Mục lục:
Chương 1. Cháy nhà Hôi của Hồ phá hiệp định Genève.
Chương 2. Mưu sâu kế bẩn tập kết 1954 Hồ giết CS miền Nam rồi thay bằng quỷ! (Độc giả tự nghiên cứu)
Chương 3. Vừa cướp vừa la, Hồ để CS miền Nam ngồi chơi ngoài bắc. (Độc giả tự nghiên cứu)
***
Chương 1. Cháy nhà Hôi của Hồ phá hiệp định Genève.
Trang Web Wikipedia.org tự hào rằng: “…Các quan điểm khác nhau được trình bày một cách khách quan và không thiên vị ” nhưng họ đã đăng bài: “Hiệp định Genève 1954”, chỉ mói nhìn vào mục lục như sau, liệu ta thấy họ viết có đúng sự thực?
“… 8 Các sự kiện hậu hiệp định
8.1 Phản đối sự chia đôi đất nước
8.2 Lực lượng vũ trang tập kết và dân chúng di cư
8.3 Quốc gia Việt Nam từ chối tổng tuyển cử
8.4 Mỹ hỗ trợ cho Quốc gia Việt Nam
8.5 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị tổng tuyển cử
Tôi không nghi ngờ tính khách quan của họ, nhưng thực sự là họ chưa nghiên cứu sâu.
Qua 7 văn bản dưới đây ta thấy ta sẽ biết được: Ai chính ai tà?
A. Phân tích văn bản:
Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: “người dân có quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam, trong thời gian đó, họ được tự do đi lại.” (Văn bản 1), ấy vậy mà chỉ sau khi ký hiệp định Giơ-ne-vơ có 1,5 tháng Cộng Sản Việt nam (CSVN) đã có ngay “Chỉ thị của Ban Bí thư ngày 5 tháng 9 năm 1954 về việc đấu tranh chống Pháp và bọn ngô Đình Diệm dụ dỗ và bắt ép một số đồng bào ta vào miền Nam” (Văn bản 2), chưa biết có thực chuyện “dụ dỗ và bắt ép ” cụ thể ra sao, nhưng CSVN đã gọi là “bọn ngô Đình Diệm ” thì quả là không được lịch sự. CSVN nói “Để thực hiện mưu mô trên, chúng dùng những luận điệu tuyên truyền xảo trá như nói: vào Nam sẽ được sung sướng, ở lại sẽ bị khủng bố, trả thù, không có tự do tín ngưỡng, v.v..” Không hiểu Chính quyền ông Diệm có tuyên truyền như thế thật không, nhưng thực tế ở Miền Bắc Việt nam từ 1945 đến nay đã chứng minh rõ ràng: “ở lại sẽ bị khủng bố, trả thù” và “không có tự do tín ngưỡng”!
Ai mà có lý lịch dính dáng đến Pháp thì chết tức khắc, kìa Cải Cách ruộng đất ai mà bị quy là Phản động thì sao nhỉ? Về khoản này chính phủ của Hồ chắc chắn là làm ác liệt hơn chính phủ của Diệm đối xử với người có thân nhân là Cộng Sản! Phá đền chùa, miếu mạo thì đã quá rõ, kìa Nhân văn giai phẩm là tự do gì? Kìa phong trào Hướng Đạo Việt Nam đã bị cấm ở Miền Bắc từ 1954 (Nghe nói nó đã cung cấp 2 thủ lãnh làm Lãnh tụ Việt Minh? Chuyện này thực hư ra sao ta hãy xem nghiên cứu ở phần “phong trào Hướng Đạo Việt Nam ”…) Như vậy chính phủ của Hồ có bị oan bởi câu nói: “ở lại sẽ bị khủng bố, trả thù” và “không có tự do tín ngưỡng” không? Họ “Chính quyền của ông Diệm” tuyên truyền oan hay họ nói thật cho nhân dân biết?
