Bài 5. Bọn quỷ đã giết cả nhà Phan Châu Trinh! Nguyễn Thị Bình giả danh Nguyễn Châu Sa! Cháu gái của Phan Châu Trinh!

Phân tích:

Có một mưu đồ giết các trí thức lớn của VN – và tất nhiên là gồm cả những con cháu lớn của họ (Xem thêm phần Loại bỏ các trí thức lớn)

Con Cháu nhà Phan Chu Trinh – Một trí thức lớn của VN – Tất nhiên sẽ thuộc thành phần bị loại bỏ !

Xem quỷ đã giết Gia đình Phan Bội Châu – Quyển 5 – để ta thấy không lẽ gia đình Phan Chu Trinh lại đỏ thế sao?

Ở đây ta thấy:

  1. Mẹ bà Nguyễn Châu Sa – Con gái của Phan Châu Trinh: “…Bà Châu Lan mất năm 1944 tại Sài Gòn.” Vì sao mẹ mất vào lúc tuổi 40? Mất như thế nào? Nguyên nhân mất… Là một câu hỏi chưa có lời đáp? Tuy nhiên ta chỉ cần biết bà mất ở tuổi 40, vào một thời điểm nhạy cảm là năm 1944!

thân sinh ra bà mất quá sớm, lúc 40 tuổi, khi bà mới 16, chị cả của một đàn 5 đứa em cả trai lẫn gái.

  1. Bố bà Nguyễn Châu Sa – Con rể của Phan Châu Trinh:

chồng bà Châu Lan là ông Nguyễn Đồng Hợi làm tham tán công chánh (Agent technique).cuối năm 1945, thân phụ bà ra chiến khu theo lời kêu gọi của Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ

 Ông sau này ra sao? Sống chết thế nào?

Một trí thức Về từ Căm pu chia, và bỏ 6 con nhỏ để làm… Cộng sản?

“…Năm tôi 16 tuổi, ba tôi làm việc tại Cơ quan Trắc địa ở Campuchia. …

…Năm 1945, gia đình bà về nước, bà cùng cha vất vả lao động để kiếm tiền nuôi các em ăn học… Cha ra chiến khu, bà ở lại thành phố, vừa chăm lo cho các em, vừa hoạt động xã hội, tham gia các phong trào học sinh, sinh viên, phụ nữ yêu nước, vận động trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn ủng hộ cách mạng. Năm 1948, bà được kết nạp vào Đảng. Năm 1951, bà bị bắt, bị tù tại khám Chí Hòa. “

Điều gì thôi thúc 1 trí thức đang làm việc ở Cam Pu Chía, về nước rồi bỏ 6 con nhỏ bơ vơ ở một nơi mới là Sài Gòn? Đưa lớn mới 17 tuổi và dưới đó còn 5 em nưa?

Chị gái còn biết nghĩ: “…vì anh Khang không có tôi chắc có thể tìm người khác, còn các em tôi, không có tôi, sợ chúng khó sống.” Vậy mà bố nỡ bỏ con sao?

Không thể!

Lý tưởng cộng sản ư? Không thể phát triển nhanh như vậy!

Nhận thức là một quá trình! Ở Căm Pu trước 1945 ông đã gặp ai giác ngộ ông? Không ai cả!

Một người giác ngộ nhanh như vậy, thì ắt phải là một cán bộ cộm cán CS. Vậy khi chết ông có cấp bậc gì? Ở đơn vị nào?

Giả định có lý tưởng đó, phát triển nhanh như vậy thì thời điểm 1945 không phải là một cái thời điểm gay gắt gì để ông không thể đưa các con nhỏ theo cùng! 1946 mới toàn quốc kháng chiến cơ mà!

  1. Nguyễn Thị Bình k phải là bà Nguyễn Châu Sa – Bà Sa đã bị giết!

3.1  Về từ Căm Pu Chia:

“…Tuổi thơ, cha mẹ cho bà đi học ở Trường Lycée Sisowath (Campuchia, nơi gia đình bà sinh sống lúc đó), ”

Lưu ý: Thời gian sau 1960 rất nhiều người bất minh “Về từ Căm pu…! (Xem…)

3.2 Lý do phải đổi tên?

Có thật là “…Năm 1962, tổ chức quyết định cử bà trở lại miền Nam làm Ủy viên TƯ MTDTGPMN, hoạt động mảng đối ngoại (lúc này được tổ chức đặt tên là Nguyễn Thị Bình). …”?

Lý do phải đổi tên? Ta để ý sẽ thấy không có lý do để đổi tên! Trong 11 người ở Chính phủ lâm thời thì 8 người vẫn hoạt động với tên gốc! Vì sao Nguyễn Châu Sa phải đổi tên? Rõ ràng không có cơ sở để Chủ Tịch Huỳnh Tấn Phát thì vẫn tên cũ mà Nguyễn Châu Sa phải đổi tên!

Nếu có bí danh thì cũng chỉ cần như anh Văn (Võ Nguyên Giáp), Anh Tô (PVĐ)… mà thôi!

Nhất là trong hoàn cảnh mà H đang muốn gia tăng uy tín cho cái “Mặt Trận GP MN VN” thì việc chương cái tên Nguyễn Châu Sa – Cháu cụ Phan Chu Trinh có lợi hơn! Và H đã phải bắt có và giết bao nhiêu Nhân sĩ Trí thức rồi thay người vào đó để gia tăng uy tín cho cái “Mặt Trận GP MN VN” thì việc đổi tên là Nguyễn Thị Bình là không cần thiết và không có lợi!

Từ đó có thể hình dung 1962 H tuyển được một người là Nguyễn Thị Bình (Giỏi tiếp Pháp) để làm bộ trưởng ngoại giao, rồi đến một ngày đẹp trời nào đó, thấy còn trống một cái tên Nguyễn Châu Sa thế là quân sư của H liền gắn cái tên đó vào Nguyễn Thị Bình cho tăng uy tín mà thôi!

Điều này có 2 cái lợi: 1 là: Tăng uy tín cho cái “Mặt Trận GP MN VN”

2 là: Đỡ phải giải thích việc Nguyễn Châu Sa – Cháu cụ Phan Chu Trinh đâu rồi!

3.2 Kể về Chồng – Đinh Khang(1923-1989)

Chồng là học trò của bố?

“Năm tôi 16 tuổi, ba tôi làm việc tại Cơ quan Trắc địa ở Campuchia. Một số anh em tốt nghiệp trường Bách khoa, khoa Cầu cống, từ Hà Nội được cử sang Campuchia thực tập. Ba tôi là người lâu năm trong nghề nên được phân công hướng dẫn họ. Trong số những người thực tập trẻ tuổi này có anh Đinh Khang là người làm việc nhiều nhất với ba tôi, nên tôi quen anh. ”

“Tình cảm giữa chúng tôi nảy nở, ngày thêm mặn nồng. Nhưng ba tôi rất thận trọng vì chưa biết rõ gia đình anh Khang…”

“Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, tôi về Sài Gòn tìm anh Khang và các bạn của anh, họ cũng đã về Sài Gòn tham gia vào các tổ chức Việt Minh. Giữa năm 1946, chúng tôi gặp lại nhau tại đền thờ Cụ Phan. Anh Khang ở cùng với gia đình chúng tôi được mấy tháng, rồi ra Hà Nội. Trước khi đi, anh nói với tôi: “Anh phải ra Bắc tham gia vào quân đội Việt Minh, ở đó anh có nhiều bạn bè, tình hình ở trong Nam phức tạp khó biết làm gì”. …”

Cuối năm 1949, có một đoàn cán bộ từ Nam Bộ ra Trung ương, các chị rất thương tôi và biết chuyện riêng của tôi, hỏi tôi có muốn đi ra Bắc không?

“Hiệp định Genève được ký kết sau chín năm kháng chiến, ngày 23-11-1954, tôi ra tập kết, ba tôi lúc đó đã ở miền Bắc, tại Hà Nội, nên tôi đã gặp lại được anh Khang. Trước đó ba tôi đã báo cho tôi biết là anh Khang “chưa có vợ”, công tác ở ngành công binh. ”

“…Ngày 1-12-1954, một lễ cưới đạm bạc với vài đĩa bánh kẹo, thuốc lá và chén chè… được tổ chức tại số 2 Đinh Lễ, lúc đó là cơ quan Bộ Lao động. Bộ trưởng Nguyễn Văn Tạo làm chủ hôn. Đặc biệt cảm động là ba tôi đã chuẩn bị một bài phát biểu công phu, đầy tình cảm. ”

“Đặc biệt cảm động là ba tôi đã chuẩn bị một bài phát biểu công phu, đầy tình cảm. Ba tôi kể câu chuyện của chúng tôi, xa cách nhau mà vẫn chờ đợi thủy chung. Ba tôi chúc chúng tôi yêu nhau đến “đầu bạc răng long”…. ”

“…Năm 1969, khi ba mất, tôi, Hải, Hồ đều không có mặt để đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Chỉ anh Khang và hai con tôi có mặt. Tôi nghe kể lại cháu Thắng khóc thương ông nhiều nhất. Có lẽ nó được sống với ông nhiều và thấy được sự cực nhọc vất vả của ông – tuổi già ốm đau, phải chăm nom hai cháu…”

“…Năm 1980, ông bắt đầu nghỉ hưu, “đảm đang” lo nội trợ thay bà. …Bà bảo vậy. Chín năm sau ông mất. ”

Lời bàn: Một ông chồng, im hơi lặng tiếng, thọ 66 tuổi! Phải chăng chết …hơi sớm? Có phải chết … kịp thời để vợ còn … kể chuyện?

