(Chuyện gặp “con” 1946 là giả – 1947 ở Nam bộ, Duẩn đã lấy vợ 2. Sau 20 năm kể từ khi giết Lê Văn Nhuận thì Duẩn mới về nhận “vợ con và bố mẹ”.
Chắc chắn “vợ cả” cũng bị đầu độc giống vợ Phạm Văn Đồng, phạm hùng!)
A. Bằng chứng và phân tích.
- Lưu ý: Không chụp ảnh cùng “Cha”
Năm 1955 “Thân Phụ” ra Hà Nội được chụp ảnh với Hồ Chủ Tịch nhưng lại không được chụp với … Con trai là… Lê Duẩn (Giống Trường Trinh, Hồ Viết Thắng, Trần Quốc Hoàn, Lê Thanh Nghị, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan)!
Tìm Goole “Lê Duẩn” + “Thân Phụ” Không thấy hình ảnh nào!
- Không cho vợ ăn cùng mâm.
“Năm 1960, tôi lên 5 và được theo ba về thăm ông nội lần đầu. …Tôi để ý từ đầu đến cuối cuộc hồi hương của ba tôi, ông rất ít khi nói chuyện riêng với mạ….Mỗi lần ba tôi ăn cơm, mạ thường lặng lẽ ngồi một góc nào đó kín đáo để ý xem ông ăn có ngon không, thiếu thứ gì không…Bà không chịu ra ngồi cùng mâm ăn cơm với con cháu. Bà bảo: “Tôi già rồi, mặt mũi nhăn nheo, xấu xí, con cháu nhìn thấy chúng ăn cơm không ngon…”. (Văn bản 1)
“….Khi ra Bắc, trong dịp tết, mẹ tôi bồng tôi và dắt chị Vũ Anh về thăm ông nội và mạ. Lúc đó gia đình ông nội tôi đã chuyển ra Nghệ An. … ”! (Văn bản 1)
- Năm 46 gặp con mà không thăm vợ? năm 47 đã lấy vợ 2!
“Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại Quảng Trị và ngay sau đó, được đồng chí Trần Hữu Dực, Chủ tịch tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ chọn làm thư ký khi mới 16 tuổi.
Năm 1946, ông gia nhập đoàn quân Nam tiến và được đưa đi học một lớp tình báo của Trung Bộ mở ở Quảng Ngãi. Hạnh phúc đến thật bất ngờ khi chính ở đây, ông được gặp lại cha sau gần 10 năm xa cách với bao nhớ nhung, lo lắng.”
“Lúc này cha tôi được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Ông đang trên đường trở lại miền Nam. Hai cha con được bố trí gặp nhau ở ngôi nhà đẹp nhất của tỉnh. Thời gian gặp cũng chẳng được bao nhiêu.”
“vào năm 1947, định mệnh run rủi cho bà gặp được người đàn ông tài năng – một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
- Nhận xét:
17 tuổi thì được gặp lại cha: “sau gần 10 năm xa cách”, nghĩa là lần trước đó “Nếu có” thì Lê Hãn mới 7 tuổi! không thể nhớ được mặt người “cha” xa cách đã 10 năm! Rất có thể sau này “ai đó” đã bảo ông rằng cứ kể “Đại” đi như thế, hoặc là họ phỏng vấn qua loa rồi viết sẵn bài báo rồi đăng luôn như thế! Lê Hãn chẳng có lý do gì để phản đối!
Rồi lần gặp nhau sau 10 năm khi ông ta đã 17 tuổi, đang là thanh niên mới lớn – Hừng hực khí thế cách mạng, Gặp một người Lãnh tụ bảo ta là cha ngươi thì hỏi có dám nghi ngờ không?
Vả lại “Lúc này cha tôi được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Ông đang trên đường trở lại miền Nam.” Và “Hai cha con được bố trí gặp nhau ở ngôi nhà đẹp nhất của tỉnh. Thời gian gặp cũng chẳng được bao nhiêu”!
Nếu câu chuyện là có thật thì, với một thanh niên mới lớn, gặp một lãnh tụ, ở một nơi sang trọng, quyền thế như thế, thử hỏi có dám nghi nghờ không?
“Năm 1946, …ở Quảng Ngãi. Hạnh phúc đến thật bất ngờ khi chính ở đây, ông được gặp lại cha sau gần 10 năm xa cách với bao nhớ nhung, lo lắng”
Vậy lúc này mới xa vợ có 6 năm, Một người vợ với 4 người con cùng cha ruột – Một gia đình như vậy mà Lê Duẩn không về thăm nhà sao? Nên nhớ lúc đó Quảng Trị vẫn có chính quyền CS!
Mới 1946 gặp con, vậy thì dù có lý do để không về nhà thì qua con, Tổ chức đảng… cũng biết được gia đình như thế, Vợ vẫn còn, 4 con trai có, gái có! Sao chỉ ngay năm sau đã lấy vợ 2?
Vậy thì 1946 có gặp con thật không?
Lê Đức Thọ nói láo: “anh Sáu Thọ xuống Cần Thơ công tác, anh gặp tôi nói: “ Anh Ba muốn hỏi chị làm vợ. Chị nên ưng anh ấy đi. Anh xa nhà đã 20 năm không có tin tức gì của gia đình. Gia đình anh ấy còn ở vùng địch.”
Lê Duẩn kể chuyện với người yêu (Vợ 2 trước khi cưới): “ Anh cưới vợ trước kia là do cha mẹ cưới cho… ”
“Anh chỉ còn một người chị và một cô em gái”
“Khi mẹ anh chết, anh không về được nhưng người nhà nói lại là thư anh vẫn đeo trên cổ mẹ.”
“…Hai mắt mẹ sưng húp… Chị em Thành không dám hỏi nữa. Mãi sau này (lại sau này) Thành mới biết lần lên Hà Nội họp ấy, mẹ đã khóc nhiều sau khi ghé thăm ba, thăm má cả, người ấy đã hỗn với mẹ như thế nào…”
Ai viết hộ bài báo của Lê hãn thì ta không có bằng chứng, nhưng viết thư hộ “bà cả” thì ta thấy rằng một người vợ Tổng bí thư mà không dám ngồi ăn cơm cùng chồng, “ông rất ít khi nói chuyện riêng với mạ….” có viết được những bức thư với những câu nói như thế này không? “Nghe nói Dì buồn về gia đình, trái lại tôi cho Dì là người sướng hơn ai cả. Được đi học. Con cái không phải săn sóc. Buồn như tôi đây là buồn mà tôi chưa buồn…Có phin nõn mua cho tôi mấy thước thôi. Thôi tôi viết ít, tôi đang biên thư thì có người gọi đi Vĩnh Linh.”!
Ai gọi đi Vĩnh Linh? Viết như sách vậy!
Qua nhà không về thăm để rồi mãi tới 1960 tức 14 năm sau, tức đã “xa nhà” 20 năm mới: “Năm 1960, tôi lên 5 và được theo ba về thăm ông nội lần đầu”!
Trước đó, Vào 1955 khi Lê Duẩn” còn đi vắng thì H đã tổ chức đón “Phụ Thân” của Lê Duẩn cùng phụ thân và thân mẫu của một số “Lãnh tụ” ra Hà Nội để gặp và chụp ảnh, đây là bước chuẩn bị tinh thần, tập dượt cho quen với việc “Đúng là” con ta!
