc thế này chưa cho phép nghĩ tới, chắc việc đó còn lâu”. Bác Khiêm im lặng một lát rồi nói: “Tình anh em ruột thịt, tôi ra thăm chú, thấy chú khỏe, tôi rất mừng, luôn tiện có mấy ý nhỏ, tôi đề đạt lên chú. Ông Khiêm nói đại ý như sau: Một là cần mở mang dân trí, mở nhiều trường học, dạy cho dân biết chữ như lâu nay vẫn làm; hai là khai khẩn đất hoang, mộ dân lập ấp, việc này lâu nay chưa làm được mấy; ba là thành lập các công xưởng rèn đúc khí giới phát cho dân; bốn là cử người tài giỏi xuất dương nhiều nước, học tập cái hay sau về giúp nước…
Bác Hồ chú ý lắng nghe và trả lời: “Những ý kiến của anh rất hay, hiện nay Chính phủ và đoàn thể ta cũng đang lo những việc lớn đó, nhưng phải tập trung chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn tay sai lâu dài và vô cùng gian khổ”. Bác nói thêm rằng: Việc đào tạo cán bộ là rất cần thiết, nhưng phải chú ý đào tạo ngay trong nước và coi trọng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, tránh thói quan liêu, hủ hóa. Hai bác đang trò chuyện vui vẻ, bỗng có một cán bộ vào báo cáo Bác Hồ có khách đang đợi Bác Hồ để xin ý kiến. Lúc đó cũng đã trưa, Bác Hồ mời bác Khiêm ở lại ăn trưa với Bác Hồ và cụ Huỳnh Thúc Kháng nhưng bác Khiêm chủ động từ biệt: “Tôi ra gặp và thăm chú, biết chú rất bận việc, anh em gặp gỡ thế này là quý lắm rồi, thỏa lòng mong ước bấy lâu, không có điều gì phải nói, phải hỏi nữa, chỉ cầu chúc chú mạnh khỏe cho dân, cho nước được nhờ, là tôi mừng. Ngày mai tôi về trong quê, hai cháu đây còn ở ngoài này, chắc còn được phép và vinh dự gặp chú, nhờ chú dạy bảo cho hai cháu nên người”. Bác Khiêm đứng dậy lại gần Bác Hồ, quàng tay ra sau lưng Bác Hồ, đọc một bài thơ chữ Hán ý nói sông núi cách trở khó đi lại, nghĩa tình quý trọng nhau nhưng ít được gần nhau. Bác Hồ cũng đọc hai câu thơ chữ Hán: “Lộ viễn kỳ khu nan khứ, tình thâm cốt nhục bất vong” (tạm dịch: “Đường xa hiểm trở khó đi, tình thiêng liêng ruột thịt không bao giờ quên”). Hai bác nắm tay nhau cười vui vẻ, Bác Hồ ân cần tiễn bác Khiêm ra tận cầu thang, chúc bác Khiêm về quê mạnh khỏe, Bác Hồ bắt tay hai chúng tôi và khuyên: “Các cháu cố gắng học tập, công tác tốt, khi nào thong thả hai cháu đến với ông”.
Trên đường về, bác Khiêm hào hứng kể cho chúng tôi nghe một số mẩu chuyện nhỏ của Bác Hồ thời niên thiếu như Bác Hồ rất chăm học, học rất giỏi; Bác Hồ tiết kiệm từng mẩu giấy và từng đồng xu; Bác Hồ có chí lớn từ nhỏ; Bác được cụ Phó Bảng (tức cụ thân sinh) cho ngồi nghe các cụ đàm luận việc nước… Bác Khiêm nói: “Hôm nay ông sung sướng quá, được gặp lại ông Hồ sau bao năm xa cách, chỉ thương ông Hồ suốt đời vất vả vì dân vì nước, quên hết mọi việc riêng tư của mình, ông gặp được ông Hồ, về nhà có nhắm mắt cũng thỏa lòng”.
18g ngày 10-11-1946, anh Thọ và tôi vào nơi làm việc của Bác để chào Bác trước lúc lên đường nhận nhiệm vụ mới, tôi được điều vào công tác ở Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam, anh Thọ được điều về công tác ở Quân khu 4, Bác Hồ dặn anh Thọ: “Cháu về trong đó khi có dịp về thăm nhà, cho ông gửi lời thăm sức khỏe bà Thanh, ông Cả Khiêm và bà con nội ngoại, vừa qua vì thời gian quá eo hẹp, ông chưa tiếp chuyện được nhiều khi bà Thanh và ông Cả ra thăm ông”.