Sau 9 năm mới gặp lại mà tập kết ra bắc chỉ 8 ngày là cưới? Không thể!

Kể chuyện rất khiên cưỡng! Trong đoạn hồi ký này chẳng thấy kể thêm tên bạn bè, đồng chí gì cả!

Có đến 99% là Nguyễn Châu Sa đã chết – Nguyễn Thị Bình là giả danh mà thôi! (Xem thêm hồi nói về gia đình Phan Bội Châu)

Còn các em của Nguyễn Châu Sa – Cháu cụ Phan Chu Trinh đâu rồi? và họ đi ra nước ngoài như thế nào… là một câu hỏi còn bỏ ngỏ!

Tài liệu dùng để nghiên cứu:

Chuyện người vợ và con của Phan Châu Trinh

http://donghuongtienphuoc.com/tin-tuc/chuy%E1%BB%87n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-v%E1%BB%A3-v%C3%A0-con-c%E1%BB%A7-phan-ch%C3%A2u-trinh

Về đời tư, Phan Châu Trinh lập gia đình vào năm 25 tuổi (1896). Vợ ông bà  Lê Thị Ty, người làng An Sơn huyện Tiên Phước (nay thuộc thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).

         Bà Ty sinh năm 1877, về làm vợ ông Phan Châu Trinh năm 19 tuổi (1896). Năm 1896 ông bà sinh một con trai đầu lòng đặt tên là Phan Châu Dật. Năm 1911 Phan Châu Trinh sang Pháp, đem theo người con trai cả, cho theo học tại một trường Trung học, đậu Tú tài. Nhưng sau đó Phan Châu Dật bị lao ở Pháp chữa không khỏi, năm 1919 ông cho con về nước. Về đến Quảng Nam, Phan Châu Dật vẫn bệnh nặng, đến năm 1921 thì mất tại nhà thương Huế.

       Năm 1901, ông bà sinh cô Phan Thị Châu Liên ( tức cô Đậu), sau này vợ ông Lê Ấm, giáo sư trường Quốc tử giám Huế, Quốc học Qui Nhơn. Ông bà Lê Ấm có nhiều con cháu. Có thời gian ông bà Lê Ấm sống ở Đà Nẵng tại nhà thờ Phan Châu Trinh, nhưng sau dời về ở nhà riêng đường Phan Đình Phùng – Đà Nẵng.

      Năm 1904, ông bà sinh một người con gái thứ, đặt tên là Phan Thị Châu Lan ( tức cô Mè), chồng bà Châu Lan là ông Nguyễn Đồng Hợi làm tham tán công chánh (Agent technique). Ông bà Nguyễn Đồng Hợi là thân sinh bà Nguyễn Thị Bình ( nguyên phó chủ tịch nước Việt Nam). Bà Châu Lan mất năm 1944 tại Sài Gòn.

      …

      Nguyễn Q.Thắng

Nguyễn Thị Bình http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%8B_B%C3%ACnh

Nguyễn Thị Bình (1927-), là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.

Thân thế và bước đầu sự nghiệp chính trị

Bà tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa[1], sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện Bàn, Quảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan (tục gọi là cô Mè, 1904-1944), là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.

Thân phụ của bà là từng làm tham tá công chánh (Agent technique) thời Pháp thuộc, làm công tác họa đồ (nên ông còn được gọi là Họa đồ Hợi) nên thuở nhỏ gia đình bà cư trú tại Phnom Penh, Campuchia, do đó bà được cho ăn học ở một trường nổi tiếng ở Đông Dương thời bấy giờ tại Phnom Penh là trường Lycée Sisowath. Bà được học tiếng Pháp ở đây cho hết tú tài I, và học rất khá.

Năm 1944, thân mẫu bà qua đời lúc bà mới 17 tuổi, bà theo gia đình trở về nước và bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước trong phong trào sinh viên học sinh như cứu tế và cướp chính quyền tại Sài Gòn. Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ cuối năm 1945, thân phụ bà ra chiến khu theo lời kêu gọi của Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ. Riêng bà ở lại để chăm sóc các em, vừa hoạt động bí mật cho phong trào Việt Minh khối sinh viên học sinh và phụ nữ. Lúc này, bà lấy bí danh là Yến Sa [2]. Năm 1948, bà được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương [3]. Năm 1951, bà bị thực dân Pháp bắt giam và bị tra khảo tại bót Catinat, sau đó bị giam ở Khám Lớn rồi nhà lao Chí Hòa (1951-1953).

Năm 1954, bà ra tù và tham gia luôn vào phong trào hoà bình đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1955, bà được điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.

Trở thành nhà ngoại giao

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Năm 1962, bà được điều trở lại miền Nam với cái tên mới là Nguyễn Thị Bình, giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng, hoạt động ở mảng đối ngoại, kiêm Phó tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng. Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam, đến đầu tháng 1 năm 1969, ông Trần Bửu Kiếm giữ chức vụ trưởng đoàn, còn bà được rút về nước để chuẩn bị cho việc thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, bà được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó bà lại trở sang Paris đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời. Trong suốt thời gian 1968-1972, bà nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại hội nghị 4 bên tại Paris, với phong cách ngoại giao lịch lãm và duyên dáng, và được giới truyền thông đặt cho biệt hiệu “Madame Bình”. Khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, bà là người thay mặt một trong bốn bên ký vào bản Hiệp định.

Các chức vụ thời bình

Sau khi đất nước thống nhất, bà làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1976-1987), rồi Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1987-1992). Bà còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V (03/1982-1986), Đại biểu Quốc hội từ khoá VI đến khoá X (1976-2002).

Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu làm Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm (1992-2002). Bà là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức vụ phó nguyên thủ [4] và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ Phó chủ tịch nước.

Sau khi nghỉ hưu vào năm 2002, bà tiếp tục làm Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Năm 2003, bà thành lập Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam và làm Chủ tịch của tổ chức này cho đến nay. Ngoài ra, bà cũng là Chủ tịch danh dự của Hội nạn nhân chất độc màu da cam kể từ khi hội này được thành lập vào tháng 1/2004.

Gia đình

Bà lập gia đình với ông Đinh Khang [5] năm 1955. Ông bà có 2 người con: một trai một gái. Ông Đinh Khang qua đời năm 1989

LB: cuối năm 1945, thân phụ bà ra chiến khu theo lời kêu gọi của Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ” Ông sau này ra sao? Sống chết thế nào?

Kỷ niệm 40 năm ngày ký kết hiệp định Pari về Việt Nam (27/1/1973 – 27/1/2013)

Người phụ nữ bản lĩnh trong Hội nghị Pari

15/01/2013

http://baotintuc.vn/xa-hoi/nguoi-phu-nu-ban-linh-trong-hoi-nghi-pari-20130115103832419.htm

Thật may mắn khi chúng tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện với Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, được nghe bà kể những câu chuyện về bản thân, gia đình và những kỷ niệm của đáng nhớ của bà trong những năm tham gia cuộc đàm phán ở Hội nghị Pari về Việt Nam.

Trong câu chuyện, chúng tôi được biết, mẹ bà là con gái thứ hai của Cụ Phan Châu Trinh, nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng; nhưng bà lại được sinh ra ở tỉnh Sa Đéc, nên được ba má đặt tên là Châu Sa. Ông nội bà là nghĩa binh trong phong trào Cần Vương. Ông cụ thân sinh ra bà từng đi học Trường công chính tại Hà Nội. Bà ngoại và bà mẹ thân sinh ra bà làm nội trợ gia đình. Tuổi thơ, cha mẹ cho bà đi học ở Trường Lycée Sisowath (Campuchia, nơi gia đình bà sinh sống lúc đó), bà được học tiếng Pháp từ nhỏ đến hết tú tài, và học rất khá. Năm bà 16 tuổi thì mẹ qua đời, để lại bà là chị cả của một đàn em 5 người cả trai lẫn gái..