Tiếp đó, vào năm 1956 đã bố trí cho người vợ 2 và các con về để thăm dò phản ứng, tất nhiên trước đó đã được đoàn thể làm công tác tư tưởng trước: “…bà Hoàng Thị Ái là chỗ thân quen đã viết thư trước cho cả nhà”! (Hoàng Thị Ái là ai? Ta xem thêm ở phần GĐ Nguyễn Phong Sắc), và tất nhiên cả gia đình “Lê Duẩn” đã được trục xuất khỏi quê! “Lúc đó gia đình ông nội tôi đã chuyển ra Nghệ An”!
Ta có thể hình dung là: Vì một lý do gì đó mà họ không thể giết cha, vợ, con của Lê Văn Nhuận nên đã: Điệu cả gia đình ra Nghệ An, để bơ vơ tách khỏi dòng họ… giam lỏng họ ở đó. Rồi cho người của Tổ chức đến nói mãi là Lê Văn Nhuận bây giờ là nhà CM, là lãnh tụ tài ba Lê Duẩn…. Bước 2 Hồ đã tổ chức đón “Phụ Thân” của Lê Duẩn ra để chụp ảnh cùng, tức cho làm quen với việc là cha “Lãnh tụ” đã. Bước 3 cho vợ 2 và con về để thăm dò phản ứng. Điều giả nói mãi cũng thành thật… Rồi cuối cùng 1960 Lê Duẩn mới xuất hiện – Lúc đó đã là người lãnh tụ thứ 2 của nước, Sau 20 năm xa cách, cha già, vợ đần, con dại… ai dám nghi nghờ!
Không rõ vợ cả có bệnh như vợ Phạm Hùng không đấy?
Không rõ ông ta về thăm thì “Cha” sống thêm được bao lâu?
Thật kín!
Đời sau mới có thơ rằng:
Lê Duẩn cho hỏi câu này:
Làm con đạo hiếu biết không?
Làm chồng tình nghĩa phu thê thế nào?
Cha con phụ tử biết không?
Qua cổng không về là nghĩa làm sao?
Lừa con trẻ, bày trò Nhà đẹp (1)
Quên tình Cha, qua cổng không về!
Nghĩa phu thê, năm sau vợ bé! (2)
46 gặp “con”, biết “vợ” còn!
Sao nói:
“Đã mất liên lạc những mười mấy năm”?
46 gặp “con”, biết “vợ” còn!
Sao nói:
“xa nhà đã 20 năm
không có tin tức gì của gia đình”
Này này tao hỏi bí thư:
“Chị em” mày để sống đâu hỡi mày (3)
Này này tao hỏi bí thư
Chồng ăn, vợ nhịn còn chi nghĩa tình? (4)
Này này tao hỏi bí thư:
Vợ kia, vợ thật hay đây: nàng hầu?
Không tin nhìn ảnh mà xem
Mặt thì không giống, chiều cao rõ ràng.
Con cao hơn bố, chuyện thường.
Duẩn cao hơn Hãn, bất thường ở đây (5)
Ai kia còn chút nghi ngờ
ADN đi thử biết ngay đấy mà! (6)
Lưu ý 1. Năm 1946 Lê Duẩn qua tỉnh quảng trị mà không về nhà thăm cha, vợ, 4 con rồi bày trò nhận con ở: “Hai cha con được bố trí gặp nhau ở ngôi nhà đẹp nhất của tỉnh”!
- Năm 1946 gặp con biết “vợ” còn sống, ấy vậy mà ngay năm sau đã cưới vợ bé ở Miền nam? “vào năm 1947, định mệnh run rủi cho bà gặp được người đàn ông tài năng – một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
- Lê duẩn nói: “Anh chỉ còn một người chị và một cô em gái” họ sống chết ra sao?
- “…Mỗi lần ba tôi ăn cơm, mạ thường lặng lẽ ngồi một góc”
- Lê Hãn – con “Bà cả”, thấp hơn Lê Duẩn – Lê Duẩn lại thấp hơn con “bà hai”! Mặt Lê Hãn thì Vuông, mặt Lê Duẩn và con bà 2 thì dài. (xem ảnh)
- Hãy kiểm tra ADN giữa Con cháu “vợ cả” và vợ 2 là biết ngay!
- Tài Liệu dùng làm căn cứ cho các phân tích ở trên:
(Văn bản 1)
Tình yêu thương của hai người mẹ
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/195375/Tinh-yeu-thuong-cua-hai-nguoi-me.html
08/04/2007,
Lê Thanh Bình
TT – Nếu như mẹ tôi hi sinh tất cả hạnh phúc bình thường nhất của một người phụ nữ, một chiến sĩ cộng sản cho sự nghiệp của chồng; thì người mẹ cả của tôi lại gom góp tất cả những gì có thể cho ba tôi mà không đòi hỏi bất cứ điều gì.
>> Kỳ 1: Đồng chí Lê Duẩn – anh Ba của một thời lửa đạn
>> Kỳ 2: Căn nhà đặc biệt giữa Sài Gòn 1956
>> Kỳ 3: Ngọn đèn 200 nến
>> Kỳ 4: Những câu chuyện đời thường
Người mẹ hậu phương
Năm 1960, tôi lên 5 và được theo ba về thăm ông nội lần đầu. Mọi cảm xúc của chuyến đi ấy của tôi có lẽ cũng giống nhiều đứa trẻ khác. Riêng điều tôi nhớ nhất là hình ảnh một người đàn bà xưng là mạ với tôi. Mạ gần bằng tuổi ba tôi, tai to mặt vuông, răng đen nhánh, liên tục ăn trầu và hút thuốc lá. Từ lúc tôi nhìn thấy mạ gần như không khi nào chân tay bà ngơi nghỉ.
Ông nội tôi làm thợ mộc, bà nội làm nghề nấu cao dán mụn nhọt. Tôi để ý từ đầu đến cuối cuộc hồi hương của ba tôi, ông rất ít khi nói chuyện riêng với mạ. Còn mạ thì lao động cần mẫn và lặng lẽ. Hết lo cơm nước, đồng áng, lợn gà, chăm sóc ông tôi rồi cha con tôi và các anh các chị. Với tôi, mạ chăm sóc từ việc rửa mặt, lau tay, ăn mắm cà, cá kho ớt, chao…
…Khi bà nội tôi mất, mạ một tay lo toan việc tang ma, sắp xếp lại gia đình. … Mỗi lần ba tôi ăn cơm, mạ thường lặng lẽ ngồi một góc nào đó kín đáo để ý xem ông ăn có ngon không, thiếu thứ gì không… Ba tôi quá bận bịu, mạ tôi thì lúc nào cũng chỉ mong có cơ hội để chăm lo cho ông.
… Chúng tôi sống như thế cho đến khi ông nội tôi mất, mạ lo tang ma xong thì ra Hà Nội. Từ đó chúng tôi có thêm người mẹ. Cuộc sống tươi tắn hẳn lên.
…. Bà không chịu ra ngồi cùng mâm ăn cơm với con cháu. Bà bảo: “Tôi già rồi, mặt mũi nhăn nheo, xấu xí, con cháu nhìn thấy chúng ăn cơm không ngon…”. ….