Hồ có giữ dân thật không? Hồ có thương Dân vì vào nam thì phải “Những người chúng dụ dỗ và bắt ép đi là:..Mục đích của địch là để bắt những người đó đi lính cho chúng; làm phu ở các đồn điền và làm công nhân ở các nhà máy của chúng…” thật không? Nghe như văn bản 2 thì Hồ giữ dân thật, nhưng sao lại có văn bản 4: “Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 3 tháng 11 năm 1954 về mấy vấn đề cần chú ý trong khi xử trí bọn địa chủ có tội ác trong phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất” Giữ dân mà Hồ lại làm cho dân kinh hồn bạt vía bởi cải cách ruộng đất thế sao? (Xem thêm phần cải cách ruộng đất thực chất là giết người), giữ dân Công giáo mà Hồ lại để cho Cha Hồ Ngọc Cẩn và Linh Mục Phạm Bá Trực chết bất đắc kỳ tử thế sao? Hồ lại làm cho Linh Mục Lê Hữu Từ sợ mất mật thế sao? (Xem thêm phần Hồ với Công giáo thực chất là giết người.)
Miệng nói thương dân, giữ dân mà Hồ lại cứ thụi dân thế sao?
Hai miền chia tách mới hơn một năm, Diệm đã tổ chức được “Trưng cầu dân ý”, điều mà cho đến nay – đã hơn 70 năm kể từ khi Hồ có chính quyền thì người dân Miền Bắc vẫn không biết khi nào mới có! Ấy vậy mà Hồ lại ngang nhiên phá: “Điện của Ban Bí thư – Ngày 9 tháng 10 nǎm 1955 – Gửi Xứ uỷ Nam Bộ và Khu V về chủ trương đối phó với cuộc “Trưng cầu dân ý” của Diệm*” (văn bản 6) Vậy thì Ai chính ai tà?
Thế rồi chỉ sau thời hạn “Ngày 20-7-1956, ngày mà theo Hiệp định đình chiến ký kết tại Hội nghị Giơnevơ phải có tổng tuyển cử tự do toàn quốc ” vài ngày thì Hồ đã có ngay: “Đường lối cách mạng miền Nam, tháng 8 năm 1956(*)” (văn bản 7) Vậy thì Ai chính ai tà?
B. Văn bản nghiên cứu:
Văn bản 1. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
29/09/2010
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30684&cn_id=425786
Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) năm 1954, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của ngườiPháp, công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia, chính thức chấm dứt chế độthực dân Pháp tại Đông Dương.
…Ngày 26 – 4 – 1954, khi Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc chiến dịch tấn công đợt 2 ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu được khai mạc. Tham dự hội nghị có đại diện của: Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ , chính quyền Bảo Đại, Cam-pu-chia và Lào.
… Ngày 18-6-1954, khi nhậm chức, ông Mendès France tuyên bố sẽ từ chức, nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương. Vào thời điểm này, tại Sài Gòn, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng thay Bửu Lộc dưới quyền Bảo Đại.
…Tại cuộc họp đêm 20-7-1954, 5 trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam vào phút chót mới thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng, và thời hạn tổng tuyển cử ấn định là hai năm.
…Theo Hiệp định đã ký kết, nước Việt Nam bị tạm thời chia cắt thành hai miền qua vĩ tuyến 17, các bên tham gia Hội nghị nhấn mạnh rằng “Dù bất cứ trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ”. Sự chia cắt đó chỉ là tạm thời. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 bằng tổng tuyển cử “tự do và dân chủ”. Quân Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời hạn 300 ngày; người dân có quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam, trong thời gian đó, họ được tự do đi lại. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Một Ủy ban Giám sát quốc tế gồm có Ba Lan, Ấn Độ và Ca-na-đa sẽ giám sát việc thi hành các điều khoản của Hiệp định…
Đinh Phương (Tổng hợp)
Văn bản 2. Chỉ thị của Ban Bí thư ngày 5 tháng 9 năm 1954 về việc đấu tranh chống Pháp và bọn ngô Đình Diệm dụ dỗ và bắt ép một số đồng bào ta vào miền Nam
Ngày 23/5/2003. Cập nhật lúc 20h 45′
…Từ ngày đình chiến đến nay, Pháp và bọn Ngô Đình Diệm ráo riết dụ dỗ và bắt ép một số đồng bào ta vào Nam. Đế quốc Mỹ rất tích cực giúp Pháp và nguỵ làm việc này. Chúng dự định đưa từ 50 vạn đến 1 triệu dân ở miền Bắc vào miền Nam. Những người chúng dụ dỗ và bắt ép đi là:
1- Nguỵ binh và gia đình của họ,
2- Giáo dân,
3- Thanh niên, công chức, giáo viên và những người trí thức, nhà chuyên môn, v.v..