Năm 1945, gia đình bà về nước, bà cùng cha vất vả lao động để kiếm tiền nuôi các em ăn học, từ đi bán gạo, bán trứng, rồi đi làm gia sư… nhưng bà vẫn tham gia các hoạt động yêu nước như cứu tế nạn đói, tham gia cướp chính quyền tại Sài Gòn, chuyển vũ khí ra chiến khu… Cha ra chiến khu, bà ở lại thành phố, vừa chăm lo cho các em, vừa hoạt động xã hội, tham gia các phong trào học sinh, sinh viên, phụ nữ yêu nước, vận động trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn ủng hộ cách mạng. Năm 1948, bà được kết nạp vào Đảng. Năm 1951, bà bị bắt, bị tù tại khám Chí Hòa. Năm 1954 vừa ra tù, bà tham gia luôn vào phong trào hòa bình đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, cuối năm 1955, tổ chức điều bà ra Bắc. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTDTGPMN) ra đời. Năm 1962, tổ chức quyết định cử bà trở lại miền Nam làm Ủy viên TƯ MTDTGPMN, hoạt động mảng đối ngoại (lúc này được tổ chức đặt tên là Nguyễn Thị Bình). Đến năm 1968, bà được cử đại diện đoàn MTDTGPMN tham gia đàm phán Hiệp định Pari. Từ giã chồng và 2 người con, bà lên đường đảm nhận nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng đầy khó khăn, thử thách ấy. …

Phương Lan

(KÊNH THÔNG TIN CỦA CHÍNH PHỦ DO TTXVN PHÁT HÀNH, Giấy phép xuất bản Số 16/GP-TTĐT cấp ngày 11/3/2009
Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Điện thoại: 04-38267042, 04-38252931(2339,2208)- Fax: 04-38253753
Email:baotintuc@vnanet.vn – toasoantintuc@gmail.com)

Nguyễn Thị Bình – nhà ngoại giao nhân dân

21:6′ 23/1/2013

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=19895&print=true

TCCSĐT – Cách đây 40 năm, ngày 27-01-1973 tại Pa-ri, “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao cam go, lâu dài nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, với 202 phiên họp chung công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng trong thời gian 4 năm 9 tháng (từ 13-5-1968 – 27-01-1973). Trong quá trình đàm phán đó, cả thế giới đều rất ngưỡng mộ và khâm phục ý chí kiên định, sự mềm dẻo, nhạy bén của nhà nữ ngoại giao xuất sắc – Nguyễn Thị Bình – người con của quê hương Quảng Nam.

Một chuyên gia biểu tình

Bà Nguyễn Thị Bình, tên thật Nguyễn Châu Sa, sinh ngày 26-5-1927, tại làng La Kham, Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng: ông nội là nghĩa binh trong phong trào Cần vương…

Tháng 4-1951, bà bị địch bắt giam tại Khám Lớn (Sài Gòn), với tội “cầm đầu gây rối, phản nghịch chống chính quyền”, sau đó bị chuyển về Khám Chí Hòa, giam gần 3 năm. Sau khi ra tù, bà tiếp tục hoạt động trong phong trào đấu tranh cho hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tổ chức. Một thời gian sau, bà tập kết ra miền Bắc, công tác tại Hội Liên hiệp phụ nữ Trung ương.

Một nhà ngoại giao xuất sắc

Sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) ra đời, là người giỏi tiếng Pháp, lại có trình độ và thực tiễn hoạt động chính trị, có kinh nghiệm vận động, tuyên truyền nhân dân,… năm 1962, Nguyễn Thị Bình vinh dự được cử làm Ủy viên MTDTGPMNVN, phụ trách công tác đối ngoại. Từ đó, bà được tham dự nhiều hội nghị quốc tế và thăm nhiều nước xã hội chủ nghĩa và tiến bộ trên thế giới. Qua các hoạt động đó, bà đã góp phần nâng cao uy tín của MTDTGPMNVN tại nhiều nước trên thế giới. Đến cuối năm 1967, MTDTGPMNVN có cơ quan đại diện tại hơn hai mươi nước như Liên Xô, Trung Quốc, Cu Ba, Pháp, Đức, Mông Cổ,… và Cu Ba là nước đầu tiên đặt Đại sứ quán bên cạnh cơ quan MTDTGPMNVN (ngày 30-6-1967).

Cuối năm 1968, Nguyễn Thị Bình được cử làm Trưởng đoàn trù bị, rồi Phó Trưởng đoàn của MTDTGPMNVN tham dự Hội nghị Pa-ri (Trưởng đoàn là ông Trần Bửu Kiếm, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TWMTDTGPMNVN). Ngày 04-11-1968, khi vừa đến Pa-ri, bà đã phát biểu ngay về “Giải pháp 5 điểm” của MTDTGPMNVN, trong đó nhấn mạnh:

Sự xúc động của bà có lý do riêng. Năm 1951, bà bị thực dân Pháp bắt và tra tấn ở Sài Gòn khi đang hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên. …

Những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời ngoại giao

Tháng 6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Chính phủ CMLT) được thành lập, Nguyễn Thị Bình được phân công giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Trưởng đoàn Đại biểu Chính phủ CMLT tại Hội nghị Pa-ri, thay thế đoàn Đại biểu MTDTGPMNVN.

Việc Nguyễn Thị Bình được cử làm Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ CMLT tại Hội nghị Pa-ri là có chủ định. Bởi vì bà đã tốt nghiệp tú tài, rất giỏi tiếng Pháp và có quá trình hoạt động chính trị nhiều năm. …

________________

Tài liệu tham khảo:

Mặt trận dân tộc giải phóng Chính phủ cách mạng lâm thời tại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001

Quảng Nam – những tấm gương cộng sản, tập2, Nxb. Đà Nẵng, 2010

Lê Năng ĐôngBan Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam

Gặp bà Nguyễn Thị Bình – hậu duệ của Phan Chu Trinh

Thứ tư, 20 Tháng mười 2004

http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Gap-ba-Nguyen-Thi-Binh-hau-due-cua-Phan-Chu-Trinh/20337175/73/

Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Tuổi thơ, cha mẹ cho bà đi học ở Trường Lycée Sisowath, bà được học tiếng Pháp từ nhỏ đến hết tú tài, và học rất khá. Nhưng bà mẹ, thân sinh ra bà mất quá sớm, lúc 40 tuổi, khi bà mới 16, chị cả của một đàn 5 đứa em cả trai lẫn gái.

…Cha ra chiến khu, bà ở lại thành phố, vừa chăm lo các em, vừa hoạt động xã hội, tham gia các phong trào học sinh, sinh viên, phụ nữ yêu nước, vận động trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn ủng hộ cách mạng.

Hoạt động xã hội của thiếu nữ Nguyễn Châu Sa (tên cha mẹ đặt) lúc đó sôi nổi lắm, và cũng lắm cung bậc, lắm thăng trầm. Điều gì đến, tất yếu phải đến. Năm 1948, bà được kết nạp vào Đảng. Năm 1951, bà bị bắt, bị tù tại khám Chí Hoà. Năm 1954 vừa ra tù, bà tham gia luôn vào phong trào hoà bình đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, cuối năm 1955, tổ chức điều bà ra Bắc. Năm 1960, bão tố cách mạng cuồn cuộn trên bầu trời miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời.

…Nghe tôi kể, bà tủm tỉm: Bà mẹ mình tên là Phan Châu Lang, mình lại được sinh ra ở Sa Đéc, nên cha mẹ đặt là Châu Sa. Khi đi kháng chiến mình lấy tên là Yến, Yến Sa. Nhưng lúc đi hoạt động ngoại giao, năm 1962, để bảo đảm bí mật, tổ chức đặt tên mình là Bình. Cái tên Nguyễn Thị Bình ra đời từ đấy.

…Người đàn bà đẹp thường ít hạnh phúc, lại gian truân. Nhưng bà đã gặp được tình yêu của bà, lại là mối tình đầu sâu sắc. Ông là Đinh Khang, đại tá quân đội. Bà gặp ông năm 1944, nhưng cứ người chân trời, người góc bể. 11 năm sau, năm 1955, ông cưới bà. Nhưng rồi lại “người mặt trận ngoại giao, người mặt trận quân sự”. Hai đứa con, một trai, một gái lần lượt ra đời.

…Ở cái tuổi lên năm, lên mười, đứa con nào cũng cần sự ôm ấp, cần hơi ấm của người mẹ, người cha. Nhưng bà đã phải phó thác các con cho người em gái nuôi nấng, dạy dỗ, và cứ xê dịch nay đây, mai đó. Ông cũng vậy, nay ở khu tư, mai ở khu 5. Khoảng thời gian sum họp vợ chồng, sống với nhau, đầu gối tay ấp như muôn ngàn cặp vợ chồng bình thường khác cũng rất ngắn.