Khi ra Bắc, trong dịp tết, mẹ tôi bồng tôi và dắt chị Vũ Anh về thăm ông nội và mạ. Lúc đó gia đình ông nội tôi đã chuyển ra Nghệ An. … Hiện mạ tôi đã 96 tuổi đang ở số 6 Hoàng Diệu (Hà Nội) với các anh chị, mạ nằm không đi lại được nữa. Còn mẹ tôi đang ở TP.HCM.
LÊ KIÊN THÀNH (Quang Thiện ghi)
LB: Có phải vợ thật không? “Bà không chịu ra ngồi cùng mâm ăn cơm với con cháu.”
(Văn bản 2)
http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=L%C3%AA+Du%E1%BA%A9n&type=A0
Tiểu sử
Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận là Nhà hoạt động cách mạng, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh ngày 7-4-1907 tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Ông xuất thân trong một gia đình nông nghiệp, ngay từ năm 1928 đã tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, năm 1930 là một trong những đảng viên lớp đầu của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931 ông là Ủy viên của Xứ ủy Bắc Kỳ, năm này ông bị Pháp bắt tại Hải Phòng kết án 20 năm tù cấm cố qua các nhà tù Hà Nội, Sơn La, Côn Đảo.
Năm 1936, nhân chính quyền cánh tả Pháp cầm quyền ông được trả tự do. Sau khi về đất liền ông hoạt động ở các tỉnh Trung Kỳ, đến năm 1937 được cử giữ chức Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Năm 1939 ông được cử vào Ban thường vụ Trung ương Đảng, cuối năm này ông cùng Nguyễn Văn Cừ chủ trì Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận phản đế Đông Dương.
Năm 1940, ông lại bị Pháp bắt ở Sài Gòn kết án 10 năm tù và đày Côn Đảo lần thứ hai cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được đón về Sài Gòn tham gia lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ.
Cuối năm 1946 ông được đề cử trực tiếp lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ, giữ chức Bí thư Xứ ủy, rồi Bí thư Trung ương cục miền Nam. Sau hiệp định Genève ông ở lại miền Nam lãnh đạo phong trào cách mạng, cuối năm 1957 ông ra Hà Nội và ông được đề cử lãnh đạo công việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ ba (1960) ông được cử giữ chức Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Du%E1%BA%A9n
Ông có hai người vợ:
- Bà Lê Thị Sương (25 tháng 12 năm 1910 – 6 tháng 8 năm 2008)[15] kết hôn năm 1929 ở quê. Có bốn người con:
- Lê Hãn (sinh 1929), tên thường dùng là Lê Thạch Hãn, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý các nhà trường Quân đội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nghỉ hưu;
- Lê Thị Cừ;Chồng là Lê Bá Tôn (Cán bộ lãnh đạo của Bộ CN nặng).
- Lê Tuyết Hồng có chồng là Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại;
- Lê Thị Diệu Muội (1940-2008), Phó Giáo sư, Tiến sĩ sinh vật học. (trùng họ tên với bà Muội khác là bạn ông Duẩn chứ không phải con của ông ấy,như ai trước đây đã ghi nhầm. Bà này nguyên Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội khóa V, Thứ trưởng Bộ Nội thương);
- Bà Nguyễn Thụy Nga (tên thường gọi Nguyễn Thị Vân hoặc Bảy Vân)[16][17], kết hôn năm 1948 tại miền Tây Nam Bộ, do Lê Đức Thọ làm mối, Phạm Hùng làm chủ hôn. Ông Lê Duẩn còn có một bà vợ đầu ở quê (do cha mẹ xếp đặt)là bà Lê Thị Sương và đã mất liên lạc mười mấy năm. Sau rất lâu ông mới lấy bà Nga. Sau 1975, bà Nga làm Phó ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy An Giang, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Hành chánh trị sự của Báo Sài Gòn Giải phóng. Hiện bà sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Có ba người con:
- Lê Vũ Anh, kết hôn giáo sư toán học Viktor Maslov người Nga ở Moskva, mất khi sinh con thứ ba;
- Lê Kiên Thành (sinh 1955), học kỹ sư hàng không tại Liên xô, sau đó là phó tiến sĩ vật lý. Khi về nước chuyển ngành sang kinh doanh, từng là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến Thực phẩm Thái Minh; chủ một sân gôn và là Phó Chủ tịch thường trực Hội Gôn Việt nam. Ông còn là thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam TP Hồ Chí Minh.
- Lê Kiên Trung (sinh 1958), Cục trưởng Cục Hải quan Tp.HCM (từ tháng 12 năm 2007). Hiện là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh II – Bộ Công an (2011).
Nhắc đến mẹ mình, ông nói: “Tôi thương mẹ tôi, vì vậy bây giờ ở Hà Nội ngày nào tôi cũng ăn thêm vài củ khoai lang để nhớ mẹ tôi…” [18]
(Văn bản 3)
Cô Bảy Vân và ký ức Mậu Thân
20/2/2013
http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2012/1/80135.cand
Cơ duyên tôi biết bà Nguyễn Thụy Nga mà chúng tôi quen gọi thân mật là cô Bảy Vân – người vợ miền Nam của Tổng Bí thư Lê Duẩn …
…Sau này, khi đã xem tôi như con cháu, bà kể về mối tình đầu năm 14 tuổi của mình. Bà đã chân thành yêu và bảo vệ tình yêu của mình, dù phải đối mặt với nghịch cảnh. Cũng chính vì tính cách đặc biệt này mà sau này, vào năm 1947, định mệnh run rủi cho bà gặp được người đàn ông tài năng – một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng nhân dân lái con thuyền dân tộc vượt qua sóng to gió lớn của 21 năm đánh Mỹ…
Trầm Hương
(Văn bản 4)
Con trai trưởng của Tổng Bí thư Lê Duẩn và ba lần gặp cha
http://vnca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=51836
Thứ Sáu, 30/03/2007 – 1:00 PM
…Đại tá Lê Hãn năm nay đã ở cái tuổi xưa nay hiếm (79 tuổi) mắt đã mờ, nhưng tinh thần còn rất minh mẫn. …
Trong 28 năm, từ khi sinh ra cho đến khi theo học ở Học viện Không quân Giucốp (Liên Xô), ông được gặp cha vẻn vẹn 3 lần, lần nào cũng ngắn ngủi …
Năm 7 tuổi, cậu bé Lê Hãn bắt đầu ý thức được về việc mình không có cha bên cạnh …
Rồi một hôm, đang chơi ở ngõ, tôi thấy một tên lính khố xanh dẫn theo một người tù vào nhà mình. Người đấy mặc bộ quần áo tù còn nguyên số, cao lớn, nước da đen, gầy nhưng có vẻ khỏe mạnh và đặc biệt là đôi mắt, đôi mắt người ấy sáng lắm, cứ nhìn tôi mãi.
Chợt cả nhà như òa ra, từ ông nội cho đến mạ, rồi cả bà cô nữa đều chạy đến ôm chầm lấy người tù mà mừng rỡ. Tôi thấy tên lính khố xanh bảo với ông nội tôi là cha được trả tự do trước thời hạn. Đấy là lần đầu tiên tôi được gặp cha. Cha không khác với hình dung của tôi là mấy.
Sau những phút bùi ngùi, mừng tủi, ông kéo tôi vào lòng, xoa đầu và hỏi han rất nhiều, rằng tôi đã đi học chưa… khiến tôi trả lời không kịp” – Ông Hãn kể lại lần đầu tiên được gặp cha, giọng run run xúc động nhưng gương mặt thì ngời sáng niềm hạnh phúc như thuở nào.