Mục đích của địch là để bắt những người đó đi lính cho chúng; làm phu ở các đồn điền và làm công nhân ở các nhà máy của chúng; công chức, giáo viên, trí thức, nhà chuyên môn thì tiếp tục làm việc phục vụ cho chúng, nhưng chủ yếu là chúng cố lừa thanh niên ra lính và có nhân công để bóc lột. Ngoài ra Pháp và nguỵ quyền còn nhằm mục đích gây ảnh hưởng chính trị và kiếm thêm một số phiếu trong cuộc tổng tuyển cử sau này.
Để thực hiện mưu mô trên, chúng dùng những luận điệu tuyên truyền xảo trá như nói: vào Nam sẽ được sung sướng, ở lại sẽ bị khủng bố, trả thù, không có tự do tín ngưỡng, v.v..
Việc tuyên truyền và vận động đấu tranh của ta, việc thi hành các chính sách đúng đắn của ta ở vùng mới giải phóng đã phá được một phần kế hoạch của địch (tính đến cuối tháng 8-1954, chúng mới bắt đi vào Nam được độ 6 vạn người). Nhưng về cǎn bản ta chưa phá tan được kế hoạch của địch. Hiện nay vẫn còn nhiều người tiếp tục bị địch lừa dối và bắt ép đi Nam.
Để phá tan mưu mô của địch, Trung ương nhận định và chủ trương như sau:
- Phải nhận định rằng: việc phá tan âm mưu của địch bắt ép đồng bào ta vào Nam là một cuộc đấu tranh chính trị gay go và cấp bách hiện nay…
…Cuộc đấu tranh chống địch bắt ép một số nhân dân ta vào Nam, phá tan kế hoạch của chúng định bắt từ một nửa triệu đến một triệu dân ta vào Nam để làm phu đồn điền và đi lính cho chúng…
T/M Ban Bí thư
Trường Chinh
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.
Văn bản 3. Điện Ban bí thư gửi đồng chí Lê Duẩn ngày 11 tháng 10 năm 1954
Ngày 23/5/2003. Cập nhật lúc 20h 28′
Anh Ba,
Trả lời Điện 186 của anh về vấn đề đường lối chung và sách lược của Đảng ở nông thôn, Ban Bí thư có ý kiến như sau:
1- Đường lối chung của Đảng ở nông thôn hiện nay là dựa vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp phú nông.
…3- Đối với giai cấp địa chủ, Ban Bí thư đồng ý phương châm sách lược là phân biệt đối đãi nhưng không nên nói “lôi kéo địa chủ dân chủ tiến bộ”, chỉ nên nói tranh thủ những thân sĩ yêu nước. Đối với bọn địa chủ tay sai đế quốc Mỹ và thực dân phản động Pháp, không nên đề ra khẩu hiệu “đánh bại về chính trị”, mà chỉ nên đề ra “cô lập và chống lại” chúng, vì nêu ra “đánh bại” chúng về chính trị thì thực tế không thực hiện được, cán bộ và quần chúng có thể vì hiểu lầm mà đem ra đấu những địa chủ đó. Vả lại chính quyền bên trên và chính quyền nông thôn ở miền Nam vẫn còn trong tay phong kiến mà nói đánh bại bọn trên đây về mặt chính trị thì thực tế cũng khó thực hiện…
Ban Bí thư
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.
Văn bản 4. Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 3 tháng 11 năm 1954 về mấy vấn đề cần chú ý trong khi xử trí bọn địa chủ có tội ác trong phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất
Ngày 23/5/2003.