Năm 1976, bà làm Bộ trưởng GD. Tuy có ổn định hơn, nhưng công việc quản lý ngành khiến bà phải đi nhiều, trong nam, ngoài bắc, miền núi, đồng bằng. Năm 1980, ông bắt đầu nghỉ hưu, “đảm đang” lo nội trợ thay bà. “Được cái, ảnh rất hiền, rất thông cảm với công việc của mình!”.

Bà bảo vậy. Chín năm sau ông mất. Các con đều đã có nơi, có chốn. Chỉ còn lại bà với công việc trọng trách, và nỗi buồn sâu thẳm…

Kim Dung

Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Thời gian: – 12 – 1954

Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp bà Nguyễn Thị Bình, cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh

http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/3610/PreTabId/465/Default.aspx

Nội dung sự kiện:

          Đầu tháng

        Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp bà Nguyễn Thị Bình, cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh[1]. Người hỏi thăm tin tức một số gia đình mà Người có quen biết trước đây ở Quảng Nam như gia đình ông Lê Khâm (tức nhà văn Phan Tứ).

 [1]. Nguyễn Thị Bình, sau này là Phó Chủ tịch nước. Mẫu thân của bà là con gái thứ hai của cụ Phan Chu Trinh.

 Nguồn trích:

– Bản tự thuật của bà Nguyễn Thị Bình lưu tại gia đình.

Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.5, tr.540.

Hồi ký Nguyễn Thị Bình

Nhà xuất bản: Tri thức

http://www.sendo.vn/sach/van-hoc/tieu-su-hoi-ky/hoi-ky-nguyen-thi-binh-93619/

Trên tay các bạn là Hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại hòa đàm Paris. Hẳn suy nghĩ đầu tiên của không ít người khi cầm cuốn sách này là tò mò chờ đợi những chuyện ly kỳ về cuộc hội đàm nổi tiếng gay go và dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới ấy, mà tác giả là người trong cuộc. Cần nói ngay: chờ đợi ấy sẽ không được thỏa mãn. Hiểu theo cách nào đó ở đây cũng có một sự “ly kỳ”, nhưng là kiểu khác, về một con người. Cuốn sách nhỏ này nói về con người đó, con đường đi của bà, cuộc đời bà, như bà đã chọn một đầu đề thật giản dị: Gia đình, bạn bè, và đất nước, những nguồn gốc đã tạo nên sức mạnh đặc biệt của bà.

Những người ít nhiều biết bà Nguyễn Thị Bình thường ngạc nhiên về hai điều: sức hấp dẫn, tính thuyết phục lớn và sâu của bà, không chỉ ở trong nước mà cả đối với đông đảo những người ngoài nước, kể cả những nhân vật lớn và “khó” – chúng ta biết chẳng hạn sau năm 1979, khi ta buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh Tây Nam khó nhọc chống lại quân Pôn Pốt xâm lấn biên giới và cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, rất nhiều bạn bè cũ đã không thể thấu hiểu và chúng ta đã phải lâm vào thế cô lập khá lâu, họ đã tìm đến bà Bình, và sau khi nghe bà ôn tồn giải thích, họ bảo: Đúng rồi, chúng tôi đã nghe nhiều người, nhưng đến Bình nói thì tôi tin! Suốt những năm tháng ác liệt, khó khăn nhất của chiến tranh chống ngoại xâm, ở bất cứ nơi nào bà đến trên hầu khắp thế giới cũng vậy, người ta bảo” “Bình nói thì tôi tin”… Có thể nói mà không sợ quá đáng, rằng có lẽ bà là người Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới, từ những người dân thường cho đến các nguyên thủ quốc gia nổi tiếng và thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau. Những năm tháng ấy, bà có mặt ở hầu khắp hành tinh, và thật lạ, thật đẹp, hình ảnh của một Việt Nam đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện không phải bằng một chiến binh đằng đằng sát khí mà là một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng, sự kiên định không gì lay chuyển nổi lại được thể hiện chính bằng một vẻ thong dong đầy tự tin… Bà gọi công việc đó là “ngoại giao nhân dân”, nghĩa là con người đến với con người, trái tim đến với trái tim. Bà đem bạn bè về cho dân tộc. Và đấy là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi kỳ lạ của Việt Nam trong thế kỷ qua.

Điều “lạ” thứ hai ở bà là sức trẻ của trí tuệ và tâm hồn, sức sống và sức làm việc đáng kinh ngạc, tầm nghĩ rộng, sâu và sắc, thậm chí càng phát triển cùng với tuổi tác. Hầu như trên tất cả các mũi nhọn nhất và sâu nhất của đời sống xã hội và con người hiện tại đều có mặt bà, ở hàng đầu, miệt mài, không mệt mỏi…

Là người có may mắn được gần gũi và cùng làm việc với bà trong một số năm qua, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn những trang viết này của bà, có thể gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ, không chỉ về một thời sôi nổi đã qua, mà cả về hôm nay và ngày mai của đất nước.

Mục lục

QUÊ HƯƠNG

TUỔI THƠ

“TÔI LÀ NGƯỜI HẠNH PHÚC”

TRƯỞNG THÀNH TRONG

KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

MỘT MẶT TRẬN ĐẶC BIỆT

CỦA CUỘC CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

CUỘC ĐÀM PHÁN DÀI NHẤT LỊCH SỬ

TOÀN THẮNG ĐÃ VỀ TA

NHỮNG KỶ NIỆM

VÀ CẢM NGHĨ CÒN LẮNG SÂU

TOÀN THẮNG VÀ

THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

NHỮNG ĐIỀU TÔI NGHĨ

CÓ TRÁCH NHIỆM

PHẢI NÓI RÕ HƠN

VÀO NGÀNH GIÁO DỤC

TRỞ LẠI NGOẠI GIAO NHÂN DÂN

PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC

VỀ HƯU NHƯNG BẬN RỘN

Trân trọng giới thiệu!

Tôi là người hạnh phúc

Cập nhật lúc 09:48, Chủ Nhật, 24/06/2012 (GMT+7)

http://www.baodanang.vn/channel/5433/201206/Toi-la-nguoi-hanh-phuc-2174444/

Tôi phải kể qua việc riêng của mình, cuộc sống tình cảm thật sự là phần hết sức quý giá trong đời tôi.

Năm tôi 16 tuổi, ba tôi làm việc tại Cơ quan Trắc địa ở Campuchia. Một số anh em tốt nghiệp trường Bách khoa, khoa Cầu cống, từ Hà Nội được cử sang Campuchia thực tập. Ba tôi là người lâu năm trong nghề nên được phân công hướng dẫn họ. Trong số những người thực tập trẻ tuổi này có anh Đinh Khang là người làm việc nhiều nhất với ba tôi, nên tôi quen anh. Anh Khang lại là người yêu thể thao, bóng bàn giỏi, bóng chuyền, bóng rổ anh đều chơi hay. Chúng tôi thường gặp nhau trên sân bóng rổ.

(Ảnh – Gia đình nhỏ sum họp sau 5 năm đàm phán Paris(1974). Từ trái sang: Con gái Đinh Thùy Mai(1960), con trai Đinh Nam Thắng(1956), chồng Đinh Khang(1923-1989).)

Tình cảm giữa chúng tôi nảy nở, ngày thêm mặn nồng. Nhưng ba tôi rất thận trọng vì chưa biết rõ gia đình anh Khang; mặt khác, ba tôi cũng muốn tôi được học đến nơi đến chốn đã. Lúc đó tôi cũng có một số bạn trai, nhưng tình yêu của tôi chỉ dành cho anh Khang. Chúng tôi hứa hẹn với nhau…

Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, tôi về Sài Gòn tìm anh Khang và các bạn của anh, họ cũng đã về Sài Gòn tham gia vào các tổ chức Việt Minh. Giữa năm 1946, chúng tôi gặp lại nhau tại đền thờ Cụ Phan. Anh Khang ở cùng với gia đình chúng tôi được mấy tháng, rồi ra Hà Nội. Trước khi đi, anh nói với tôi: “Anh phải ra Bắc tham gia vào quân đội Việt Minh, ở đó anh có nhiều bạn bè, tình hình ở trong Nam phức tạp khó biết làm gì”. Chúng tôi chia tay nhau, hẹn sẽ sớm gặp lại. Vậy mà phải chín năm sau, khi tôi tập kết ra Bắc năm 1954, mới có ngày sum họp. Suốt chín năm dài đó tôi chỉ nhận được của anh vỏn vẹn mấy chữ: “Chúc em và cả gia đình an toàn, khỏe mạnh”. Một dòng chữ viết trên một mảnh giấy nhỏ, nhàu nát, do một đoàn cán bộ từ Trung ương vào Nam chuyển cho, có thể xem là một bức thư? Dù sao tôi cũng rất vui vì biết anh còn sống, còn nghĩ đến tôi. Ba tôi phát hiện “con rể” ngoài Bắc cũng ở ngành công binh vì trong một tạp chí công binh từ Bắc gửi vào có bài viết của tác giả Đinh Khang.