Sau đó không lâu, toàn quốc kháng chiến, Bác cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lên Việt Bắc lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Tháng 11- 1950, bác Cả Khiêm tạ thế. Từ chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ vô cùng thương tiếc, Bác gửi thư về điếu người anh ruột của mình: “Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu, tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi xin chịu lỗi bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”(*).
Cả bà Thanh và bác Cả Thanh là những chiến sĩ yêu nước, đã bị tù đày đều hiểu rằng người em trai của mình đang gánh vác nhiệm vụ lớn lao, vận mệnh dân tộc lúc đó như ngàn cân treo sợi tóc. Bác Hồ làm việc suốt ngày đêm, Bác dành thời gian tuy không nhiều để tiếp người chị, người anh ruột của mình tại nơi làm việc, đó là một điều hết sức quý trọng.
_____
(*) Theo tài liệu của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.
(Tạp chí điện tử Hồn Việt
Giấy phép số: 143/GP-TTĐT, bộ Thông tin và Truyền thông cấp)
(Văn bản 3)
Chị em Bác Hồ gặp nhau
HỒ QUANG CHÍNH
http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4723-chi-em-bac-ho-gap-nhau.aspx
Bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954) biệt danh Bạch Liên, là chị ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà tham gia tích cực trong tổ chức chống thực dân Pháp của Đội Quyên, Đội Phấn, cuối năm 1910 bị Pháp bắt, đến đầu 1911 được tha. Năm 1918 lại bị Pháp bắt, bị án khổ sai 9 năm ở Quảng Ngãi do hoạt động yêu nước. Năm 1922 bị an trí ở Huế. Năm 1940 về huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cuối năm 1946, bà ra Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồi đó chúng tôi đang học lớp Mật mã do Bộ Tổng Tham mưu Quân ủy hội mở. Chúng tôi ở đường Ôn Như Hầu, Hà Nội (nay là đường Nguyễn Gia Thiều).
Sáng chủ nhật 27-10-1946, chúng tôi được bà Thanh (chị ruột Bác Hồ) đến đơn vị gọi anh Nguyễn Sinh Thọ và tôi ra bảo: “Bà lần trước ra Hà Nội nhưng ông Hồ đi Pháp chưa về, lần này bà mới ra hôm qua, đi tàu hỏa cũng mệt, nhưng hôm nay phải vào gặp cho được ông Hồ, vì biết ông cũng bận lắm nhưng bà sốt ruột lắm, bà cho hai cháu cùng đi để được vinh dự gặp ông Hồ và để nghe ông Hồ chỉ bảo cho nên người”. Nói đoạn bà đưa anh Thọ cầm một chai tương, đưa cho tôi cầm một đôi gà và bảo: “Đây là gà của bà nuôi, và tương ở quê làm mà hồi nhỏ ông Hồ rất thích, bà cháu ta mang vào biếu ông Hồ, hai cháu cầm cẩn thận”. Chúng tôi vô cùng sung sướng, quên cả xin phép đồng chí phụ trách đơn vị.
Ba bà cháu đi bộ lên Bắc Bộ Phủ, nơi làm việc của Bác Hồ (hiện nay là Nhà khách chính phủ ở đường Ngô Quyền, Hà Nội). Đi ra đường Phố Huế để ngược lên Bắc Bộ Phủ, tôi vô ý đánh sổng con gà. Tôi, anh Thọ và nhờ một số bà con đi đường đuổi mãi mới bắt lại được. Bà Thanh hơi bực và trách tôi: “Thời giờ đã ít, mất công đuổi gà, xách con gà không nổi cũng đòi đi đánh Tây”. Tôi vừa sợ bà vừa xấu hổ, vội vàng trói chặt gà và cẩn thận xách đi.
