Lời dẫn. Chu Huy Mân đã giết 2 vợ chồng ông Chu Văn Điều và 2 người con của họ để thế chân! Tất nhiên cả mấy anh em của ông Chu Văn Điều nữa!
Nhận xét: “Người vợ nghĩ ông đã chết cũng đi lấy chồng. …” Vậy bà ấy lấy ai? Con Gái đâu rồi? Ông có đi tìm không? Không!
“cậu bé Mân được mẹ, anh chị rất yêu thương ” Mẹ ông chết bao giờ? Anh chị có ai sống được tới 1954 không? Ông có hay về thăm họ không?
Chắc chắn là không! Nếu không muốn nói là họ đã… Chết trước 1954 hết rồi! Cùng với ông “Chu Văn Điều” Vậy!
Tài liệu:
Đại Tướng Chu Huy Mân – Những giai thoại bên dòng sông Lam
22/04/2013
(GD&TĐ – ) …Chúng tôi tìm về xóm xã Hưng Hòa (TP Vinh), quê hương của cố Đại tướng Chu Huy Mân. Nơi đây, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An vừa làm lễ khánh thành nhà lưu niệm và lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng (17/3/1913 – 17/3/2013). Trên các ngả đường còn rợp cờ và hoa.
Nhà Lưu niệm nằm bên dòng Lam thơ mộng. Chính mảnh đất này là nơi Đại tướng Chu Huy Mân đã sinh ra và lớn lên. Đại tướng Chu Huy Mân (tên thật là Chu Văn Điều) sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có tới 8 anh chị em. 14 tháng tuổi bố mất. Cuộc sống mất đi người đàn ông trụ cột nên gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Khổ cực quá nên người mẹ đành phải đứt ruột bán 2 người chị của ông cho nhà giàu, số còn lại đi ở, đi làm thuê, làm mướn mưu sinh. Là con út nên cậu bé Mân được mẹ, anh chị rất yêu thương và cho đi học chữ Hán. Vốn thông minh từ nhỏ nên …
Và những nỗi niềm
Một thế kỉ với 2 cuộc trường chinh, bản thân gia đình đại tướng cũng chịu rất nhiều mất mát đau thương. Ngày ông hoạt động bí mật rồi bị thực dân Pháp bắt tháng 5/1937 và đưa đi nhiều nhà tù ai cũng bảo ông đã bị Pháp giết trong nhà tù. Ở nhà người vợ ông tần tảo nuôi 2 đứa con chờ chồng, nhưng trận đói lịch sử năm 1945 đã cướp đi của ông người con trai 7 tuổi. Vợ ông, lúc đó phải bế đứa con gái còn nhỏ dạt ra Hà Nội xin ăn để tìm đường sống.
Ngày ông trở về chỉ còn căn nhà hoang vắng. Người vợ nghĩ ông đã chết cũng đi lấy chồng. Nén nỗi đau, ông lại lên đường làm nhiệm vụ. Mãi đến năm 1952, ông mới đi bước nữa với cô Lê Thu Thủy – Cán bộ phụ nữ huyện Yên Dũng và sinh được 3 người con, 2 gái 1 trai.
Người con trai Chu Thế Sơn sinh năm 1959, lớn lên đã tình nguyện gác bút nghiên cầm súng lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và anh đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Lào.
Bản thân ông, gia đình ông đã cống hiến tất cả cho công cuộc giải phóng dân tộc, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. …
Tiến Dũng
Nghệ An:
Khánh thành nhà tưởng niệm, đặt tên đường Đại tướng Chu Huy Mân
15/03/2013
…Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Xuân Đường – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An – mong muốn: Công trình nhà tưởng niệm Đại tướng Chu Huy Mân được khánh thành sẽ trở thành địa chỉ đỏ giáo dục văn hóa, giáo dục lịch sử cho các thế hệ về tinh thần cách mạng, giá trị văn hóa, đạo đức và nhân văn của đại tướng Chu Huy Mân….
Nguyễn Duy – Mạnh Hà
Tôn vinh tấm gương sáng ngời của Đại tướng Chu Huy Mân
Cập nhật 17/03/2013
ĐẠI TƯỚNG CHU HUY MÂN – NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA QUÊ HƯƠNG XÔ VIẾT
http://vietnamngayve.blogspot.com/2013/03/ai-tuong-chu-huy-man-nguoi-con-uu-tu.html#.UXnSf-yaKho
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng Chu Huy Mân (1913 – 2013)
Hải An
Trong số tướng lĩnh Việt Nam, Đại tướng Chu Huy Mân có niềm tự hào riêng, ông là vị tướng duy nhất có “thâm niên” tuổi Đảng trùng với “thâm niên” của Đảng Cộng sản Việt Nam. …
…Ông sinh ngày 17-3-1913, tên thật là Chu Văn Điều, tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay thuộc xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Bí danh Chu Huy Mân được ông lấy từ tháng 5-1935 và đến nay mọi người hầu như chỉ biết đến cái tên này.