Tôi hoạt động ở nội thành, nhưng cũng có nhiều thời gian ra chiến khu làm việc, hội họp. Các đồng chí lãnh đạo quan tâm đến tôi, khuyên tôi nghĩ xem việc tôi và anh Khang cách bức thế, có nên chờ đợi nhau? Thật ra lúc đó cũng không biết chừng nào kháng chiến mới thắng lợi, mới gặp lại nhau. Song tôi tự nhủ nếu có ai mà tôi yêu hơn anh Khang thì tôi sẽ tính, còn quả thật tới lúc đó trong lòng tôi vẫn chỉ có anh là duy nhất. Cuối năm 1949, có một đoàn cán bộ từ Nam Bộ ra Trung ương, các chị rất thương tôi và biết chuyện riêng của tôi, hỏi tôi có muốn đi ra Bắc không? Tôi suy nghĩ rất nhiều, nhưng sau đó tôi đã trả lời là không thể đi, vì anh Khang không có tôi chắc có thể tìm người khác, còn các em tôi, không có tôi, sợ chúng khó sống. Tôi sẽ không bao giờ hối tiếc về quyết định này. Có lẽ đáp lại tình thương của tôi, năm em tôi đều lớn lên, trưởng thành. Sau này, chúng đã là chỗ dựa về tình cảm và tinh thần của tôi.

Hiệp định Genève được ký kết sau chín năm kháng chiến, ngày 23-11-1954, tôi ra tập kết, ba tôi lúc đó đã ở miền Bắc, tại Hà Nội, nên tôi đã gặp lại được anh Khang. Trước đó ba tôi đã báo cho tôi biết là anh Khang “chưa có vợ”, công tác ở ngành công binh. Tôi vô cùng xúc động khi nhận ra anh trong quân phục màu xanh lá cây, trầm ngâm nhìn tôi. Anh khẽ hỏi “Em khỏe không?”. Chắc anh thấy tôi gầy, vì tôi mới ra tù được vài tháng. Không bao giờ tôi có thể quên những giây phút đó.

Chúng tôi vội vàng làm đám cưới vì đã có dự tính là sau hai tháng tôi phải trở lại Sài Gòn hoạt động. Ngày 1-12-1954, một lễ cưới đạm bạc với vài đĩa bánh kẹo, thuốc lá và chén chè… được tổ chức tại số 2 Đinh Lễ, lúc đó là cơ quan Bộ Lao động. Bộ trưởng Nguyễn Văn Tạo làm chủ hôn. Đặc biệt cảm động là ba tôi đã chuẩn bị một bài phát biểu công phu, đầy tình cảm. Ba tôi kể câu chuyện của chúng tôi, xa cách nhau mà vẫn chờ đợi thủy chung. Ba tôi chúc chúng tôi yêu nhau đến “đầu bạc răng long”. Làm cha, làm mẹ thì lúc nào cũng thương con: lúc nhỏ nuôi dạy, lớn lên lo nên người, lo cho chúng được hạnh phúc. Ba tôi là vậy. Chính sự chăm lo và tình thương của ông đã làm cho tôi luôn muốn làm tốt việc mình đang làm, muốn ba tôi được vui và tự hào về con mình. Rất tiếc là khi tôi được nhận những nhiệm vụ quan trọng, hoàn thành tốt trọng trách được giao, thì ba tôi không còn…

Tôi là người hạnh phúc. Tôi đã lấy được người mình yêu, và đó cũng là mối tình đầu. Vì công tác, anh Khang và tôi thường xa nhau. Nhưng tình nghĩa giữa chúng tôi đã giúp tôi đứng vững và hoàn thành nhiệm vụ. Năm 1956, tôi sinh cháu Thắng, năm 1960, sinh cháu Mai.

Chiến tranh chống Mỹ ngày càng ác liệt, tôi phải xa các con đi làm nhiệm vụ công tác đối ngoại ở xa. Có đồng chí hỏi tôi, để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề được Đảng, Nhà nước giao phó, tôi có khó khăn gì nhất? Khó khăn thì không ít, nhiệm vụ được giao luôn cao hơn sức mình. Có lẽ nhiều đồng chí cũng như tôi, trong lúc đất nước đang sôi sục chiến đấu với kẻ thù, không thể từ chối bất kỳ việc gì mà kháng chiến, đất nước đang cần. Phải vừa làm vừa học, ngày hôm sau phải làm tốt hơn ngày hôm trước. Nhưng có một khó khăn mà tôi không vượt qua được, và tôi cho là một sự hy sinh của mình: đó là việc chăm sóc hai con tôi. Từ hai tuổi chúng đã phải đi nhà trẻ, một tuần mới về nhà một lần, khi mẹ đi vắng có các cậu đưa đón, các cậu bận thì không được về. Khi các con tôi đã lớn hơn, tôi phải đi vắng hằng năm, phải gửi Thắng và Mai cho trường nội trú. Chiến tranh ác liệt, các cháu lại đi sơ tán với dì. Ba ở quân đội nên cũng không lo được cho các con. Đi công tác xa, nghe bom đạn rơi gần chỗ con ở, tôi lo lắng đến thắt lòng, thương các con vô cùng. Đất nước bị chia cắt trong hơn hai mươi năm, tôi cảm thông sâu sắc với các anh, các chị phải xa con đằng đẵng, khiến chúng thiếu tình thương và sự dạy dỗ cần thiết. Chiến tranh, biết bao nhiêu người phải hy sinh, còn có lựa chọn nào khác! Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng.

Về gia đình, tôi phải nói trước hết về ba tôi. Mẹ tôi mất sớm khi ba tôi mới 42 tuổi. Thương con, lại trong cảnh kháng chiến, ba tôi không đi bước nữa. Bây giờ nghĩ lại, nếu sau ngày ra miền Bắc, ba tôi có người chăm sóc khi bệnh hoạn trong lúc tất cả chúng tôi đều ở xa, chắc ba tôi đỡ khổ hơn.

Ba tôi là người cương trực. Nghe nói trong cải cách ruộng đất, ông dám đứng ra bảo vệ một số người bị quy chụp oan. Ông cũng là người khỏe mạnh, trước đây công tác ở ngành trắc địa, từng băng rừng lội suối như không, nhưng có lẽ do bị địch bắt và tra tấn nhiều lần, và sau này làm Trưởng ban Công binh Nam Bộ hoạt động trong rừng sâu, nước độc nên khi lớn tuổi thì đổ bệnh, ba tôi phải nằm bệnh viện hàng nửa năm… Năm 1969, ở Hội nghị Paris về nhận chỉ thị, tôi hết sức đau buồn khi biết tin ba đã nằm viện mấy tháng rồi, người gầy còm tiều tụy. Tôi ôm lấy ba, nước mắt giàn giụa: “Ba ốm sao không cho con hay?”. Ba tôi xúc động trả lời: “Chuyện ba ốm là chuyện nhỏ, việc con làm hiện nay quan trọng hơn!”. Thế đó, ba tôi rất thương các con, nhưng lúc nào cũng nghĩ đến việc chung. Ông tự hào là cả gia đình đều tham gia kháng chiến. Tôi nhớ trong những năm ác liệt, ba tôi luôn theo dõi sát tình hình chiến trường miền Nam. Nghe tin bà con bị thảm sát, ba tôi khóc; nghe tin quân ta thắng trận, ba tôi cũng chảy nước mắt. Lúc đó, bốn anh chị em chúng tôi ở miền Bắc, còn Hà, em trai kế tôi đang hoạt động ở miền Nam. Ba tôi cứ nhắc đến Hà luôn: không biết Hà nó sống thế nào? Năm 1968, nghe tin em tôi bị bắt, ông lại bị một cú sốc mạnh. Thật đau buồn là Hà không bao giờ được gặp lại ba vì ba tôi mất năm 1969 khi chiến tranh còn lâu mới kết thúc. Em tôi thì bị đày ra Côn Đảo, mãi đến khi giải phóng miền Nam năm 1975 mới được trở về.

Ngày 1-5, Côn Đảo được giải phóng, anh em tù được tàu trong đất liền ra đón. Chúng tôi gặp lại Hà sau 20 năm xa cách. Chúng tôi ôm nhau mừng vô kể, lại càng nhớ đến ba. Giá lúc này còn ba, chắc ông vui không sao kể được!