Đến gần Bờ Hồ, bà Thanh bảo chúng tôi, nhìn đâu thấy bán hoa huệ để bà mua một bó. Ba bà cháu vừa đi vừa ngó tìm, nhưng không thấy đâu có bán thứ hoa đó. Bà Thanh bảo: “Gắng tìm cho bằng được, các cháu chưa biết đâu, đây là một kỷ niệm thân thương và thiêng liêng đối với ông Hồ”… Tìm mãi chẳng thấy, bà Thanh tuy có áy náy nhưng đành thôi, để đi lên Bắc Bộ Phủ, kẻo đã gần trưa. Dọc đường, chúng tôi có hỏi bà Thanh về sự tích này. Bà cho chúng tôi biết: “Lúc cụ Hoàng Thị Loan mất ở Huế, chỉ có mặt ông Hồ và ông Xin mới mấy tháng tuổi (ông Xin là con út của hai cụ, là em ruột kề ông Hồ, ông Xin mất khi còn rất bé). Còn cụ Phó bảng, ông Khiêm hồi đó ở Thanh Hóa, bà thì về ở quê Nam Đàn. Trong cảnh đau thương lớn quá, mẹ mất lúc em còn quá nhỏ, cha, chị, anh đều ở xa, mọi việc chôn cất bà cụ Loan, ông Hồ đều nhờ vào bà con ở Huế. Trong những ngày tang tóc, ngoài mùi hương trầm hương thẻ, những bó hoa huệ màu trắng tinh tỏa hương thoang thoảng, được bà con đưa tới phúng viếng và thờ bà cụ Loan cho đến cả mấy ngày Tết, để lại cho ông Hồ một ấn tượng thiêng liêng sâu đậm về người mẹ kính yêu của mình. Sau này khi gia đình sum họp, ông Hồ kể lại cho gia đình nghe như vậy, và cứ mỗi lần thấy bình hoa huệ được để nơi thờ cúng, mùi hương thoang thoảng, ông Hồ lại nhớ đến người mẹ hiền hòa, tần tảo, chịu thương chịu khó, đã ra đi khi tuổi còn rất trẻ, không được gặp chồng, con gái, con trai lớn của mình.
Đến cổng Bắc Bộ Phủ, thấy hai đồng chí Vệ quốc đoàn, đội mũ ca lô, đính sao vành vàng, đang đứng gác. Bà Thanh nói với đồng chí gác: “Tôi là Thanh, chị ruột của cụ Hồ và đây là hai cháu của tôi, chúng nó cũng bộ đội, chú cho chúng tôi vào thăm cụ Hồ”. Sau khi đồng chí bảo vệ báo cáo lên trên, chừng 5 phút sau, một cán bộ ra đón và đưa bà cháu chúng tôi đến một căn phòng ở tầng hai gần phòng làm việc của Bác.
Đồng chí cán bộ thưa với bà Thanh: “Từ hôm đi Pháp về đến nay, cụ rất bận việc. Hiện nay đang tiếp các đại biểu Quốc hội và cán bộ các tỉnh Nam Bộ ra, cụ làm việc suốt ngày và tới khuya mới đi nghỉ. Đề nghị bà và hai đồng chí ráng đợi ở đây, cụ đã biết bà và hai đồng chí đến”. Bà Thanh và chúng tôi ngồi đợi. Bà Thanh thì hơi sốt ruột, vì tháng trước bà đã ra mà chưa được gặp Bác, chốc chốc bà ngồi xuống đứng lên như bứt rứt trong người. Thỉnh thoảng bà lại nói với chúng tôi: “Chắc ông bận việc quá, không khéo quá trưa mới được gặp”. Còn chúng tôi, mỗi phút trôi qua là một phút hồi hộp, đinh ninh rằng thế nào cũng được gặp Bác Hồ, đang nghĩ trong bụng nên hỏi những gì và khi Bác hỏi thì trả lời những gì, trả lời ra sao… Khoảng 30 phút sau, lúc đó chừng 11g30, bỗng cánh cửa phía trái chúng tôi từ từ mở. Một ông già đứng tuổi, người gầy, dong dỏng cao, râu còn đen, tóc cũng đã điểm hoa râm, có vừng trán cao rộng, đôi mắt sáng, với thái độ hiền hòa, trong bộ ka ki vàng nhạt, đi lại phía chúng tôi. Thấy Bác, bà Thanh vừa gọi vừa chạy lại ôm lấy Bác: “Cậu, cậu, cậu khỏe không?”. Và bà khóc, nước mắt của bà thấm vào cánh tay áo của Bác. Bác cảm động, mắt Bác chớp chớp. Bác lấy khăn mặt lau mắt mình và nói: “Chị khỏe không? Em biết chị chờ em lâu, nhưng vì em đang bận tiếp các đồng chí Nam Bộ ra, chưa thể dứt việc ra được”. Được chứng kiến những phút gặp gỡ tình cảm ruột thịt của chị em Bác, vì dân vì nước xa nhau đã mấy chục năm trời, chúng tôi vô cùng cảm động và đứng lặng người.