Qua giây phút xúc động, người con trai được người cha hết mực yêu thương nở nụ cười, nói tiếp: “Những ngày sau đó, nhà tôi vui như có hội. Tôi với em tôi quấn lấy cha, nghe cha kể chuyện đi hoạt động cách mạng, kể chuyện ở trong tù. …
Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu liên lạc với các đồng chí cũ. Không hiểu ông giác ngộ, tuyên truyền thế nào mà tên tri phủ, là dân Tây học về cho ông ra khỏi huyện mà không cần xin phép.
Năm 1937, ông xin phép và được tên công xứ tỉnh cho vào Huế mở hiệu sách, thực ra để liên lạc, củng cố các Đảng bộ tỉnh. Đến năm 1940, ông vào Nam, hoạt động bên cạnh bác Nguyễn Văn Cừ”.
“Vậy trong thời gian cố Tổng Bí thư vào Huế hoạt động, bác có thường xuyên được gặp cha không ạ?” – Tôi xin phép chen ngang câu chuyện. Ông bảo: “Cha tôi thi thoảng có ghé về thăm nhà một lúc, nhưng chỉ vào đêm khuya, lúc đó tôi đã ngủ rồi. Nhưng mạ tôi kể, lần nào ông cũng vào giường tôi nằm, nhìn ngắm tôi thật lâu”. Ông Lê Hãn cũng không ngờ rằng phải rất lâu sau, ông mới gặp lại cha mình.
Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra. Mất liên lạc với cha, …
Ngay từ lúc đó, cậu đã tin điều đó là có cơ sở bởi những người bạn học cùng cha, đều nói cha là người rất giỏi, rất đặc biệt, mang cốt cách của người làm việc lớn. Và trong thời gian vắng cha, tuy mới 11, 12 tuổi nhưng cậu bé Hãn đã được các bác, các chú đảng viên trong làng giác ngộ rồi sau đó tham gia Việt Minh, đi rải truyền đơn, làm liên lạc cho các cô, các chú.
Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại Quảng Trị và ngay sau đó, được đồng chí Trần Hữu Dực, Chủ tịch tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ chọn làm thư ký khi mới 16 tuổi.
Năm 1946, ông gia nhập đoàn quân Nam tiến và được đưa đi học một lớp tình báo của Trung Bộ mở ở Quảng Ngãi. Hạnh phúc đến thật bất ngờ khi chính ở đây, ông được gặp lại cha sau gần 10 năm xa cách với bao nhớ nhung, lo lắng.
“Lúc này cha tôi được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Ông đang trên đường trở lại miền Nam. Hai cha con được bố trí gặp nhau ở ngôi nhà đẹp nhất của tỉnh.
…Năm 1951, ông được cử sang Trung Quốc học pháo binh … Đôi mắt ông bây giờ không còn nhìn thấy cũng là di chứng của những năm tháng chiến đấu dũng cảm, gan dạ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ông mong mau đến ngày gặp cha, để kể cho cha nghe về những chiến công lập được. Nhưng cha ông đã xin Bác Hồ cho ở lại miền Nam chiến đấu bởi miền Nam còn trong lửa chiến tranh. Biết như vậy là vô cùng nguy hiểm cho cha nhưng ông càng kính trọng cha hơn, một người chỉ biết toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng.
Năm 1955, ông được cử sang Liên Xô học ở Học viện Không quân Giucốp, nơi đào tạo các kỹ sư chế tạo máy bay. Trước ông đã có đồng chí Lê Hồng Phong học ở học viện danh tiếng này.
Thời gian thấm thoát trôi, ông không ngờ mình được gặp lại cha. Đó là vào tháng 11/1957, nước Nga Xôviết tổ chức kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười. Đại sứ quán nước ta báo cho ông biết đoàn Việt Nam sang dự kỷ niệm do Bác Hồ dẫn đầu và trong đoàn có cả cha ông. Ông vui mừng đến nghẹn ngào.
Cùng với các sinh viên đang theo học tại đây, ông ra đón đoàn tại sân bay. Đây là lần đầu tiên, ông được ngắm nhìn Bác Hồ ở khoảng cách gần như thế. Lần trước, đi trong đoàn duyệt binh sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông chỉ mới được nhìn thấy Bác đứng trên bục cao ở Quảng trường Ba Đình. Và đi ngay sau Bác là cha ông, người cha đã 12 năm vì chiến tranh ly biệt, ông không được gặp mặt.
“Đang đi, cha tôi chợt rẽ hàng, bước đến bên tôi. Lúc đó đang là mùa đông, tuyết rơi nhiều lắm nên ai nấy đều mặc áo choàng, đội mũ, quàng khăn kín mít. Vậy mà cha vẫn nhận ra tôi. Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được cảm giác, sung sướng lẫn xúc động, tự hào vô cùng khi ấy” – Nói rồi, ông quay về phía bức ảnh người cha và khẽ lau dòng nước mắt.
Những ngày sau đó là những ngày thật đáng nhớ với ông. Ông được đưa đến gặp cha ở khách sạn, được cha giới thiệu với Bác Hồ, với Đặng Tiểu Bình.
…Sau này, khi đã trở lại Hà Nội công tác, hai cha con có thời gian gần gũi nhau hơn. Ngoài những lúc bàn công việc, toàn những chuyện quốc gia đại sự với tư cách là đồng chí, ông cũng là người được cha tin tưởng, chia sẻ nhiều tâm tư tình cảm. Như năm em gái Vũ Anh (con cùng cha khác mẹ của Lê Hãn – NV) mất trong khi sinh nở ở Liên Xô, cha ông rất đau lòng. Ông đã ở bên cha, an ủi, động viên cha vượt qua nỗi mất mát lớn lao này.
Minh Tâm (ghi theo lời kể của Đại tá Lê Hãn)
Đại tá Lê Hãn, con trai trưởng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: Tôi tự hào là con của ba tôiSGGP:: Cập nhật ngày 12/03/2007 lúc 23:04′(GMT+7)
http://www.sggp.org.vn/hosotulieu/2007/3/89809/
LTS- Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Duẩn, phóng viên Báo SGGP đã gặp và trò chuyện với Đại tá Lê Hãn, con trai trưởng của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Được sự đồng ý của ông, chúng tôi đã ghi lại những kỷ niệm sâu sắc của ông về người cha kính yêu. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
“Ba tôi đâu?”
Tôi ra đời vào một ngày giữa tháng 6 năm 1929. …Chẳng là lúc tôi 2 tuổi và mẹ tôi vừa sinh thêm một em gái (đặt tên là Lê Thị Cừ) thì cha tôi bị Pháp bắt. Chúng tuyên án cha tôi 20 năm tù và đày ra Côn Đảo. Từ Hà Nội, mẹ tôi bồng bế 2 con về ở cùng ông nội tôi ở làng Hầu Kiên (Triệu Phong, Quảng Trị). Tôi lớn lên cùng lũ trẻ trong làng, bỗng một ngày (lúc ấy tôi khoảng hơn 5 tuổi), khi chúng tôi đang chơi trò đuổi bắt, một đứa trẻ bị gọi về nhà. Chị nó nói thòng một câu “Về ngay không có ba ra thì mi chết!”. Câu nói làm tôi giật mình: Vậy thì ba tôi đâu? Sao trong nhà, tôi chỉ thấy ông nội và mẹ? …
“Con đã đi học chưa?”
