Bài 1. Văn bản Việt – Pháp ký kết trong năm 1946 là cần thiết và chấp nhận được.

Quyển 17: HCM phát động Cuộc Chiến chống Pháp để che đậy mình.

Nước đục dễ bắt cá (Hay chuyện Chiến tranh Việt – Pháp là để lũ quỷ thủ tiêu Cộng sản và Trí thức Việt). Ngày xưa, vì cò có bộ cánh trắng muốt nên tỏ vẻ đài các không chịu lội xuống mặt nước lúc kiếm ăn. Nó thường chỉ đậu trên các ngọn tre hoặc bay lượn ở trên cao để quan sát mặt ao hồ hay ruộng nước để tìm mồi.

Vì thế mà cò rất khó bắt được mồi, một phần vì mặt nước trong vắt in bóng trời mây trên dưới lẫn lộn, phần khác vì con tôm cái tép khôn ngoan thường lẩn dưới đáy nước hay nép mình bất động trong các đám cây cỏ. Thế là cò ta luôn đói rạc. Cho đến một hôm, có một con quạ từ trên cao thả mình xuống nước để tắm. Nước bắn lên tung tóe, bùn đất từ dưới đáy cuộn lên đục ngầu. Lũ tôm tép hoảng loạn bật nhảy lung tung và chính vì thế trên mặt nước đục bùn đất chúng hiển hiện rõ mồn một. Thế là cò ta vội lao xuống đớp mổ lia lịa, được một bữa no nê căng mề…

Kể từ đó, cò hiểu ra rằng muốn bắt được mồi thì phải làm sao cho lũ mồi hoảng loạn buộc chúng phải cử động hoặc ra khỏi chỗ trú ngụ mới dễ bề phát hiện.

Chương 1. Lý do nào phải đánh Pháp?

Khi người ta muốn chiến tranh xảy ra, người ta phải đi tìm lý do tuyên chiến. Nguyên cớ thì có thể nhiều, nhưng nguyên nhân gốc, nguyên nhân thực sự thì chỉ có 1! Nguyên nhân gốc, nguyên nhân thực sự ở đây là gì?

Mục lục :

Bài 1.  Văn bản Việt – Pháp ký kết trong năm 1946 là cần thiết và chấp nhận được.

Bài 2. Diễn Biến lời kêu gọi Toàn Quốc đánh Pháp.

            Bài 3. Hồ Chí Minh đã chủ động đánh Pháp từ 1945.

            Bài 4.  Có thự Pháp Trao trả độc lập cho Việt Nam chỉ là giả hiệu mà buộc Hồ Chí Minh phải tuyên chiến?

Bài 5. Có thực Chính phủ Nam Kỳ tự trị là những kẻ Khủng bố không thể hợp tác được mà buộc Hồ Chí Minh phải tuyên chiến?

Kết luận: “Thích chiến tranh, sợ hoà bình”Kẻ cướp thường hay la làng.

(Độc giả tự nghiên cứu tiếp)

                                    ***

Bài 1.  Văn bản Việt – Pháp ký kết trong năm 1946 là cần thiết và chấp nhận được.

  1. Phân Tích:

Ta nghiên cứu 2 văn bản Việt – Pháp ký kết:  

“HIệP ĐịNH SƠ bộ” (Ký ngày 6 tháng 3 năm 1946) và “TạM ƯớC VIệT – PHáP 14-9-1946” thấy:

Việc quân Pháp còn ở lại Việt Nam 2 bên đã thống nhất, và sự thực thì cũng rất là cần thiết vi nước Việt Nam mới giành Chính Quyền, quân Pháp để lại 15.000 quân là cần thiết để “phòng vệ đất nước Việt Nam” (Cũng như quân Mỹ phải ở lại I Rắc sau chiến tranh vậy). Và 2 bên đã định rõ: “Cứ mỗi năm một phần năm (1/5) các đội quân sẽ về Pháp để quân đội Việt Nam thay thế. ” , Việc hợp nhất 3 kỳ, hai bên cũng đã thống nhất: : “Về việc hợp nhất ba “kỳ”, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết.”