Bác và bà Thanh đi lại phía bàn có chúng tôi đứng đó. Chúng tôi lúng túng chưa kịp chào Bác, Bác đã kéo ghế mời bà Thanh ngồi và quay sang phía chúng tôi: “Chị ơi, các chú nào đây?”. Bà Thanh nói: “Không phải chú đâu, cháu gọi cậu bằng ông đó”. Bà chỉ anh Thọ: “Đây là cháu Nguyễn Sinh Thọ, con đầu của Nguyễn Sinh Diên, Phó Bí thư Xô viết Nghệ Tĩnh. Diên là con anh Lời (Lý). Còn cháu này là Nguyễn Văn Danh, ở xã cuối huyện, con nuôi chú Hồ Tùng Mậu. Hai cháu thân nhau như anh em ruột, đến chơi với chị luôn, hôm nay chị đưa hai cháu vào để được gặp ông, để được ông chỉ bảo cho chúng nó nên người”. Bác bắt tay chúng tôi và để tay lên vai chúng tôi: “Tốt, tốt, tốt lắm, hai cháu ngồi”. Bà Thanh nói: “Ông ngồi thì hai cháu mới dám ngồi”. Bác nói: “Mời chị và hai cháu ngồi ta nói chuyện vui. Em đứng cũng được vì mấy ngày nay ngồi quá nhiều rồi, đứng cho thoải mái”. Bà Thanh ngồi đối diện với Bác, còn tôi và anh Thọ đứng bên phải và bên trái Bác. Chúng tôi nghe bà Thanh và Bác nói chuyện. Bà Thanh kể cho Bác nghe về tình cảnh gia đình cụ Phó Bảng Sắc mấy chục năm qua, kể qua bà Thanh và ông Khiêm (anh ruột Bác) hoạt động và bị tù đày ra sao. Bà con họ hàng kẻ còn người mất ra sao. Tôi ngắm Bác không chớp mắt. Đặc biệt tôi nhìn kỹ hai con mắt và bộ râu của Bác, chắc Bác đoán biết, Bác quay lại hỏi tôi: “Cháu nhìn ông gì mà kỹ thế?”. Tôi nói: “Thưa ông, nghe thiên hạ đồn mỗi mắt của ông có hai con ngươi nên sáng lắm, còn râu ông mọc ngược”. Bác cười, đầu hơi cúi xuống về phía tôi, lấy tay chỉ vào mắt và nói: “Mắt ông cũng như mọi người, làm gì có chuyện hoang đường ấy, còn râu (Bác nâng bộ râu đen lên) nó muốn mọc thế nào thì mọc”. Tôi gật đầu và im lặng. Liền sau đó Bác lấy hộp thuốc lá, rút một điếu và đưa mời mỗi chúng tôi một điếu. Anh Thọ thưa: “Thưa ông, chúng cháu không ai hút thuốc cả”. Bác nói: “Thế là tốt. Ông khuyên các cháu không nên nghiện một thứ gì như: rượu, thuốc lá v.v… đó là một tập quán xấu, có hại”. Bà Thanh hỏi Bác: “Cậu đi lâu thế có nhớ quê hương không? Cậu còn nhớ chị ngồi ru võng cho cậu ngủ, chị hát bài ru Non nước không? Thuở đó gia đình ta khá vất vả”. Nói đến đây bà Thanh lại khóc. Nét mặt Bác bùi ngùi cảm động, Bác lại lấy khăn chấm chấm đôi mắt mình, vừa hút thuốc vừa nhìn ra ngoài cửa sổ, Bác nói: “Chị ơi, quê hương nghĩa nặng ơn sâu, mấy mươi năm ấy biết bao nhiêu tình, những chiến sĩ cách mệnh chân chính đều là những người con chí hiếu. Chị ơi, ở nước ngoài, có đôi khi, đêm khuya thanh vắng, bỗng được nghe một lời ru con của người mình, thì lòng dạ mình lại thêm nhớ đất nước, quê hương, bà con…”.
