Bài 3. Cả nhà bị thủ tiêu “treo xác lên cây” chỉ sót người anh do “hôm ấy vào núi nên không bị bắt”!

  1. cả nhà bị giết!

            “Bố Vừ A Dính là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và giam cầm tại nhà tù Sơn La. Ông đã bị thực dân Pháp thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949.

            “Mẹ A Dính là bà Sùng Thị Plây – một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong một đợt càn của địch vào Pú Nhung, vì nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh nên bà bị bắt cùng với bố chồng và bảy người con (chị gái và các em của Vừ A Dính)

            “… Nó xả cả một băng đạn vào ngực Vừ A Dính. Sau đó nó sai treo xác Vừ A Dính lên cây đào cổ thụ. ” (Văn bản 1 – ảnh 2)

  1. Kể chuyện như đùa!

            “bà đã trốn trại ra bìa rừng gặp Vừ A Dính cấp báo tin này. Bà còn chuyển cho Vừ A Dính hơn 100 viên đạn lấy trộm được của giặc. Trên đường trở về trại giam, một tốp lính đi tuần phát hiện ra bà. Tuy khám người bà không thu được gì nhưng chúng nghi bà liên lạc với Việt Minh nên đã khám nơi giam cầm bà. Địch đã phát hiện ra nhiều đạn mà bà và các con cùng những người bị giam giữ trong trại đã lấy trộm của lính Pháp trong khi đi làm phu dịch. Giặc pháp đã lôi cả 22 người trong trại giam ra bắn chết. Ông nội, mẹ, chị gái và các em – 9 người trong gia đình Vừ A Dính đã bị bắn chết.” (Văn bản 1 – ảnh 1)

  1. Chết mất xác.

            “Mẹ bị giặc Pháp bắt, chúng thủ tiêu không tìm thấy xác.” (Văn bản 2 – ảnh 3)

            Nhận xét: Mất xác và chặt đầu treo cây – Đây là dấu hiệu thủ tiêu của bọn quỷ đói! Người có chính quyền thì không ác thế! Hơn nữa kể chuyện như đùa! Có ai trốn trại giam ra ngoài rồi lại quay vào không?

 Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính

http://trianlietsi.vn/new-vn/Trang-vang-liet-si/1406/anh-hung-liet-si–vu-a-dinh.vhtm

Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).

Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901).
Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo.
Bố Vừ A Dính là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và giam cầm tại nhà tù Sơn La. Ông đã bị thực dân Pháp thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949. Ông Vừ Chống Lầu được Đảng và Nhà nước truy tặng là liệt sĩ ngày 5-9-1964.

Mẹ A Dính là bà Sùng Thị Plây – một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong một đợt càn của địch vào Pú Nhung, vì nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh nên bà bị bắt cùng với bố chồng và bảy người con (chị gái và các em của Vừ A Dính) mang về giam tại đồn Bản Chăn. Rất may là người anh trai Vừ Gà Lử của Dính hôm ấy vào núi nên không bị bắt. Trong thời gian bà và cả nhà bị giam tại đồn Bản Chăn, Vừ A Dính được đơn vị phái xuống tìm cách liên lạc và nắm tình hình địch để chuẩn bị cho bộ đội đánh đồn. A Dính đã nhiều lần liên lạc được với mẹ. Khi nắm được tin giặc Pháp chuẩn bị đưa quân lên đánh khu du kích ở Pú Nhung, bà đã trốn trại ra bìa rừng gặp Vừ A Dính cấp báo tin này. Bà còn chuyển cho Vừ A Dính hơn 100 viên đạn lấy trộm được của giặc. Trên đường trở về trại giam, một tốp lính đi tuần phát hiện ra bà. Tuy khám người bà không thu được gì nhưng chúng nghi bà liên lạc với Việt Minh nên đã khám nơi giam cầm bà. Địch đã phát hiện ra nhiều đạn mà bà và các con cùng những người bị giam giữ trong trại đã lấy trộm của lính Pháp trong khi đi làm phu dịch. Giặc pháp đã lôi cả 22 người trong trại giam ra bắn chết. Ông nội, mẹ, chị gái và các em – 9 người trong gia đình Vừ A Dính đã bị bắn chết. Bà Sùng Thị Plây được Đảng và Nhà nước truy tặng Liệt sĩ ngày 14-10-1964. Mẹ của Vừ A Dính đã được Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt đầu tiên (năm 1994) vì có chồng, con và bản thân là liệt sĩ.
Vừ A Dính sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước và cách mạng.

…hôm sau Dính từ biệt mẹ, chị và các em, hẹn sẽ gặp lại. Trở về đơn vị, Dính đã báo cáo tỉ mỉ và vẽ lại sơ đồ từng vị trí bố phòng của địch… Mẹ Sùng Thị Plây của Dính đã bị giặc bắn ngay sau buổi gặp báo tin cho Dính trở về trại giam cùng với 22 người khác.