Về đình chiến 2 bên cũng đã thống nhất: “Vì muốn lập ngay ở Nam Bộ và Nam phần Trung Bộ một nền trật tự cần thiết cho các quyền tự do, dân chủ được tự do phát triển, cho thương mại được phục hồi, vì hiểu rằng sự đình chỉ những hành động xung đột và võ lực của cả hai bên sẽ có ảnh hưởng tốt cho những việc nói trên, Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng ấn định những phương sách sau đây:

  1. Hai bên sẽ đình chỉ hết mọi hành động xung đột và võ lực…”

Về tiếp tục bàn thảo thêm các vướng mắc trong thực tế: “…Theo mục đích ấy các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục càng sớm càng hay và chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947…”

  1. Nhận xét:

Như vậy, cho đến ngày 20 – 11 – 1946 (Ngày xảy ra va chạm giữa binh lính hai bên Việt – Pháp tại Hải Phòng), 2 nước Việt – Pháp đã tương đối thống nhất về mặt ngoại giao và về mặt quân sự cũng không có gì lớn xảy ra.

Vậy vì sao đánh Pháp? Vì sao HCM không đợi được để đàm phán tiếp mà lại vội vàng tuyên chiến vào ngày 19/12/1946?

Ta xem bài 2 sẽ biết.

III. Trích tài liệu nghiên cứu:

  1. HIệP ĐịNH SƠ bộ

Một bên là Chính phủ Cộng hoà Pháp do ông Xanhtơni (Sainteny), người thay mặt và có uỷ nhiệm chính thức của Thuỷ sư đô đốc Đácgiăngliơ (Georges Thierry d’Argenlieu), Thượng sứ Pháp thụ nhiệm uỷ quyền của Chính phủ Cộng hoà Pháp, làm đại biểu.

Một bên là Chính phủ Cộng hoà Việt Nam do cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đặc uỷ viên của Hội đồng các Bộ trưởng là ông Vũ Hồng Khanh, làm đại biểu.

Hai bên đã thoả thuận về các khoản sau này:

1) Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Cộng hoà là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba “kỳ”, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết.

2) Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện, tiếp đón quân đội Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa. Một Hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này sẽ định rõ cách thức thi hành công việc thay thế ấy….

Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946

            Hồ CHí MINH           Vũ HồNG KHANH   XANHTƠNI

Báo Cứu quốc, số 180,

ngày 8-3-1946.

PHụ KHOảN

Đính theo Hiệp định sơ bộ của Chính phủ

Cộng hoà Pháp và Chính phủ Việt Nam

Hai Chính phủ kể trong bản Hiệp định sơ bộ đã thoả thuận các khoản sau này:

1) Những lực lượng quân bị thay thế quân đội Trung Hoa sẽ gồm có:

  1. a) 10.000 quân Việt Nam với các sĩ quan Việt Nam thuộc quyền điều khiển của các nhà chức trách quân sự Việt Nam.
  2. b) 15.000 quân Pháp, trong số đó đã kể số lính Pháp hiện nay đã đóng trong cõi Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 16.

…2) Những đội quân Pháp dùng để thay thế quân đội Trung Hoa sẽ chia ra làm 3 hạng:

  1. a) Những đội phụ trách việc canh phòng tù binh Nhật Bản – Các đội này sẽ rút về Pháp ngay khi nào nhiệm vụ của họ đã xong, nghĩa là sau khi tù binh Nhật Bản đã được đem ra khỏi xứ này; dù sao thời gian ấy không được quá 10 tháng.
  2. b) Những đội quân cùng với quân đội Việt Nam phụ trách về việc công an và phòng vệ đất nước Việt Nam. – Cứ mỗi năm một phần năm (1/5) các đội quân sẽ về Pháp để quân đội Việt Nam thay thế. Vậy trong 5 năm, quân đội Việt Nam sẽ thay thế toàn số quân đội Pháp này.
  3. c) Những đội quân phụ trách việc phòng vệ các căn cứ hải và không quân. – Thời hạn của nhiệm vụ giao cho các đội này sẽ do các cuộc hội nghị sau quyết định.