Thế rồi một buổi chiều năm 1936, có một lính khố xanh dẫn một người đàn ông đội mũ vào nhà tôi. Ông nội tôi reo lên, còn mẹ tôi thì cứ đứng lặng vì nỗi vui mừng quá lớn. …
Sau đó là những ngày thật vui vẻ. Mẹ tôi tất bật lo cơm nước bồi dưỡng cho ba tôi. Ông nội thì bận khách suốt ngày. Rất nhiều người trong làng ngày nào cũng đến nghe ba tôi nói chuyện. Tôi còn bé nhưng cũng cảm nhận cha mình là người thật đặc biệt, rất có uy tín với mọi người. Niềm vui càng lớn khi sau đó mẹ tôi lại có mang em bé (tức bà Lê Tuyết Hồng-PV). Khi ba tôi ở nhà, có nhiều cô chú, trong đó có cô Ái (tức Hoàng Thị Ái, nguyên Trưởng Tiểu ban Phụ vận TƯ-PV) thường đến bàn bạc trao đổi gì đó với Người.
Rồi ba tôi ra Huế (mà sau này tôi được biết là lúc đó Người đã là Bí thư Xứ ủy Trung kỳ). Mẹ tôi và các con vẫn ở Quảng Trị với ông nội tôi. Thỉnh thoảng, tôi thấy ba tôi về thăm nhà nhưng thường là vào ban đêm. Tôi còn nhớ một đêm, không hiểu vì lẽ gì tôi thức giấc và nhìn ra ngoài thấy ba tôi về. Biết tôi còn thức, ba tôi lại gần nhắc tôi đi ngủ. Người cầm hai bàn tay bé nhỏ của tôi và bảo: “Con ở nhà cố gắng học, nghe lời ông nội và mạ”. Tim tôi thắt lại vì những cảm xúc ngọt ngào và lo lắng khi nhìn bóng cha đi nhanh ra ngõ. Bao nhiêu năm rồi mà những lời nói giản dị, thân thiết ấy như vẫn bên tai tôi.
Năm 1940, mẹ tôi sinh thêm em gái Lê Thị Muội. Rồi ba tôi lại bị bắt và đày đi Côn Đảo lần thứ hai. Những ngày sau đó, ông nội và mẹ tôi không biết gì về tin tức của ba tôi nên rất lo. …
(Còn tiếp)
HỒNG QUÂN-TRẦN TOÀN ghi
Người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
25/06/2006
TPCN – …Rồi một cuộc hôn nhân, nói theo cung cách của bà là do anh Sáu Thọ (đồng chí Lê Đức Thọ) làm mai và anh Hai Hùng (đồng chí Phạm Hùng) là chủ hôn, đám cưới ở chiến khu. Chú rể là anh Ba, người Quảng Trị mà sau này là Tổng Bí thư của Đảng ta…
…Pháp chặt đầu ông nội vì tội tham gia Cần Vương. Bà nội phải cõng cha bà khi ấy còn bé tí từ Đồng Nai lên Bình Tây để tránh họa tru di tam tộc.
…Ông già lên sáu tuổi đã được đi học trường Tây là cả một sự kiện. Đâu phải học cho mình mà là học thuê! Tây bắt con cai tổng con địa chủ phải đi học tiếng Tây.
Thông minh lanh lẹ nên ông được một chủ đất mướn đi học cho con ông ta. Đi học thuê vừa có tiền nuôi bà nội vừa bồi bổ kiến thức. Dần dà ông đậu hạng nhất diplome trường Petrus Ký( nay là trường Lê Hồng Phong).
…Tiếc ông mất sớm khi mới 46 tuổi. Khi ông già mất, nhà cửa sa sút dần.
…Dần dà cô bé Nguyễn Thụy Nga (tên khai sinh của bà) được mấy anh mấy chú giác ngộ cách mạng.Dưới sự dìu dắt của đồng chí Nguyễn Văn Tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho (tên của nhà cách mạng này đã được đặt cho một con kênh lớn trong vùng) cô bé Nga tham gia làm liên lạc vận chuyển tài liệu mật, vũ khí từ Sài Gòn đi Mỹ Tho, Tân An và ngược lại.
…Năm 16 tuổi, cô bé Thụy Nga đã trổ mã con gái được nhiều đám để mắt tới. Má và người nhà nhắm nhe cho mấy đám khá giả nhưng cô đều từ chối.
Nhưng nhịp đập trái tim tuổi hoa niên ấy đã bao phen không bình thường vì một người! Đó là một cán bộ hoạt động bí mật từng bị kêu án tử hình đang bí mật ở ngay trong nhà Nga, thường xuyên được Nga dẫn đường cũng như trao các tài liệu mật.
Chất giọng bà đượm chút bồi hồi khi nhắc đến cái thuở vời xa ấy. Cứ hằng đêm Nga chờ người ấy về để mở cửa đóng cửa vì công tác bí mật.Một đêm, lối 2 giờ sáng,Nga vừa mở cửa, người ấy bước qua ngưỡng đã quàng tay ôm sát Nga. Người Nga run bắn lên.
Lần đầu tiên Nga biết thế nào là yêu. Rồi sau đó người ấy chuyển vùng hoạt động lên Vũng Tàu, Đà Lạt nhưng thường xuyên thư từ cho Nga.
…Mối tình đầu ấy rồi chẳng đi đến đâu…
Trong tổ điệp báo của bà những ngày đầu khởi nghĩa năm 1945, có một cô nữ sinh trung học rất đẹp thông thạo tiếng Pháp. Cô có nhiệm vụ móc nối với một tên đồn trưởng người Pháp để du kích ta diệt đồn.
…Cô điệp báo ấy cũng bỏ đi biệt xứ! Một cô khác trong tổ tên Thảo. Cũng xinh xắn cũng thạo tiếng Tây như cô nọ. Cũng giao nhiệm vụ y chang. Nhưng Thảo khác. Cô khóc ròng khi cho bạn hay, một bận tên đồn trưởng đã ôm lấy cô mà hôn.
Khi Thảo bất ngờ bị bắt, cả tổ điệp báo tá hỏa bởi ý nghĩ mới bị nó hôn còn suy sụp cỡ đó thì làm sao Thảo chịu được những đòn tra tệ hại của kẻ thù?
Vậy nên anh em vội vã sơ tán hết. Nhưng Thảo đã chịu đủ cực hình và quyết không khai rồi cuối cùng bị bọn giặc tẩm dầu đốt đến thành mù mắt tay chân còng queo!
Mối tình đầu của Thụy Nga với người ấy chỉ đặt dấu chấm hết cho đến năm năm mươi, khi cô về Cần Thơ công tác và gặp Anh Ba.
LB: Kể chuyện toàn người không xác định!
Người yêu là: “một cán bộ hoạt động bí mật từng bị kêu án tử hình …”, “Rồi sau đó người ấy chuyển vùng hoạt động lên Vũng Tàu, Đà Lạt”. Vậy người đó tên là gì? Cán bộ cỡ đó mà không có tên tuổi ư?
Rồi: “Cô điệp báo ấy cũng bỏ đi biệt xứ! Một cô khác trong tổ tên Thảo…”!