Trung tuần tháng 6 năm 1949, giặc Pháp huy động tổng lực quân lính từ các đồn trong khu vực để vây ráp hòng tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo của Vừ A Dính. …Dính vừa bí mật gặp mẹ trở về. Sau lưng của Dính còn đeo trong bọc cả trăm viên đạn mà mẹ mới trao cho. Người Dính ướt đẫm sương. Vì trời giăng sương mù mịt nên rất khó quan sát. Dính bất ngờ rơi vào ổ phục kích của giặc mà không hay biết. Thằng đội Tây biết đây là một liên lạc cho du kích, y mừng hun. Nó hỏi: “Các ông tỉnh ở đâu ?” …

Lũ giặc thay nhau đánh đập dã man Vừ A Dính đến tận trưa. Đánh chán địch lại hỏi, Dính vẫn chỉ trả lời hai từ “không biết!”. Một tên lính ác ôn đã cầm báng súng đánh gãy một bên ống chân của Dính. …Những người Thái, người Mông, người Xá bị địch bắt đi ngang qua nhìn thấy cảnh tượng của Dính ai cũng dớm nước mắt. Bỗng Dính nhận ra một người làng. Dính vội nhắn bằng tiếng Mông: “Cái túi tài liệu tôi giấu trong rừng, nhắn các anh ra lấy về”. Gặp người quen nào Dính cũng nhắn như thế trước mặt lũ lính gác. …

…Biết bị lừa, thằng đội Tây gầm lên. Nó xả cả một băng đạn vào ngực Vừ A Dính. Sau đó nó sai treo xác Vừ A Dính lên cây đào cổ thụ. Giặc bí mật phục kích nhiều ngày tại đây hòng đón bắt đơn vị vũ trang của ta tới đưa xác Dính về. Hôm ấy là chiều tối ngày 15-6-1949. …khi chưa tròn 15 tuổi.
…Ngay cái đêm Vừ A Dính hy sinh, chứng kiến cái chết hiên ngang, anh dũng của Vừ A Dính, hơn mười tên lính ngụy đã bỏ trốn khỏi hàng ngũ của địch.

… Bên bếp lửa hồng trong các gia đình người Mông, người Xá, người Thái khắp vùng Tây Bắc, người ta tự hào kể cho con cháu nghe về tấm gương hy sinh bất khuất của một cậu bé người Mông ở Pú Nhung…

Pú Nhung, xã anh hùng của Điện Biên
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=133016