3) ở các nơi đồn trú có quân đội Pháp và quân đội Việt Nam đóng giữ, những khu vực riêng biệt cho đôi bên sẽ được định rõ.

4) Chính phủ Pháp cam đoan không dùng các tù binh Nhật vào những việc có mục đích quân sự.

Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946

            Hồ CHí MINH           Vũ HồNG KHANH   XANHTƠNI

Báo Cứu quốc,

số 180, ngày 8-3-1946.

  1. TạM ƯớC VIệT – PHáP 14-9-1946

Khoản 1. – Những kiều dân Việt ở Pháp và những kiều dân Pháp ở Việt Nam đều được hưởng quyền tự do cư trú như người bản xứ, và những quyền tự do tư tưởng, tự do dạy học, buôn bán, đi lại, nói chung là tất cả các quyền tự do dân chủ.

Khoản 9. – Vì muốn lập ngay ở Nam Bộ và Nam phần Trung Bộ một nền trật tự cần thiết cho các quyền tự do, dân chủ được tự do phát triển, cho thương mại được phục hồi, vì hiểu rằng sự đình chỉ những hành động xung đột và võ lực của cả hai bên sẽ có ảnh hưởng tốt cho những việc nói trên, Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng ấn định những phương sách sau đây:

  1. a) Hai bên sẽ đình chỉ hết mọi hành động xung đột và võ lực.
  2. c) Định rõ ràng những tù nhân hiện bị giam giữ vì lý do chính trị sẽ được phóng thích, trừ những người bị truy tố về những thường tội đại hình và tiểu hình. ..

đ) Hai bên sẽ đình chỉ những sự tuyên truyền đối với nhau không được thân thiện.

…Theo mục đích ấy các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục càng sớm càng hay và chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947.

Khoản 11. – Bản thoả hiệp này ký làm hai bản. Tất cả các khoản sẽ bắt đầu thi hành từ 30 tháng 10 năm 1946.

Sách Văn kiện Đảng 1945-1954,

BNCLSĐTƯ, xuất bản, Hà Nội,

1978, tr. 256-260.

  1. ĐIệN GửI CHíNH PHủ VIệT NAM

Bản thoả hiệp tạm thời (Modus vivendi) đã ký ngày 14-9 với Chính phủ Pháp42 . Bản sao sẽ gửi về bằng máy bay. Gửi lời chào thân ái cụ Huỳnh, các nhân viên trong Chính phủ, Quốc hội và đồng bào toàn quốc.

Hồ CHí MINH

Báo Cứu quốc, số 355,

ngày 24-9-1946.

Nguồn tài liệu nghiên cứu:

Hồ Chí Minh toàn tập – tập 4

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT197071121

Advertisement

3 thoughts on “Bài 1. Văn bản Việt – Pháp ký kết trong năm 1946 là cần thiết và chấp nhận được.”

  1. “Cũng như quân Mỹ phải ở lại I Rắc sau chiến tranh vậy” Bạn có đọc báo, có xem thời sự không vậy, bạn nghĩ Mỹ nó để quân lại một chiến trường khốc liệt, tốn bao nhiêu tiền của để nuôi họ chỉ để đảm bảo hòa bình thôi sao, bạn ngây thơ hay cố tình không hiểu vậy.

    Like

  2. Thời nay phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng mạnh như thế mà ký xong nó còn vác pháo ra nã nhau được, huông chi thời xưa tranh giành ảnh hưởng bằng nòng súng, thì cái hiệp ước đấy đối với bọn thực dân chả là gì cả, tin vào chúng khác gì biết có đinh mà vẫn dẫm vào.

    Like

  3. “quân Pháp để lại 15.000 quân là cần thiết để “phòng vệ đất nước Việt Nam”” nghe buồn cười quá, quân nó vác đi xâm lược còn chưa đủ nữa là đi bảo vệ nước khác, lý thuyết này trẻ con nó còn không tin nữa là người lớn.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s