Kể mỗi được một tên: “Dưới sự dìu dắt của đồng chí Nguyễn Văn Tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho …” Thì người đó đã bị: “. Ông sớm hysinh trong kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ.” (Xem ở phần dưới)
- Đám cưới giữa Rừng U Minh
…Nhưng như bà đã bộc bạch trong những dòng nhật ký (tôi thầm mong rằng đây sẽ là những tư liệu quý để manh nha cho một cuốn hồi ký dầy dặn và giá trị sau này của bà):
Lạ là anh Ba hổng nói chi ráo trọi… Sáng hôm sau, Tỉnh ủy tổ chức cho đồng chí ăn sáng có một mình, có cháo gà và hai hột gà luộc. Lúc đó ăn vậy là sang lắm rồi.
Tôi đến với nhiệm vụ là kiểm tra bữa ăn của đồng chí xem có thiếu gì không? Đồng chí đang ăn thấy tôi bước vào thì kêu người phục vụ lấy thêm chén đũa và kêu tôi cùng ăn. Có hai trứng gà đồng chí cũng chia tôi một cái.
….Anh Ba nghe tôi nói vậy không nói gì… Nhưng hôm sau nghe đồng chí Lê Đức Thọ nói lại là anh Ba có nói mấy chị Nam Bộ có giới thiệu cho anh ấy mấy người nhưng ảnh không ưng. Nếu có lấy vợ thì thì ảnh thích người có tình nghĩa thủy chung như chị Nga…
Một thời gian sau, anh Sáu Thọ xuống Cần Thơ công tác, anh gặp tôi nói: “ Anh Ba muốn hỏi chị làm vợ. Chị nên ưng anh ấy đi. Anh xa nhà đã 20 năm không có tin tức gì của gia đình. Gia đình anh ấy còn ở vùng địch.
…Nghe anh Sáu Thọ nói tôi chưng hửng. Vì trong lòng tôi lúc nào anh cũng là một lãnh tụ mà mọi người kính yêu. Tôi cũng vậy. Lúc nào tôi cũng ghi chép đồng chí Lê Duẩn nói thế này, đồng chí Lê Duẩn nói thế kia…’’ vv… Thứ hai là chuyện tình cảm của tôi với một người, anh ấy đã biết rất rõ qua Hội nghị của Tỉnh ủy.
…Một lần tôi lấy hết can đảm hỏi anh “ Nếu bây giờ anh lấy vợ, sau này về gặp lại gia đình, phải giải quyết ra sao đây?”. Anh thẳng thắn “ Anh cưới vợ trước kia là do cha mẹ cưới cho…
…Anh nhắc nhiều đến mẹ anh. Tôi hình dung mẹ anh là người nhân hậu hay giúp đỡ mọi người, thường nấu cao dán mụn nhọt theo toa gia truyền. Cả làng đều nhờ bà.
Bà được mọi người thương yêu kính trọng. Khi anh làm cách mạng, nhà rất nghèo. Cụ ông làm nghề thợ mộc. Mẹ anh để dành từng củ khoai lang, chờ anh về luộc cho mà ăn. Khi anh ra đi, bố anh khóc nhưng mẹ anh lại rắn rỏi động viên anh, tuy bà chỉ có mình anh là con trai.
Anh chỉ còn một người chị và một cô em gái. Lúc anh bị giặc bắt cầm tù, thư anh gửi về mẹ anh nhờ hàng xóm đọc cho nghe nhiều lần, xong bà may cái túi nhỏ xếp thư vào túi khâu lại và mang trên cần cổ như người mang bùa vậy.
Khi mẹ anh chết, anh không về được nhưng người nhà nói lại là thư anh vẫn đeo trên cổ mẹ. Những chuyện anh kể làm tôi vô cùng xúc động. Tình cảm của anh sao mà sâu đậm làm vậy.
Lòng tôi đã quyết. Sau đó tôi gặp lại người yêu cũ. Tôi nói với anh “Chúng ta yêu nhau hơn 11 năm rồi. Nhưng vì anh còn gánh nặng gia đình, chúng ta khó kết hợp được. Nay các anh làm mai cho anh Ba, anh nghĩ sao?’’
Anh nói anh rất buồn nhưng đành chia tay nhau vậy thôi…
Đám cưới tổ chức vào sau dịp phụ nữ Nam Bộ mở Hội nghị toàn Nam Bộ tại Văn phòng Trung ương Cục đóng ở miền Tây. Đồng chí Lê Đức Thọ làm ông mai. Đồng chí Phạm Hùng làm chủ hôn….
(Còn tiếp)
Xuân Ba
Người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn- Kỳ II
Thứ hai, 03 Tháng bảy 2006
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nguoi-vo-mien-Nam-cua-co-Tong-Bi-thu-Le-Duan-Ky-II/70053915/157/
TPCN …
IV.Không có gì cũ hơn gia đình. Và cũng không gì mới hơn gia đình
…Một lúc sau, chất giọng khẽ khàng của bà mới tiếp nối câu chuyện. Đó là ngày Mồng Một Tết năm 1956. Người vợ trẻ miền Nam bồng Thành, cậu con trai mới sanh, dắt con gái Vũ Anh thăm ông nội (thân sinh ông Ba Duẩn- NV) và người vợ trước cùng gia đình khi đó đang ở Nghệ An.
Quà là một chai mật ong, mấy củ sâm và vài mét lụa Hà Đông… Mặc dù có thư cả ảnh anh Ba gởi ra trước, nhưng bây giờ cả hai bên mới giáp mặt nhau.
Bà cho tôi hay, mạ các cháu khóc nhưng không có phản ứng gì… Ông nội rất thương quí hai đứa nhỏ… Cũng cần nói thêm, có được mối quan hệ và tình cảm ấy như bà cho hay là trước đó bà Hoàng Thị Ái là chỗ thân quen đã viết thư trước cho cả nhà.
Bà Hoàng Thị Ái khi đó là ủy viên Đảng Đoàn phụ nữ Trung ương. Chị Ái hoạt động cùng với anh Ba Duẩn từ năm 1930 ở Huế. Lúc Đảng còn nghèo, chị ái chắt chiu từng củ khoai củ sắn nuôi anh Ba và anh em hoạt động. (Hoàng Thị Ái là ai? Ta xem thêm ở phần GĐ Nguyễn Phong Sắc)
Chị Ái rất có uy tín với gia đình của anh Ba… Chị ái đã viết thư cho gia đình anh Ba với mục đích để ông nội và chị ấy biết để rồi thông cảm cho hoàn cảnh của cuộc hôn nhân này.
Trước khi ba mẹ con về thăm, bà đã nhận được thư của mạ các cháu gửi. Được bà cho phép, tôi xin trích ra ít dòng.
Nghệ An ngày 15-5-1955
Thân gửi Dì Nga
Đã nhận được thư Dì và thư của chị ái gửi thăm vội viết thư kẻo Dì trông. Lần đầu tiên Cậu (cụ thân sinh đồng chí Lê Duẩn- NV) và tôi cùng gia đình gửi lời thăm Dì chúc Dì và các cháu khỏe để phục vụ công tác.
….
Nhưng hôm nay nhận được thư Dì và chị ái và chị ái nói hộ thêm, vì hoàn cảnh và lợi ích của cách mạng mà đoàn thể đặt vấn đề, tôi và Cậu càng thông cảm thêm. Tôi và Cậu lấy làm thương Dì lắm. Tôi rất cám ơn Dì đã tích cực giúp đỡ cậu các cháu trong khi xa gia đình, xa tôi. Hôm nay Cậu cũng nhận Dì là người trong gia đình và tôi thành thật xem Dì như một người em. Dì đừng thắc mắc lo nghĩ mà hao tổn sức khỏe.