…Từ một đội phó Đội tự vệ đỏ của xã, một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam, Chu Văn Điều được bầu làm Bí thư Huyện ủy Hưng Nguyên lúc chỉ mới 23 tuổi. …
Trước những đóng góp của người chiến sỹ yêu nước trẻ, từ năm 1937 đến năm 1940, thực dân Pháp đã nhiều lần bắt giam Chu Huy Mân ở nhà lao Vinh, đến năm 1940, chúng đưa đi giam ở Đắc Lay rồi Đắc Tô, Kon Tum. … tháng 3 năm 1943, Chu Huy Mân cùng Nguyễn Duy Trinh, Huỳnh Ngọc Huệ và Hà Thế Hạnh tổ chức vượt ngục thành công. …
…Có mặt tại chiến trường Lào từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ, với tư cách là cố vấn, chuyên gia giúp nước bạn, Chu Huy Mân đã cùng quân tình nguyện Việt Nam góp phần xây dựng lực lượng vũ trang Lào lớn mạnh, mở rộng vùng căn cứ, …
…Ở một góc khác của cuộc đời, Đại tướng Chu Huy Mân là người cũng phải kinh qua nhiều sóng gió, chịu đựng những mất mát mà không phải ai cũng có thể vượt qua. Lớn lên trong một gia đình nghèo đến cơ hàn, bố mất sớm, mẹ phải bán các chị gái để kiếm tiền nộp sưu thuế cho chế độ thực dân phong kiến. Lúc trưởng thành, làm tướng lĩnh trong quân đội, chẳng mấy khi ông được về nhà, gần vợ, gần con, vì nhiệm vụ với đất nước còn đang đè nặng lên đôi vai. Và rồi người con trai của ông cũng đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Lào…
Hồng Ngọc12:27 Ngày 18 tháng 3 năm 2013
Tôi xin được nghiêng mình trước Đại tướng Chu Huy Mân – Hai Mạnh. Nhờ có những con người chịu hy sinh cuộc sống của mình cho đất nước như đại tướng mà mới có một Việt Nam như ngày hôm nay. Luôn ghi nhớ những hy sinh và đóng góp của đồng chí…
Nhận xét: Không một dòng về người vợ đầu và 2 con chết và mất tích?
Chuyện về những hoạt động của anh đội phó tự vể đỏ Chu Huy MânNgày đăng tin : 4/18/2013
…Chuyện cứu Chu Huy Mân thoát khỏi vòng vây, mãi đến năm 1994, một sự tình cờ, tôi mới được mẹ chồng kể cho nghe:
Vào năm 1994, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng, 65 năm Xô viết Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Xô viết tăng cường lực lượng, xúc tiến công việc sưu tầm tài liệu, hiện vật, hình ảnh, xây dựng và nâng cấp chuyên đề “Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh”. Một hôm, vào ngày chủ nhật, vừa đi sưu tầm ở các huyện về, tôi tranh thủ đưa các hiện vật gươm, giáo, mõ, trống ra lau để ngày thứ hai đem nhập kho hiện vật, chờ Hội đồng khoa học thẩm định. Thấy tôi chăm chú làm việc, mẹ chồng tôi là bà Đinh Thị Giới (đồng chí Chu Huy Mân gọi là O Giới) liền đến xem và hỏi chuyện. …
Nghe tôi giải thích vậy, mẹ chồng tôi cười hỏi:
“Thế cái ghè sành đựng khoai lang khô và lúa của mẹ đã giấu ông Chu Huy Mân khi bị bọn lính và lý trưởng đuổi bắt năm 1931, có đưa vào Bảo tàng trưng bày được không con?”.
Nghe mẹ nói đến năm 1931, nhắc đến tên ông Đại tướng Chu Huy Mân, mắt tôi sáng lên. Tôi dồn dập hỏi mẹ bao điều mà tôi đang cần biết. Câu chuyện được mẹ kể:
“Thời kỳ còn làm Tự vệ, ông Chu Huy Mân thường xuống làng Phong Yên để hội họp, tổ chức thanh niên, có cả chị em thanh nữ và đàn ông lớp như ông chắt Trường, ông Lan, có đến mấy chục người tham gia. Ông Chu Huy Mân thường đến nhà ta ăn cơm và khi nào cần hội họp thì ông Mân lại nói với ông Chắt Trường đi cùng, xuống mở cửa nhà thờ (gọi là Đền Bà Cô Tổ). Những buổi họp có nhiều người lạ ở các nơi về. …
Trương Quế Phương*
Nhận xét: Thưa O Giới: Theo ông Mân thì tận 1935 ông ta mới tên là Mân! Còn năm 1931 bà cứu ai tên Mân vậy?