14:56 | 22/10/2004 Ngày xưa quê hương tôi nghèo lắm, cái nghèo cứ dai dẳng hết năm này qua năm khác. Không biết tự bao giờ ông cha đã để lại cái tên “Pú Nhung”. ”Pú” là núi, “Nhung” theo tiếng Thái là: ”Phắc nhung” (loại rau hơi đắng để ăn).
…Tôi lớn lên trong những câu chuyện tưởng như huyền thoại nhưng có thật. Đó là tấm gương Anh hùng thiếu niên dân tộc Vừ A Dính, người chiến sỹ giao liên một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng cho đến hơi thở cuối cùng. Anh đã hy sinh trong độ tuổi trăng tròn. Mẹ anh, bà mẹ Việt Nam anh hùng Sùng Thị PLây, trong một ngày 7 người con thương yêu của mẹ bị giặc Pháp giết chết, chồng bà, ông Vừ Chống Lầu cũng bị giặc Pháp bắt và hy sinh trong nhà tù. Nén đau thương, mẹ vẫn hoạt động cách mạng, làm tròn nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm và quần áo cho cách mạng. Mẹ bị giặc Pháp bắt, chúng thủ tiêu không tìm thấy xác. Cả gia đình mẹ đã hy sinh gần hết, còn sót lại ông Vừ Gà Lử, anh trai Vừ A Dính, nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Pú Nhung, năm nay ông tròn 90 tuổi. Ông vẫn cùng con cháu làm kinh tế gia đình với 2,4ha rừng cây đã khép tán và 4.800m2 ao cá. Anh hùng LLVT Sùng Phái Sinh, chủ huy đội du kích bằng tên nỏ, bẫy đá và súng kíp đã đập tan nhiều cuộc càn quét đẫm máu của địch. Máu của những anh hùng liệt sỹ đổ xuống mảnh đất này hôm nay đã đơm hoa, kết trái.
Pú Nhung quê hương tôi đã “thay da, đổi thịt”. Bản, làng như đang khoác trên mình một màu áo mới, màu xanh của núi rừng cùng hòa nhập với màu xanh của ngô lúa, đỗ tương trên khắp cánh đồng trải dài tít tắp.
Xã tôi có 7 bản sống trên một địa hình rừng núi rộng, với 544 hộ và 3.094 nhân khẩu, 3 dân tộc anh em trong đó dân tộc Mông chiếm 99,7%, cùng sống hòa thuận đoàn kết xây dựng quê hương. Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của quê huơng, Đảng bộ xã Pú Nhung đã lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhân dân một lòng, một dạ làm theo lời Đảng dạy. Toàn xã có 7 chi bộ, 82 đảng viên trong đó có 9 đảng viên nữ. Đảng bộ luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng hệ thống chính trị vững vàng, kiên quyết thực hiện Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. 17 năm Đảng bộ liên tục đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh. Bí thư Đảng ủy xã Vừ A Xúa tâm sự cùng chúng tôi: ”Đảng tin dân, có dân là có tất cả”. Thực vậy, tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở Pú Nhung so với các xã khác trong huyện tương đối nhanh và đồng đều. Cách đây gần 20 năm cả xã có 3 ngôi nhà lợp ngói nay lên tới 87% số hộ lợp ngói. Đời sống của đồng bào trong xã ngày một nâng cao. Bà con có tiền mua sắm 58 máy xay xát bình quân mỗi bản hơn 8 máy, 20 máy tẽ ngô và xát vỏ đậu tương. Chương trình 500 bản đặc biệt khó khăn, các chương trình đầu tư của Chính phủ đã tập trung làm đường liên bản, liên xã, đến nay đã thông suốt. Hệ thống trường học và chương trình nước sạch nông thôn đều đảm bảo. Tỷ lệ đóí nghèo trong xã còn 2,7%. Do tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng của xã tương đối nhanh nên đời sống của bà con cũng phát triển theo. Toàn xã có 320 chiếc xe máy, điện lưới quốc gia đến 517 bản, 1 trạm phát sóng truyền hình, hơn 200 ti vi và 21 gia đình có ăng ten VTRO.
Khu trung tâm xã cách đây 5 năm còn bề bộn những ngôi nhà xiêu vẹo, mái nhìn thấy trời, bàn ghế học sinh là những tấm ván kê tạm trên 4 cọc tre. Đảng bộ xã quan tâm lãnh đạo, tổ chức thi công các công trình theo phương châm “Nhà nước và nhân đân cùng làm”. Đến nay những ngôi nhà tạm đã được thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng, với những trang thiết bị hiện đại, quy hoạch gọn gàng, khu trường học được tách ra thành 2 trường: tiểu học và trung học cơ sở với tổng số 23 lớp, hơn 800 học sinh. Năm nào xã cũng đảm bảo 100% các em trong độ tuổi đến trường đi học. Bản nàọ cũng có 1 – 2 lớp học và đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy. Xã đã hoàn thành chương trình phổ cập GDTH – XMC, được tỉnh cấp bằng chúng nhận phổ cập chuẩn quốc gia tháng 12/1998. Năm 2002, 2003 xã đã phấn đấu 717 bản đạt bản văn hóa cấp huyện. Năm 2004 bản Phiêng Pi, Chu Lú phấn đấu đạt bản văn hóa cấp tỉnh.
Là xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người Mông ở Pú Nhung dũng cảm gan góc, kiên cường, cần mẫn chịu khó đi lên bằng bàn tay khối óc của mình. Cuộc sống của đồng bào ngày một ấm no hạnh phúc là nhờ sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ xã.

Tô Hợp (Điện Biên Phủ)

http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%AB_A_D%C3%ADnh

Vừ A Dính (19341949), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân người H’mông, liệt sỹ quân đôi nhân dân Việt Nam và là một nhân vật trong nhiều tài liệu, sách giáo khoa của Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934, là con một gia đình người dân tộc H’mông tại xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).[1], miền bắc việt Nam

Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901). Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của Việt Minh tại huyện Tuần Giáo.[2]

Hoạt động cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 13 tuổi, Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế gạomuối cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vây…[1]

Hi sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Sử sách nghi lại rằng: Một hôm vừa đi công tác về, anh bị quân đội thực dân Pháp vây bắt, đánh đập dã man, bắt chỉ đường đi bắt cán bộ và đồng bào. Vừ A Dính bày mưu bắt chúng khiêng đi một ngày đường để trở lại nơi cây đào là điểm xuất phát mà chẳng tìm được gì. Căm tức, giặc treo Vừ A Dính lên cành đào rồi bắn.[1] Hôm ấy là chiều tối ngày 15-6-1949, Vừ A Dính đã anh dũng hi sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.[2]

1. Ca nha 9 nguoi bi giet 2. Chat dau treo cay 3. Mat xac

Advertisement

One thought on “Bài 3. Cả nhà bị thủ tiêu “treo xác lên cây” chỉ sót người anh do “hôm ấy vào núi nên không bị bắt”!”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s