….
Nếu có dịp Dì vào đem cháu vào thăm Cậu, tôi và gia đình rất trông được gặp Dì. O Dượng Hồ (em ruột đ/c Lê Duẩn- NV) gửi lời thăm Dì và hai cháu.
Lê Thị Sương
Vậy mà sóng gió đã ập xuống cái gia đình bé nhỏ nọ.
Đó là những ngày đầu năm 1957. Người của tổ chức đến gặp bà đại ý: Luật Hôn nhân Gia đình của Quốc hội ghi rõ Gia đình phải một vợ một chồng.
Nếu hoàn cảnh đã qua, ai có 2 vợ thì phải giải quyết sao cho hòa thuận. Anh Ba sắp ra rồi. Trước kia vì sự nghiệp chung mà chị lấy anh ấy. Nay cũng vì sự nghiệp chung mà chị nên chủ động ly dị với anh Ba để anh làm tròn nhiệm vụ.
Chị choáng váng, sững sờ…
Xuân Ba
(Còn tiếp)
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
Người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn – Kỳ 3
http://vietbao.vn/Phong-su/Nguoi-vo-mien-Nam-cua-co-Tong-Bi-thu-Le-Duan-Ky-3/70054549/262/
Chủ nhật, 09 Tháng bảy 2006
- “Vợ chồng cô chú phải như chim liền cánh cây liền cành”
TPCN – Sang Trung Quốc, tham gia công tác quản lý lưu học sinh và theo học Đại học Bắc Kinh đã choán khá nhiều thời gian của chị. Trước khi sanh con còn nhàn một tý.
Con trai út ra đời nhằm 12 giờ trưa ngày Mồng Một Tết Âm lịch. Thằng bé khỏe mạnh dễ nuôi. Một thời gian sau, cháu gái lớn Vũ Anh, con trai thứ hai Lê Kiên Thành đều sang Bắc Kinh ở với chị.
Chuyện gia đình và những trục trặc hồi trong nước luôn choán một vị trí đáng kể trong tâm trí.
…Bà nhận được bức thư phải chăng, chỉ hơn một trang:
…
Nghe nói Dì buồn về gia đình, trái lại tôi cho Dì là người sướng hơn ai cả. Được đi học. Con cái không phải săn sóc.
Buồn như tôi đây là buồn mà tôi chưa buồn. Dì về với các con kẻo nó trông mẹ. Tôi là một phụ nữ tôi không bao giờ làm cho người phụ nữ nào để người ta đau khổ. Người phụ nữ nào tâm lý cũng giống nhau cả. Họ cũng da thịt như mình. Cái đó Dì hiểu gấp 10 tôi. Còn gia đình tôi đều mạnh khỏe cả. Còn bé Trung nay nó nói mẹ nó ở Trung Quốc đẻ nó ra, nó thương mẹ nó còn mẹ đây là mẹ của chị H. mẹ bánh mẹ kẹo. Đây là Vũ Anh dạy cho nó. Hồi trước nó theo tôi lắm. Bây giờ có ăn thì gọi mới đến, nó ngoan lắm. Còn Dì bảo mua những đồ dùng nhà có rồi không mua làm gì. Có phin nõn mua cho tôi mấy thước thôi. Thôi tôi viết ít, tôi đang biên thư thì có người gọi đi Vĩnh Linh.
Thôi chúc Dì mạnh khỏe.
Lê Thị Sương.
Sau mấy năm xa các con, vào dịp nghỉ bà nhận được tin bên nhà báo sang về nước gặp con. Bà mừng lắm. Địa điểm gặp các con là ở bãi biển Trà Cổ. Đến Móng Cái, bà được đón về Trà Cổ. Chồng và ba con nhỏ từ Đồ Sơn đã đến Trà Cổ đợi bà. Bà cho hay, lần gặp nhau này bà thấy ông không vui? Ông chỉ được ở lại chơi hai ngày. Bà và các con có 4 ngày sum họp. Bốn ngày qua nhanh. Chú bảo vệ cho bà hay, cái người luôn cấm cản bà, bắt mọi người quen của bà không được gọi là Chị Ba đang nóng lòng chờ ông ở Đồ Sơn! Bà một mình trở lại Bắc Kinh với tâm trạng u uất nặng nề. Lúc tàu lao nhanh qua sông Trường Giang, bà đã có một lúc bột phát ý nghĩ tiêu cực. Nhưng may, bà ghìm và trấn tĩnh lại được.
…Tôi chợt nghĩ đến uy tín của anh. Tôi nghĩ đến nỗi bơ vơ của các con tôi. Những nỗi đau như thế này, tôi nuốt vào lòng. Anh Ba không bao giờ biết được… Trong một cuộc họp chi bộ, anh Số, Bí thư Đảng ủy Sứ Quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã nhận xét: “Chị Nga là một phụ nữ rất kiên cường. Trong hoàn cảnh của chị nếu là một người khác thì đã ngã gục từ lâu. Nhưng chị vẫn đứng vững và vươn lên không ngừng. Tôi vô cùng khâm phục chị”.
Có chút ấm lòng là anh em đồng chí may hiểu mình, đồng cảm với mình…
Bà đã ghi trong nhật ký như vậy.
Xuân Ba
(Còn nữa)
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
Chuyện về người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn – Kỳ 4
16/07/2006
- Những ngày buồn ở Hải Phòng
TPCN –
…Rồi sau nữa lại sang Liên Xô học tiếp để lấy bằng Phó tiến sĩ về vật lý hạt nhân ở Đupna. Bây giờ chững chạc ở vị thế một thương gia và chắc từ lâu, Lê Kiên Thành cũng đủ tự tin lẫn tỉnh táo xem xét nhìn nhận những điều mà trước đây còn bị mờ nhòe?
…Hai mắt mẹ sưng húp… Chị em Thành không dám hỏi nữa. Mãi sau này (lại sau này) Thành mới biết lần lên Hà Nội họp ấy, mẹ đã khóc nhiều sau khi ghé thăm ba, thăm má cả, người ấy đã hỗn với mẹ như thế nào…
…Sau hai năm ở Hải Phòng, những giọt nước mắt ấy đã kiệt hay tạm khô đi khi người mẹ ấy đã ghi vào nhật ký những dòng như thế này.
… Tôi nghĩ đã chín. Một lần gặp, tôi nói với anh:
– Hay là để em trở vào miền Nam chiến đấu. Tuy xa nhau nhưng chúng ta vẫn chung một sự nghiệp, coi như chúng ta vẫn gần nhau.
Anh suy nghĩ giờ lâu và đồng ý.
VII. Con tàu không số và gian nan miền Tây
…. Bỏ 3 đứa con lại ra đi, tôi như cầm dao cắt rời 3 khúc ruột của mình.
Chuyến tàu không số ấy đi cùng bà còn có 4 đại tá quân đội và nhiều tấn vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. …
Bà biết mình đang ngồi trên một khối thuốc nổ đủ sức xé con tàu ra từng mảnh nhỏ nếu chẳng may có bề gì…
…Trên bờ bà loáng thoáng nhìn thấy những bức hình của chính mình giăng bự tổ chảng với dòng chữ bên trên lẫn bên dưới … Tên thật Nguyễn Thụy Nga. Tên mới: Nguyễn Thị Vân. Vợ của lãnh tụ số I Cộng sản Bắc Việt về nằm vùng. Ai bắt được hoặc chỉ chỗ thì thưởng… Bà không dám đọc và nhớ hết những dòng trên bức hình.