Những năm chiến tranh, cũng như bao gia đình, chúng tôi mỗi người một nơi, chẳng mấy khi được gặp nhau. Em Hải, kế Hà, đi học ở Trung Quốc từ năm 1953, mãi đến 1958 mới về nước, rồi cùng Hồ đi học nghiên cứu sinh ở Liên Xô. Loan, em gái tôi đi học ở Trung Quốc từ năm 1961 đến 1966. Chỉ có Hào, em út, đi bộ đội, gầy gò mà vào cả Trường Sơn, tại ngũ sáu, bảy năm mới về.

Năm 1969, khi ba mất, tôi, Hải, Hồ đều không có mặt để đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Chỉ anh Khang và hai con tôi có mặt. Tôi nghe kể lại cháu Thắng khóc thương ông nhiều nhất. Có lẽ nó được sống với ông nhiều và thấy được sự cực nhọc vất vả của ông – tuổi già ốm đau, phải chăm nom hai cháu…

Đời tôi, do công tác nên thường xa gia đình, nhưng những người thân yêu của tôi như bao giờ cũng luôn ở cạnh, gắn bó và là động lực trong mọi công việc của tôi. Cũng có thể nói tôi có một cuộc đời rất lạ: không thể tách ảnh hưởng và tình thương của gia đình trên mỗi bước đường nhiều nỗi gian truân của mình. Đó là sức mạnh và cũng là hạnh phúc của đời tôi.

NGUYỄN THỊ BÌNH

(Rút từ Hồi ký Gia đình, Bạn bè và Đất nước)

cháu ngoại Phan chu Trinh

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%8B_B%C3%ACnh

Bà Nguyễn thị Bình không phải là cháu ngoại nhà cách mạng Phan chu Trinh. Bà Bình tên thật là Châu Sa sống ở Campuchia. Cụ Phan chu Trinh đúng là có người cháu gái tên Nguyễn thị Bình. Bà Châu Sa biết rõ nhưng lại lấy tên Nguyễn thị Bình này nên có cơ sở cho thấy chính bà Châu Sa muốn đánh lừa dư luận. Đó là cách CSVN huyễn hoặc hóa nhằm đề cao nhân vật, đánh lừa dư luận khiến dư luận hiểu là CSVN tốt nên được hậu duệ các nhà yêu nước ủng hộ. Bằng chứng là trong quyển sách ” Hồi ký không tên”{{cần dẫn chứng}} của Lý Quý Chungđây là ai vậy? có viết về việc gặp Bà Bình và hỏi rõ một số chi tiết vấn đề Bà Bình xác nhận là không phải cháu ngoại Phan Chu Trinh. Trong tiểu sử Phan chu Trinh không nói về người cháu Châu Sa này. Trong lý lịch Bà Bình do Hội phụ nữ VN viết cũng không nói bà con ai và không ghi nhận là cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh! Hội phụ nữ cũng không nói Bà Bình tốt nghiệp hết cấp tú tài Pháp ở Campuchia.Nếu nói trường Pháp nổi tiếng thì trường Pháp Marie Curie ở VN là trường nử Pháp nổi tiếng hơn.Các báo chí VN thì có viết rằng Bà là cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh vì báo VN là báo tuyên truyền cho CSVN không thông tin đa phương. Thảo luận này là của Thành viên:Hongsuong lúc 11:52 ngày 7 tháng 4 năm 2007

Cho dù nhân vật trong bài viết không phải là cháu của Phan Chu Trinh đi nữa thì việc bà lấy tên Nguyễn Thị Bình đâu có gì là đánh lừa dư luận. Có chứng cớ xác đáng rằng bà ấy từng xưng là cháu của Phan Chu Trinh không?–Bình Giang 13:12, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)

Có nhiều thông tin bà Bình là cháu ngoại cụ Phan, thậm chí thông tin web này tôi nghĩ là cũng khá trung lập Kỷ Niệm Phan Chu Trinh (1872-1926) Hùng Sử Việt], trong đó có đoạn về 2 người con gái của cụ Phan:

” Hai người con gái: Phan Thị Châu Liên (tức cô Đậu 1901- ?) chồng là ông đốc học Lê Ấm (1897-1976) ông bà Lê Ấm ở nhà thờ cụ Phan gần ngã năm Hoàng Diệu Ðà Nẳng Ông bà Lê Ấm có con trai Lê Khâm (1930-1995) tập kết ra Bắc theo học Đại học tổng hợp Hà nội là một nhà văn đã quá cố) và người con gái là Lê Thị Minh; Phan Thị Châu Lan (tức cô Mè 1904 -1944) chồng là ông Nguyễn Ðồng Hợi làm tham tá công chánh (Agent technique) là thân sinh của bà Nguyễn Thị Bình (hiện nay phó Chủ tịch nhà nước CSVN). Các cháu không theo thuyết Dân Quyền của ông ngoại, ngược lại theo cộng sản Marxismus).”

Trong các trang WIKI tiếng Anh en:Nguyen Thi Binh, tiếng Pháp fr:Nguyễn Thị Bình và tiếng Ý it:Nguyễn Thị Bình cũng ghi rõ chi tiết này

WIKI tiếng Anh: “She was born in 1927 in Sa Đéc province and is a grand-daughter of the patriot Phan Chu Trinh; she studied French at Lycée Sisowath and worked as a teacher during the French colonisation of Vietnam”

WIKI tiếng Pháp: “Madame Bình est issue d’une lignée de patriotes vietnamiens, dont le grand-père Phan Châu Trinh (1872-1926) a eu les funérailles suivies par 60 000 personnes.”“Après des études secondaires au lycée français ”Sisawath””

WIKI tiếng Ý: “È la nipote del patriota Phan Chu Trinh.”“Studiò francese al Lycée Sisowath e lavorò come un insegnante durante la colonizzazione francese del Vietnam.”

Và đây là web trong nước Gặp bà Nguyễn Thị Bình – hậu duệ của Phan Chu Trinh – VietnamNet

Có lẽ tất cả các thông tin này đều tuyên truyền cho Cộng sản Việt Nam???Bring Vietnam to the world 16:46, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)

Lịch sử VN đang có vấn đề, cần loại bỏ các huyễn hoặc, phóng đại. (Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Cụ Phan chu Trinh có cháu gái tên thật Nguyễn thị Bình còn Bà Nguyễn Châu Sa trước lấy bí danh Yến Sa sau mới lấy bí danh Nguyễn Thị Bình, không phải là tên thật. Chưa thấy Bà Châu Sa tự xưng hay tự khai lý lịch đại biểu quốc hội là cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh nhưng cũng không đính chánh khi báo chí nói sai, tung hỏa mù vào quần chúng.

(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Một trong nghịch lý là không ai ở VN mà gửi con gái đi học trường Sisowath là trường Trung học Pháp tại Campuchia trong khi ở VN có trường trong học Pháp lớn hơn như trường Chasseloup Laubat cho Nam sau đổi là Jean Jaques Rousseau nơi Ông Hoàng Sihanouk Campuchia sang học! Ngoài ra còn có trường Marie Curie cho nữ sinh. Các trường khác dạy tiếng Việt nhưng có chương trình học song ngữ Pháp Việt và thi Brevet.

Đây là một sách lược chánh trị của người CSVN chứ không chỉ là nhầm lẫn. Báo chí VN chưa có tính độc lập trung lập còn nặng tuyên truyền nên độ chính xác khi nói về chánh quyền không đáng tin cậy.Các bài viết tiếng Anh tiếng Pháp cũng sai cho nên có học sinh Mỹ bị cho ăn điểm kém khi không tìm đọc sách lịch sử chính thức mà truy thông tin trên mạng với các bài viết không có tên tác giả ! Bà Bình còn sống nên người nào viết lịch sử cần tuân theo nguyên tắc có tài liệu chính xác. Nay có tranh luận có thể gửi yêu cầu bà chính thức lên tiếng như Ông Nông Đức Mạnh . —thảo luận quên ký tên này là của Hongsuong (thảo luận • đóng góp)

19.4.2007 Gửi các thành viên tham gia Wikipedia. Không có văn bản chính thức nào xác nhận bà Châu Sa là con cháu Cụ Phan Chu Trinh vì sao cứ làm kẻ nói dối không chấp nhận sửa lại tiểu sử Bà Châu Sa ? Muốn xoay chuyển cả thế giới bằng những lời nói dối ư ? (Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Bà từng kể trên báo chí rằng từng nói dối Việt Kiều khi gặp Việt kiều dưới danh nghĩa người của chánh phủ CHMNVN không Cộng sản. Khi Việt Kiều hỏi bà có phải là đảng viên đảng Cộng Sản không bà trả lời là Bà theo đảng Việt Nam và mừng là lời nói dối của mình được Việt kiều tin. Tôi đọc tin này và từ đó tôi ghét bà Châu Sa thậm tệ, gạt người ân cần đến lắng nghe mình là con người thiếu liêm sĩ, gạt người tin mình là điều vô đạo đức nhất. Có đúng không ? hongsuong —thảo luận quên ký tên này là của 203.210.230.190 (thảo luận • đóng góp)