…I. Về vấn đề xử trí địa chủ cường hào gian ác
Từ nay trong phát động quần chúng, toà án sẽ không truy tố và xử về tội Việt gian phản động hợp tác với đối phương. Đối với bọn địa chủ cường hào gian ác và địa chủ không theo pháp luật bị đưa ra xét xử trước toà án, chỉ xét xử về những tội sau đây:
- a) Tội ác về việc hình, việc hộtrước, trong và sau thời kỳ chiến tranh, tức là những tội ác đánh giết quần chúng, chiếm đoạt tài sản, đốt phá nhà cửa của nhân dân, hiếp dâm, phá hoại sản xuất, v.v..
- b) Tội phá hoại phát động quần chúng,chống lại việc thi hành chính sách ruộng đất của Chính phủ.
- c) Đối với tội chính trịthì trong các bản án và khi tuyên án không nêu những tội Việt gian phản động trong thời kỳ chiến tranh, mà chỉ nêu tội Việt gian phản động trước thời kỳ chiến tranh, tội sau khi đình chiến vẫn chống lại pháp luật của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tội phá hoại Hiệp định đình chiến, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, phá hoại sản xuất, phá hoại công việc quốc phòng, v.v..
Nhưng trong khi xét các vụ án, ngoài việc xét những tội về việc hình, việc hộ, tội phá hoại phát động quần chúng và các tội chính trị nói trên, Ban xử trí các cấp vẫn cần xét đến tội ác Việt gian phản động trong thời kỳ chiến tranh mà cân nhắc tội trạng và định cách trừng trị.
Trong các phiên toà công thẩm và xử án địa chủ, tuỳ trong các bản án và khi tuyên án không nêu những tội Việt gian phản động trong thời kỳ chiến tranh, nhưng phải để cho quần chúng được tự do tố khổ bọn địa chủ có tội, kể cả tội Việt gian phản động của chúng trong thời kỳ chiến tranh, không được hạn chế quần chúng tố khổ trước toà.
Trong khi xét án bọn địa chủ có tội ác, cần theo phương châm dưới đây:
- Cường hào gian ác có tội chính trị thì xử nặng hơn cường hào gian ác không có tội chính trị (khi tuyên án thì không tuyên bố kết án tội hợp tác với Pháp).
…Chỉ thị này chỉ gửi đến các Đoàn uỷ, Tỉnh uỷ và phổ biến miệng xuống đến đội trưởng, đội phó đội công tác.
T/M Bộ chính trị
Trường Chinh
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.
Văn bản 5. Chỉ thị của Ban Bí thư ngày 6 tháng 11 năm 1954 về việc đối phó với âm mưu của địch lừa phỉnh và áp bức đồng bào Công giáo di cư vào Nam
Ngày 23/5/2003. Cập nhật lúc 20h 9′
Gửi các Liên khu uỷ Việt Bắc, III, IV, và Khu uỷ Tả Ngạn,
Theo báo cáo của Liên khu uỷ III, của các Tỉnh uỷ Ninh Bình, Nam Định và của đồng chí Tiêu cán bộ của Uỷ ban liên hợp trung ương thì tình hình địch nguỵ cưỡng ép, dụ dỗ đồng bào Công giáo vào Nam ở nhiều nơi rất nghiêm trọng. Từ khi ta tiếp quản Hà Nội, địch bắt dân vùng Bùi Chu, Phát Diệm di cư vào Nam ráo riết hơn trước. Hiện có một số tàu biển của Pháp, Mỹ đỗ ngay ngoài bờ biển Vạn Lý Nam Định để đón những người bị bắt di cư đưa vào Nam.
…- Ban Tuyên huấn Trung ương và các khu phải có kế hoạch giúp đỡ các địa phương về tài liệu tuyên truyền, đập tan mọi thủ đoạn của địch lừa bịp, dụ dỗ nhân dân. In lời kêu gọi của các Linh mục Phạm Bá Trực1), Vũ Xuân Kỷ2) để phát rộng trong giáo dân. In bức thư luân lưu số 50 của giám mục Hoàng Vǎn Đoàn3) (ở Bắc Ninh) làm tài liệu tuyên truyền rộng.
T/M Ban Bí thư
Trường Chinh
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.