Xuống phà Cần Thơ. Bà rụng rời đổ đốt khi phát hiện ra đứng không xa mình bao nhiêu là thằng Sáu Khẩn mang kiếng đen ngồi trên xe thứ 2. Với thằng này cực kỳ nguy hiểm vì nó quá rành bà từ hồi còn kháng chiến chống Pháp sau này lại cùng hoạt động miền Tây với bà.
Sáu Khẩn từng là Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban An ninh tỉnh Cần Thơ. Sáu Khẩn đầu hàng địch sau Mậu Thân. Nước đổ nên chiếc phà chạy chậm rì.
Bà đứng quay mặt ra sông, kéo nón lá lên che bớt đầu và lưng mồ hôi ra như tắm! May mắn chiếc phà cũng cập bến và bà thoát.
Nhân vật phản phúc nguy hiểm này đã từng đánh tan tác cơ sở và bắt khá nhiều cán bộ của ta. Ngày 14/10/1974 đã bị đặc công ta xử tội….
(Còn nữa)
Ghi chép của Xuân Ba
Người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn – kỳ cuối
Thứ hai, 24 Tháng bảy 2006,
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nguoi-vo-mien-Nam-cua-co-Tong-Bi-thu-Le-Duan-ky-cuoi/65060798/157/
…Đáng lẽ những năm tháng tiếp theo giữa Anh Ba và bà sẽ ngập tràn hạnh phúc cùng các mối quan hệ sẽ suôn sẻ? Nhưng sự thực không phải thế.
Không riêng bà, mà miếng bánh hạnh phúc, mỗi thành viên trong cái gia đình lớn ấy nhận được mới ít ỏi làm sao! Bà cố gắng chắp nối giải mã và cũng lờ mờ biết được tại sao…
Bà đọc lại những lá thư…
Anh đối với chị anh thương, anh kính trọng chị như một ân nhân đã nuôi cha nuôi mẹ nuôi các con khi anh đi vắng. Nhưng trong quan hệ bình thường thì anh không thể làm vừa lòng chị ấy được.
Anh không muốn như vậy và anh không hiểu tại sao lại như vậy. Do đó mà chị rất buồn. Có thể chị ấy sẽ trách em…
Mỗi khi có mặt chị ấy thì anh không bao giờ tự nhiên bàn bạc với tôi một vấn đề gì. Tôi có hỏi thì anh trả lời qua loa rồi đi mất như vội một việc gì khác…
…
Xuân Ba (TPO)
Việt Báo (Theo_VnMedia)
Bức ảnh lịch sử
QĐND – Thứ Ba, 01/03/201
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/89/140211/print/Default.aspx
Từ phải qua trái: 1. Thân phụ ông Hồ Viết Thắng – 2. Thân mẫu ông Nguyễn Văn Cừ – 3. Thân phụ ông Hoàng Văn Thụ – 4. Thân phụ Tổng bí thư Trường Chinh – 5 .Thân phụ Tổng bí thư Lê Duẩn – 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh – 7. Thân phụ ông Trần Quốc Hoàn – 8. Thân mẫu ông Lê Thanh Nghị – 9. Thân mẫu bà Nguyễn Thị Minh Khai – 10. Thân mẫu Đại tướng Võ Nguyên Giáp – 11. Thân phụ ông Hoàng Văn Hoan). Ảnh tư liệu
BÊN THẮNG CUỘC – QUYỂN II – QUYỀN BÍNH
…“Cách mạng miền Nam”
Mối quan hệ giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp thoạt đầu được mô tả là khá thân thiện. Tướng Giáp kể: “Lúc mới ra Bắc, anh Lê Duẩn thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc. Anh đã nhiều lần nói với tôi, năm 1940 nhờ có chị Thái nên anh thoát khỏi án tử hình”(177).
Câu chuyện về “chị Thái” mà ông Lê Duẩn đề cập trên đây xảy ra năm 1940, trong phiên toà xử những người lãnh đạo “Nam Kỳ khởi nghĩa”, ông Lê Duẩn và Nguyễn Thị Minh Khai đứng đối diện trong song sắt trước toà. Minh Khai viết một bức thư nhỏ, gấp lại rồi ném cho Lê Duẩn, chẳng may thư rơi xuống gần người lính canh ngục. Nguyễn Thị Quang Thái đứng gần đó, nhanh chóng nhặt và nuốt ngay lá thư(178).
LB: Chuyện như đùa!
Nguyễn Văn Tiếp
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Xâm lược (9/1945 – 7/1954)
http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=4&idcha=2640&id=2641
…Để nhanh chóng ổn định tổ chức, tháng 9-1945, Xứ ủy chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Trọng làm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho, đồng chí Nguyễn Văn Tiếp giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy. …
http://tucondao3045.blogspot.com/2011/08/nguyen-van-tiep-nguyen-van-trong-ngo.html
- Nguyễn Văn Tiếp: Tham gia cáchmạng từ rất sớm, Ông bị bắt 1941,bị kết án tử hình cùng ác đống chí NgôLiên, Nguyễn Văn Khoẻ,Nguyễn Văn Kỉnh, năm 1942 cả ba được giảm xuống án chungthân. Nguyễn Văn Tiếp, Ngô liên bị đầy ra Côn Đảo . Tháng 9-1945 ơng được Chínhquyền cách mạng đón về Nam Bộ. Ông Nhân công tác tại Đồng tháp. Ông sớm hy sinh trong kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ. Tại tỉnh Đồng Tháp có một con kêngmang tên ông.
Nhật ký phét!
25.06.2013 Nguyễn Hồng Trân
Tôi đã đọc Hồi ký Bên nhau trọn đời của bà Nguyễn Thụy Nga (tiếp & hết)
http://www.trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=10356&catid=7
…Một lần khác, tôi đi với chị Tư Phương (Phó Ban Phụ vận Phụ nữ Cần Thơ), khi vừa bước xuống bậc, chị Phương bị trượt. Chị nói: “Cầu kiều gì mà nguy hiểm”. Có hai tên lính đi giày cộp cộp đằng sau liền nói:
– Bà nội này mà không phải là bà mẹ chiến sĩ VC thì đem đầu tui chặt đi! Tôi quay mặt lại thấy hai tên lính mặc quần áo rằn ri, Không phải CIA, không phải quân “Bình định” áo đen, tôi hết cả hồn.
Tôi đi 3 chợ: Cần Thơ, Rạch Giá, Rạch Sỏi đều thấy hình ảnh tôi chúng nó dán thật to với 3, 4 hình khác để truy bắt… Tôi đi ngang qua phải kéo nón che bớt mặt và cố đọc hàng chữ bên dưới ảnh tôi: “Tên thật là Nguyễn Thụy Nga, tên mới là Nguyễn Thị Vân- vợ của lãnh tụ số 1 Bắc Việt về nằm vùng. Ai bắt được hoặc ai chỉ chỗ đúng thì sẽ được thưởng…”
…
Phủ Cam, Phước Vĩnh, TP Huế, Xuân Tân Mão 2011
Nguyễn Hồng Trân
Nguyên GV Đại học Khoa học Huế.