20.4.2007 Châu Đốc thuộc tỉnh An giang phía Nam sông Hậu giáp biên giới Campuchia. Sa Đéc thuộc Đồng Tháp.Từ cầu Mỹ Thuận đường lên Sàigòn có một ngã rẽ vào Sa đéc, hai tỉnh xa nhau. Lý lịch này không chính xác vừa ở Châu Đốc Tỉnh An Giang vừa ở Sa Đéc hai tỉnh khác nhau và xa nhau ? (Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

còn Bà Châu Sa sao lại chối bỏ người sinh thành để nhận vơ kiểu ” thấy sang bắt quàng làm họ” như thế ? Viết lý lịch mà cố vẻ sao cho hợp lý hóa việc Cha làm công chức ở Đà nẳng mà con gái học ở Campuchia suốt từ nhỏ đến tú tài một nên có nhiều điều bất hợp lý. —thảo luận quên ký tên này là của 203.210.230.190 (thảo luận • đóng góp)

23.4.2007 Tôi là dân đồng bằng nên biết rất rõ về cả hai tỉnh Dồng Tháp và Châu Đốc. Trong lý lịch của Bộ ngoại giao đã ghi sai về Nơi sinh: Châu Đốc, Sa Đéc (Đồng Tháp) và từ đó cứ trích dẫn sai. Địa chỉ thường trú của Bà Bình : 68B, Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Nếu không sửa sai tôi sẽ gửi ý kiến tranh luận này đến cho Bà Bình và bộ ngoại giao VN chắc chắn kèm theo lời phản ứng xấu. (Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

hongsuong —thảo luận quên ký tên này là của 203.210.230.190 (thảo luận • đóng góp)

Đề nghị thành viên vô danh sử dụng IP 203.210.230.190, ký tên là hongsuong cung cấp các tài liệu đó. Lưu ý là các tài liệu cần phải từ các nguồn có thể kiểm chứng được chứ không phải là tự nghĩ ra. Vương Ngân Hà 00:28, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)

Truy cập vào trang web bộ ngoại giao sẽ thấy địa chỉ của Bà Châu Sa. Không có tin nào là tưởng tượng cả .

Ngày 23/07/2007

Kính gửi các thành viên Wikipedia. Tôi tên Nguyễn Đông Hòa là cháu cố của ông Phan Châu Trinh{{cần dẫn chứng}}. Hiện nay tôi dang ở tại khu lưu niệm Phan Châu Trinh, số 9 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM. Tôi xin phép được cung cấp một số thông tin có liên quan đến đề tài tranh luận này. Ông Phan Châu Trinh có 3 người con là Phan Châu Dật, Phan Thị Châu Liên và Phan Thị Châu Lan. Người con trai Phan Châu Dật mất sớm vào năm 1921 khi chưa lập gia đình. Bà Phan Thị Châu Liên kết hôn với ông Lê Ấm có 7 người con là Lê Thị Khoách, Lê Thị Kinh (Phan Thị Minh), Lê Thị Lộc, Lê Khâm (Phan Tứ), Lê Thị Sương, Lê Thị Chi và Lê Thị Trang. Người con gái thứ hai là bà Phan Thị Châu Lan kết hôn với ông Nguyễn Đồng Hợi và có 6 người con là Nguyễn Thị Châu Sa (Nguyễn Thị Bình), Nguyễn Đông Hà (cha tôi), Nguyễn Đông Hải, Nguyễn Thị Châu Loan, Nguyễn Đông Hồ và Nguyễn Đông Hào. Tôi xin xác nhận bà Nguyễn Thị Bình tức Nguyễn Thị Châu Sa chính là cháu ngoại của ông Phan Châu Trinh. Theo lời cha tôi kể lại ông nội tôi là tham tá công chánh (Agent technique), chịu trách nhiệm đi đo đạc để vẽ bản đồ vì vậy ông đã đi khắp các tỉnh miền tây và sau cùng là ở Campuchia. Người con gái đầu sinh ra tại Sa Đéc nên đặt tên là Sa với chữ lót là Châu để tưởng nhớ ông Phan Châu Trinh. Đến cha tôi là Nguyễn Đông Hà, sinh ra tại Hà Tiên. Còn các cô chú còn lại đều sinh ra tại Campuchia nên có lẽ ông nội không tìm ra địa danh phù hợp để đặt tên !! Hiện nay tại khu lưu niệm Phan Châu Trinh chúng tôi còn có rất nhiều thông tin và tư liệu về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của ông Phan Châu Trinh. Các anh chị có nhu cầu tìm hiễu thêm có thể liên lạc hoặc đến tham quan khu lưu niệm. Xin trân trọng kính chào Donghoa99 12:31, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)

(NTB – Người có lý lịch bất minh – Hứa Hoành)

  1. Gia đình con gái thứ 1!

Lê Ấm

http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=L%C3%AA+%E1%BA%A4m&type=A0

Lê Ấm là Giáo sư, nhân sĩ yêu nước quê làng Gia Cát, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nay xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Xuất thân trong một gia đình Nho học truyền thống, con trai cử nhân Lê Tự, con rể chí sĩ Phan Châu Trinh. Thuở nhỏ học chữ Hán với thân phụ tại các trường trong huyện, đến năm 16 tuổi mới theo Tây học. Năm 1922 tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, sau đó được bổ về dạy tại Trường Quốc học Vinh, năm 1924 chuyển về Trường Quốc tử giám (Huế). Năm 1928 đổi về Trường Quốc học Quy Nhơn (Bình Định) cho đến năm 1945.

Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, ông được vua Bảo Đại mời (cùng 13 vị khác) về Huế bàn việc “chiêu tập nhân tài” trong việc thành lập một chính phủ mới. Sau khi chính phủ Trần Trọng Kim thành lập (1945), ông được mời tham chánh (thời gian này ông có chân trong “Ủy ban Quốc dân” tỉnh Bình Định), đến năm 1954, Ngô Đình Diệm có lúc đánh tiếng mời ông tham gia Quốc hội Sài Gòn, ông đều từ chối.

Ông là người có công giữ gìn, bảo quản được hầu hết di cảo của nhà yêu nước Phan Châu Trinh, cũng như trong việc biên soạn, dịch thuật, xuất bản một phần di cảo nhà thơ Tây Hồ. Ông cũng là người có mối quan hệ đặc biệt với các chí sĩ Phan Châu Trinh, Lê Văn Huân, Huỳnh Thúc Kháng… và hỗ trợ các nhà hoạt động cách mạng chống Pháp.

Những năm chiến tranh Việt Mỹ ác liệt, ông sống trọn tuổi trời đến ngày 9 tháng 12 năm 1976 ông qua đời tại nhà thờ Phan Châu Trinh tại Đà Nẵng, thọ 79 tuổi. (Vợ ông là bà Phan Thị Châu Liên ái nữ cụ Phan Châu Trinh).

Lê Khâm

http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=N0ZDOTA5MDg&key=L%C3%AA+Kh%C3%A2m&type=A0

Tiểu sử

Lê Khâm là Nhà văn hiện đại, bút danh Phan Tứ, sinh ngày 20/12/1930, tại Quy Nhơn nay là TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là con trai Giáo sư Lê Ấm (1897-1976) và bà Phan Thị Châu Liên tục gọi là Cô Đậu (cháu ngoại chí sĩ Phan Châu Trinh). Nguyên quán làng Gia Cát, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nay là xã Quế Phong huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Xuất thân trong một gia đình nho giáo, nội ngoại tổ là các nhà yêu nước, thân phụ tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương.

Thuở nhỏ học ở Quy Nhơn đến năm 1945, sau toàn quốc kháng chiến gia đình tản cư về nguyên quán. Năm 1950 tham gia bộ đội, từng chiến đấu tại chiến trường Hạ Lào. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1958, ông theo học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng năm này, ông đã viết cuốn “Bên kia biên giới” với bút danh Lê Khâm, viết về cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam tại Hạ Lào. Năm 1960, ông lại giới thiệu cuốn “Trước giờ nổ súng” với cùng đề tài trên. Cả 2 quyển sách được đánh giá cao, và ông trở thành một nhà văn tên tuổi thời bấy giờ khi mới vừa tròn 30 tuổi.