Văn bản 6. Điện của Ban Bí thư – Ngày 9 tháng 10 nǎm 1955 – Gửi Xứ uỷ Nam Bộ và Khu V về chủ trương đối phó với cuộc “Trưng cầu dân ý” của Diệm*
Ngày 22/5/2003. Cập nhật lúc 21h 47′
Theo tin địch, bọn Diệm sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 23-10 để truất phế Bảo Đại và suy tôn Diệm làm Tổng thống. Theo như kiểu chúng đã thi hành ở Miên1), âm mưu của Mỹ – Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý này nhằm chính thức hoá và phát xít hoá chính quyền miền Nam thêm 1 bước, chuẩn bị lực lượng tiến hành lập Quốc hội ở miền Nam, đồng thời lừa gạt dư luận nhằm đi sâu vào việc phá hoại hiệp thương, phá hoại thống nhất, phá hoại hoà bình. Chúng sẽ tập trung mọi khả nǎng và dùng mọi hình thức tuyên truyền cho cuộc trưng cầu dân ý và lừa gạt, khủng bố, bắt ép nhân dân phải tham gia và bỏ phiếu cho Diệm.
Chủ trương đối phó của ta như sau:
- Phải xem việc chống lại cuộc trưng cầu dân ý của Diệm là một công tác quan trọng trước mắt hiện nay
…2. Đến ngày bỏ phiếu, vận động quần chúng tẩy chay không bỏ, nếu chúng khủng bố bắt ép phải đi, tuỳ tình hình từng lúc từng nơi có thể dùng các hình thức đấu tranh sau đây:
- Tìm cách tráo giấy, lấy giấy khác để trắng hoặc viết khẩu hiệu của ta bỏ vào thùng mà không bỏ ảnh của Diệm và Bảo Đại.
-
Dùng mực xoá hết hình ảnh của Diệm và Bảo Đại rồi bỏ vào.
-
Xé ảnh của cả hai tên rồi bỏ vào, v.v..
- Trong cuộc trưng cầu dân ý, thế nào chúng cũng bố trí cảnh sát, gián điệp dày đặc để khủng bố, hǎm doạ và bắt ép nhân dân bỏ phiếu. Ta phải hết sức tỉnh táo không được chủ quan khinh địch. Phải có kế hoạch đề phòng và chống khủng bố của địch. Trong cuộc đấu tranh phải giành được thắng lợi và giữ vững được lực lượng của ta. Các anh chú ý theo dõi dư luận và thái độ của quần chúng đối với việc này và tổng kết kinh nghiệm đấu tranh báo cáo về cho TW.
Riêng XU2) Nam Bộ cần rút kinh nghiệm của địch tổ chức trưng cầu dân ý ở Miên để làm bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh này.
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.
Văn bản 7. Đường lối cách mạng miền Nam, tháng 8 năm 1956(*)
Ngày 19/5/2003. Cập nhật lúc 21h 10′
Trong hai nǎm đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ, nhân dân miền Nam đã biểu lộ rõ ràng lòng thiết tha yêu nước và ý chí kiên cường của người Việt Nam. Đồng thời hai nǎm qua cũng làm cho nhân dân miền Nam thấy rõ âm mưu thâm độc của đế quốc xâm lược Mỹ và tội ác phản bội bán nước của bọn Ngô Đình Diệm.
Ngày 20-7-1956, ngày mà theo Hiệp định đình chiến ký kết tại Hội nghị Giơnevơ phải có tổng tuyển cử tự do toàn quốc để thống nhất đất nước Việt Nam, đã không thực hiện được.
Lý do là bọn đế quốc xâm lược Mỹ và phong kiến độc tài Ngô Đình Diệm đã tìm mọi cách để phá hoại, không chịu thi hành hiệp định, để mong chia xẻ lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa và cǎn cứ quân sự của đế quốc Mỹ để gây lại chiến tranh, mong cướp đoạt giang sơn, Tổ quốc của chúng ta.
A- BA NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA TOÀN QUỐC HIỆN NAY
Để đối phó với tình hình do Mỹ – Diệm gây nên, để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, để giải phóng nhân dân miền Nam ra khỏi ách đế quốc phong kiến, Trung ương Đảng đã nêu ra ba nhiệm vụ chính làm đường lối chung cho toàn bộ công tác cách mạng hiện nay của toàn quốc.