Tiếp đó, Bác hỏi đến quê hương, làng Sen, làng Hoàng Trù (quê nội và quê ngoại Bác) thay đổi ra sao, hỏi về bác Khiêm (anh ruột Bác), về ông nội anh Thọ, và một số cụ ở quê nhà. Sau khi hỏi chuyện bà Thanh, anh Thọ, Bác quay sang để tay lên vai tôi và hỏi: “Thế còn cháu, quê ở làng nào?”. Tôi trả lời: “Thưa ông, quê cháu ở làng Thọ Toán, cuối huyện Nam Đàn”. Nói đến đây, tôi sợ Bác không biết làng tôi, tôi thưa tiếp: “Thưa ông, làng cháu ở gần làng Phổ Đông, Phổ Tứ, làng Nam Kim, gần sông Lam, gần cầu sắt Yên Xuân”. Đến đây Bác nói: “Ờ, ờ, ông nhớ rồi, vùng đó có cả bãi giữa khá to của sông Lam, có lần ông đã đi đò dọc qua đó để đưa thư cho các cụ hoạt động chống đế quốc Pháp”. Tiếp đó Bác hỏi về cha mẹ tôi, hỏi tôi gặp và quen bác Hồ Tùng Mậu từ bao giờ. Tôi lần lượt trả lời Bác Hồ. Bác nói: “Tuy xa quê hương lâu, nhưng ông vẫn nhớ hàng cây dâm bụt, dãy chè mạn hảo, đến tương, món cá kho khô, đến hát dặm Nghệ Tĩnh”. Bác hỏi chúng tôi “có hay đi hát phường vải không?” và Bác mỉm cười.
Bà Thanh sực nhớ và nói: “Chị biếu cậu một chai tương Nam Đàn và hai con gà”. Vừa nói bà vừa chỉ vào góc tường chỗ để chai tương và hai con gà. Bác vui vẻ đáp: “Cảm ơn chị và hai cháu, tương thì để thỉnh thoảng mời cụ Huỳnh (cụ Huỳnh Thúc Kháng) cùng ăn cho vui, gà để nuôi cho nó đẻ trứng”. Bà Thanh thân mật hỏi Bác: “Chị hỏi thật cậu, việc gia đình riêng của cậu thế nào rồi?”. Bác nét mặt hơi nghiêm lại, đưa tay khoan khoát và nói rằng không thể nghĩ đến việc đó được. Hình như bà Thanh biết ý, không hỏi thêm gì nữa mà nói luôn: “Đây cũng là một việc quên tình riêng vì bổn phận. Thế chị hỏi: Khi nào cậu về thăm quê được?”. Bác nhìn ra ngoài cửa sổ, một lát trả lời rằng Bác cũng muốn về thăm quê, nhưng chắc chắn còn lâu, vì việc nước còn nặng nề lắm, rồi Bác quay sang hỏi chuyện chúng tôi: “Trước các cháu làm gì, cách mệnh tháng Tám bùng nổ làm gì, nay làm gì?”. Chúng tôi lần lượt trả lời. Khi biết trước đây không lâu, chúng tôi làm ở Việt Minh Nghệ An và nay vào bộ đội, Bác hỏi chúng tôi về phong trào Việt Minh tỉnh nhà, các đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, nông hội và căn dặn: “Các cháu chuyển lời của ông về thăm hỏi cán bộ tỉnh nhà và nhắc phải đoàn kết, toàn tâm toàn ý phục vụ cách mệnh, đừng quan liêu, hủ hóa”.