Sau khi tốt nghiệp năm 1961, ông được phân công trở lại công tác tại chiến trường Miền Nam, làm phái viên tuyên truyền khu ủy Liên khu V, ủy viên đảng đoàn Văn nghệ khu V, và viết văn dưới bút danh Phan Tứ. Bút danh này trở nên nổi tiếng gắn liền với các tác phẩm của ông về sau này. Do sức khỏe yếu và chịu ảnh hưởng bởi tác động của chất độc hóa học, năm 1966 ông được rút ra Bắc để chữa bệnh, công tác tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, sau đó giữ chức quyền Tổng biên tập Nhà xuất bản Giải phóng. Năm 1970, ông được kết nạp làm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Sau năm 1975 thống nhất đất nước ông về công tác tại Hội Văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng cho đến ngày 17/04/1995 ông qua đời.

Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa 8, và đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng:

  • Huân chương Độc lập hạng Ba
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba,
  • Huân chương Chiến thắng hạng Nhất

Hầu hết sáng tác của ông là truyện ngắn và tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ ở chiến trường miền Nam; nhất là ở Trung Trung Bộ.

Lê Khâm là Nhà văn hiện đại, bút danh Phan Tứ, sinh ngày 20/12/1930, tại Quy Nhơn nay là TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là con trai Giáo sư Lê Ấm (1897-1976) và bà Phan Thị Châu Liên tục gọi là Cô Đậu (cháu ngoại chí sĩ Phan Châu Trinh). Nguyên quán làng Gia Cát, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nay là xã Quế Phong huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Xuất thân trong một gia đình nho giáo, nội ngoại tổ là các nhà yêu nước, thân phụ tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương.

Thuở nhỏ học ở Quy Nhơn đến năm 1945, sau toàn quốc kháng chiến gia đình tản cư về nguyên quán. Năm 1950 tham gia bộ đội, từng chiến đấu tại chiến trường Hạ Lào. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1958, ông theo học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng năm này, ông đã viết cuốn “Bên kia biên giới” với bút danh Lê Khâm, viết về cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam tại Hạ Lào. Năm 1960, ông lại giới thiệu cuốn “Trước giờ nổ súng” với cùng đề tài trên. Cả 2 quyển sách được đánh giá cao, và ông trở thành một nhà văn tên tuổi thời bấy giờ khi mới vừa tròn 30 tuổi.

Sau khi tốt nghiệp năm 1961, ông được phân công trở lại công tác tại chiến trường Miền Nam, làm phái viên tuyên truyền khu ủy Liên khu V, ủy viên đảng đoàn Văn nghệ khu V, và viết văn dưới bút danh Phan Tứ. Bút danh này trở nên nổi tiếng gắn liền với các tác phẩm của ông về sau này. Do sức khỏe yếu và chịu ảnh hưởng bởi tác động của chất độc hóa học, năm 1966 ông được rút ra Bắc để chữa bệnh, công tác tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, sau đó giữ chức quyền Tổng biên tập Nhà xuất bản Giải phóng. Năm 1970, ông được kết nạp làm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Sau năm 1975 thống nhất đất nước ông về công tác tại Hội Văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng cho đến ngày 17/04/1995 ông qua đời.

Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa 8, và đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng:

  • Huân chương Độc lập hạng Ba
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba,
  • Huân chương Chiến thắng hạng Nhất

Hầu hết sáng tác của ông là truyện ngắn và tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ ở chiến trường miền Nam; nhất là ở Trung Trung Bộ.

            Tham khảo thêm:

NGUYỄN THỊ BÌNH (1927……?) NGƯỜI CÓ LÝ LỊCH BẤT MINH …

http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=14240

20-11-2001 – Năm 1975, bà Nguyễn Thị Bình làm Phó chủ tịch Ủy ban khoa học nhưng lại không có tiểu sử bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Thị Bình. Đây là 

Gia Đình, Bạn Bè Và Đất Nước – Hồi Ký Nguyễn Thị Bình (Tái Bản) (Bìa Mềm)

Tác giả: Nguyễn Thị Bình

http://tiki.vn/gia-dinh-ban-be-va-dat-nuoc.html?abthp=1

“Gia Đình, Bạn Bè Và Đất Nước” gây ấn tượng không chỉ bởi cái bìa đơn sơ, giản dị mà còn bởi một cái tên đã gắn liền với Hiệp định Paris (về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam), …

Trên tay độc giả là Hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam tại hòa đàm Paris.,,,

Nguyên Ngọc

http://tiki.vn/gia-dinh-ban-be-va-dat-nuoc.html?abthp=2

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình ra mắt Hồi ký mừng sinh nhật

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn Hồi ký mừng sinh nhật tuổi 85 vào ngày 26/5/2012.

Cuốn Hồi ký “Nguyễn Thị Bình – Gia đình, bạn bè và đất nước” vừa được Nhà xuất bản Trí Thức in xong và sẽ phát hành chính thức vào đầu tuần tới. Cuốn Hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch nước dày 420 trang, gồm 20 đề mục, chia sẻ rất nhiều thông tin về cuộc đời, tình yêu quê hương đất nước, hai cuộc đấu tranh chống Pháp – Mỹ và câu chuyện về “Cuộc đàm phán dài nhất lịch sử” khi bà Nguyễn Thị Bình …

Bà Nguyễn Thị Bình sinh ngày 26/5/1927 tại Đồng Tháp. Ông ngoại của bà là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng Phan Chu Trinh. Bà Nguyễn Thị Bình đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó Chủ tịch nước, Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục. Bà Nguyễn Thị Bình nổi tiếng thế giới khi tham dự các cuộc hội đàm 4 bên tại Paris, với phong cách ngoại giao lịch lãm và duyên dáng, bà được giới truyền thông đặt cho biệt hiệu “Madame Bình”.

Duy Trung (songmoi.vn)

BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH- NGƯỜI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI”

Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 13/09/2013

http://www.phuocson.gov.vn/Default.aspx?tabid=107&NewsViews=3364

Nhà văn Nhật Bản Hiramatsu Tomoko đã nói như vậy trong một tác phẩm cùng tên do bà viết và tận tay bà trao tặng cho bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước, nguyên bộ trưởng bộ ngoại giao nước cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam- tháng 8/2011, tại Hà Nội,

…Sách dày 320 trang, trong đó bà dành 19 trang in 49 tấm ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Bình, về nỗi đau của người Việt Nam trong chiến tranh,… Đặc biệt bà dành 28 trang để sơ lược tiểu sử và quá trình hoạt động của bà Nguyễn Thị Bình bằng hình thức viết tay chữ Việt Nam, dịch ra tiếng Nhật. Trong đó có đoạn bà ghi lại lời tâm sự của bà Nguyễn Thị Bình rằng trong các cuộc trò chuyện, nhiều người đã hỏi về đời tư, bà Nguyễn Thị Bình luôn luôn khiêm tốn trả lời: Không có gì đặc biệt. Chồng tôi trước kia ở quân đội, còn tôi làm ngoại giao. Chúng tôi ở 2 mặt trận khác nhau, ít được gặp nhau. Đó là sự hy sinh bình thường của bao gia đình Việt nam trong thời chiến. Tôi có 2 con: một trai, một gái. Chúng đều lớn, có gia đình riêng, nên tôi đã có một cháu nội, một cháu ngoại. Điều mà tôi làm chưa tốt là khi các con tôi còn nhỏ, tôi thường đi công tác xa, vắng nhà, nên đành phải chúng nó cho các em tôi hoặc nhờ bạn bè trông nom. Có thắng lợi nào không có hy sinh, có thành công nào không trả giá. Nếu phải làm lại, chắc tôi cũng sẽ làm như đã làm.”                                                                                Huỳnh Trương Phát (Hội Nhà báo Quảng Nam)  

40 NĂM SAU BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH VẪN CHƯA DÁM NÓI THẬT (Phạm Trần)

 40 năm sau bà Nguyễn Thị Bình vẫn chưa nói thật

Phạm Trần

25-1-2013

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/40-nam-sau-ba-nguyen-thi-binh-van-chua.html#more

…Theo tiểu sử công khai thì Bà Bình, tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện Bàn, Quảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan (tục gọi là cô Mè, 1904-1944), là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.

Bà Bình tham gia hoạt động chống Pháp từ thời còn niên thiếu. Năm 1954, bà ra tù và tham gia phong trào hòa bình đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1955, bà được đảng điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.

Năm 1962, bà được điều trở lại miền Nam với cái tên mới là Nguyễn Thị Bình, giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng, hoạt động trong tổ đối ngoại, kiêm Phó tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng. Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam…

2. Ke ve Cha k ro rang Me chet 1944

Advertisement

2 thoughts on “Bài 5. Bọn quỷ đã giết cả nhà Phan Châu Trinh! Nguyễn Thị Bình giả danh Nguyễn Châu Sa! Cháu gái của Phan Châu Trinh!”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s