Ba nhiệm vụ ấy là:
- Củng cố thật vững chắc miền Bắc,
- Đẩy mạnh phong trào cách mạng miền Nam,
- Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc trên thế giới.
Vì sao phải củng cố thật vững chắc miền Bắc?
Vì miền Bắc là một nửa nước đã hoàn toàn giải phóng khỏi ách đế quốc phong kiến, đã có chính quyền độc lập và dân chủ của nhân dân, miền Bắc độc lập dân chủ là sự nghiệp thắng lợi của cách mạng, do toàn dân từ Bắc chí Nam đã chiến đấu anh dũng trong chín nǎm với đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ; miền Bắc hiện nay phải là cơ sở thật vững mạnh của toàn quốc để làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng giải phóng miền Nam.
Vì vậy phải củng cố thật vững chắc miền Bắc.
Tại sao phải đẩy mạnh phong trào cách mạng miền Nam?
Vì miền Nam hiện nay còn ở dưới ách thống trị của đế quốc phong kiến. Bọn đế quốc phong kiến Mỹ – Diệm đương dùng chính sách độc tài phát xít của đế quốc thống trị, giai cấp thống trị để chiếm cứ miền Nam, đương phá hoại hoà bình, thống nhất đất nước ta, đương áp bức bóc lột nhân dân ta, đương âm mưu gây lại chiến tranh, mong xâm chiếm cả Tổ quốc ta. Để chống lại Mỹ – Diệm, nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình, là con đường cách mạng. Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác.
Vì vậy phải đẩy mạnh phong trào cách mạng miền Nam.
…B- MỤC ĐÍCH, VỊ TRÍ VÀ ĐỐI TƯỢNG
CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG MIỀN NAM
Phong trào cách mạng miền Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng chung của toàn quốc. Công tác đẩy mạnh phong trào cách mạng miền Nam là để thực hiện một nhiệm vụ trong ba nhiệm vụ chiến lược chung của toàn quốc để nhằm thực hiện mục đích chung của toàn quốc là: giữ gìn hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ chung cho cả toàn quốc.
Vị trí của phong trào cách mạng miền Nam là cùng với toàn quốc tranh đấu thực hiện mục đích chung ấy của toàn quốc.
Nhưng nhân dân miền Nam hiện nay không những chỉ nằm trong cái cảnh đất nước bị chia xẻ, chiến tranh hǎm dọa mà hằng ngày đương bị chính sách độc tài phát xít của Mỹ – Diệm áp bức bóc lột, tù tội chém giết ghê gớm, thợ thuyền đương ở trong cảnh chết đói, công ǎn việc làm không có, nạn thất nghiệp nguy ngập không có lối ra, dân cày đương bị cướp đất tǎng tô tǎng thuế, bị ruồng bố, bị bắt lính, công thương nghiệp bị phá sản, v.v., nhân dân không có một chút quyền tự do dân chủ nào, chính sách khủng bố trả thù, tù tội, chém giết lan tràn khắp thôn quê đến thành thị.
Tình hình ấy nhất định thúc đẩy nhân dân miền Nam phải đứng lên đập tan chính sách độc tài phát xít của Mỹ – Diệm để tự cứu mình.
Vì vậy, mục đích cách mạng của miền Nam còn phải đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Mỹ – Diệm, thực hiện một chính quyền liên hiệp dân chủ có tính chất dân tộc độc lập, để giải phóng nhân dân miền Nam ra khỏi ách đế quốc phong kiến độc tài phát xít Mỹ – Diệm để cùng với toàn quốc thực hiện hoà bình, thống nhất, độc lập dân tộc.
Vì vậy, vị trí của phong trào cách mạng miền Nam không những là cùng với toàn quốc tranh đấu thực hiện mục đích chung của toàn quốc mà còn phải tranh đấu để thực hiện mục đích riêng của mình, tức là tranh đấu tự giải phóng ra khỏi chính quyền đế quốc phong kiến Mỹ – Diệm.