Trong lúc Bác tiếp chuyện bà Thanh, chúng tôi thấy nhiều cán bộ đi lên gác và rẽ sang phòng bên, chúng tôi biết là các cán bộ đó đang chờ gặp Bác, hơn nữa buổi gặp cũng đã lâu, đã quá trưa, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian làm việc của Bác, tôi và anh Thọ thưa với bà Thanh để xin về. Bác hỏi: “Thế chị và hai cháu xơi cơm trưa chưa?”. Bà Thanh nói: “Chị đã ăn rồi, thế nào cũng được, nhưng chị muốn cho hai cháu được ăn cơm với ông cho chúng nó mừng”. Bác nói: “Ý em là muốn mời chị và hai cháu đến chiều ở lại ăn cơm với em, có cả cụ Huỳnh cùng dự. Hiện nay em phải làm việc cho đến suốt buổi chiều và tối nào cũng bận làm việc tới khuya”. Tôi mạnh dạn thưa: “Thưa ông, chúng cháu đi đã quá giờ quy định của đơn vị, xin phép ông và bà cho chúng cháu về”. Bác nói: “Các cháu nghĩ như vậy là đúng, cần giữ nghiêm kỷ luật quân sự. Ông không giữ các cháu. Khi nào muốn tới thăm ông cũng được, cứ nói các cháu là cháu của ông, ông sẽ dặn các đồng chí phụ trách ở đây”. Bác quay sang bà Thanh: “Xin mời chị nghỉ lại để chiều ăn cơm với em”. Bà Thanh trả lời: “Hai cháu về thì chị cũng về và ngày mốt chị về trong quê”. Và quay sang nói với chúng tôi: “Thế thì ba bà cháu ta về, để một dịp khác”. Cả ba bà cháu cáo từ ra về. Bác và bà Thanh cầm tay nhau hồi lâu và Bác bắt tay chúng tôi. Bác dặn chúng tôi cần gắng sức học tập, làm việc. Bác cầm tay bà Thanh: “Chúc chị về mạnh khỏe”. Bà Thanh dặn Bác: “Cậu giữ gìn sức khỏe, chị trông cậu gầy, chị thương cậu lắm, khi có dịp chị sẽ ra thăm cậu”. Bác tiễn bà Thanh và chúng tôi đến tận cầu thang, chờ chúng tôi xuống khuất mới quay về phòng làm việc. Cả ba bà cháu vừa đi vừa ngoái lại trông Bác, không muốn xa Bác.
Khi chúng tôi xuống sân, văn phòng đã cho xe hơi đưa hai chúng tôi về đơn vị và đưa bà Thanh về nhà người quen ở một phố thuộc thành phố Hà Nội.
Chẳng bao lâu, cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu, Bác cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lên Việt Bắc lãnh đạo toàn dân kháng chiến, bà Thanh trở về quê nhà. Không ngờ buổi gặp mặt đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, người chị ruột gặp Bác sau mấy chục năm xa cách, đã để lại trong chúng tôi bao tình cảm thân thương, ruột thịt của chị em Bác khi gặp nhau.
(văn bản 4)
Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới
15/05/2012
http://www.tienphong.vn/the-gioi/577233/Loai-thuoc-dang-so-nhat-the-gioi-tpod.html
TPO – Một cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.
Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là ‘Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia.
Trong tự nhiên, loại cây này tự sản sinh và phát tán chất Scopolamine…Chiết xuất từ hạt Borrachero không màu, không mùi và không vị không chỉ tạo ra “những giấc mơ kì lạ”. Đặc tính dễ tan trong nước, những tên tội phạm dùng chất này cho vào thức ăn, nước uống của nạn nhân.
Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.
Anh Ryan Duffy, phóng viên của hãng tin VICE đã đến Bogota, Colombia làm một phóng sự mang tên “Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới”. Đoạn phóng sự dài 35 phút của anh được đăng trải trên Youtube vào hôm 11-5 đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.
…Chỉ một lượng nhỏ thuốc là có thể “sai khiến” được nạn nhân trong khi lượng lớn hơn có thể gây bất tỉnh ngay lập tức và gây mất trí nhớ.
Phan Yến
Theo Digitaljournal
Chú ruột “mẹ” H
Hoàng Xuân Hành là liệt sĩ cận đại, tục gọi là Cố Giám, em ruột cụ tú Hoàng Xuân An, tức là chú ruột bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu cụ Hồ Chí Minh). Ông nhiệt tình yêu nước, đồng chí của Phan Bội Châu. Ông tích cực hoạt động chống Pháp xâm lược trong chiến khu Yên Thế của Hoàng Hoa Thám. Mậu Thân (1908) nhân vụ nghĩa quân đầu độc trại lính ở Hà Nội, ông bị bắt đày Côn Đảo.
Về sau, khi Phan Bội Châu bị bắt về nước và an trí tại Huế, ông từ Côn Đảo trở về sống với Phan Bội Châu tại Bến Ngự (Huế). Sau khi Phan Bội Châu qua đời, ông về quê ở làng Xuân Hòa, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An một thời gian ngắn rồi uống thuốc độc tự tử vào năm 1941.
địt con mẹ lũ 3/// lưu vong phản động chúng mày sắp xuống lỗ rồi mà vẫn sủa láo cắn nhây
LikeLike
Địt mẹ lũ chó phản động cái địt con cụ chúng mày. Không có Bác Hồ thì cả lò nhà chúng mày tha hồ mà bốc cứt ăn vã với nhau
LikeLike