Chương 2. Ẩn kể chuyện láo, phét, phịa, lung tung và phi logic!
Bài 6. Cả nhà cùng biết và giúp Siêu Ẩn hoạt động “Cách mạng”!
Lời dẫn. Thường một Siêu điệp viên là phải:
“chuẩn bị một cuộc sống đơn độc”, “Điệp viên là người cô đơn. Tính chất hoạt động không cho phép anh ta tiết lộ thân phận” và “vì những lý do an ninh họ đều không được biết về công việc của ông” đúng như Ẩn đã nói.
Nhưng, Ẩn đã quên mà kể như sau: “Mọi người trong gia đình đều biết tôi làm việc cho những người cộng sản.”
Người giả, “30 4” kể chuyện, nên hay quên!
Chúng ta cùng xem:
***
“Mọi người trong gia đình đều biết tôi làm việc cho những người cộng sản.”
“Bà vợ tôi cũng biết sơ sơ đôi chút, nhưng bả nghĩ tôi làm việc cho cách mạng. Bả chẳng biết gì về tình báo cả.” Phạm Xuân Ẩn trả lời một người phỏng vấn ông năm 2004. Theo lời Phạm Xuân Ẩn, mọi người trong gia đình ông đều có cảm tình với sự nghiệp cách mạng, nhưng vì những lý do an ninh họ đều không được biết về công việc của ông. Em trai kế tiếp ông, Phạm Xuân Hòa, trẻ hơn Phạm Xuân Ẩn bốn tuổi, đã được đào tạo tại Pháp để trở thành thợ sửa chữa máy bay trực thăng. Ông này đang bay trên chiếc máy bay trực thăng của Tổng thống Ngô Đình Diệm trong một chuyến bay giữa đêm mưa bão năm 1962 thì chiếc máy bay đâm vào dãy núi phía Bắc Sài Gòn và tất cả 13 người trên máy bay đều thiệt mạng. Ngô Đình Diệm không có mặt trong chuyến bay. Em trai út của Phạm Xuân Ẩn là Phạm Xuân Đính, được đào tạo trở thành một luật sư, gặp rắc rối khi bảo vệ cho các tù nhân chính trị và bản thân ông này cũng bị giam cầm một thời gian. Ông này phải đi quân dịch làm lính khuân vác, chuyên chở đạn tại chiến trường cho đến khi Phạm Xuân Ẩn sử dụng những mối quan hệ của gia đình để chuyển người em về làm nhân viên dưới quyền Diệm. “Mọi người trong gia đình đều biết tôi làm việc cho những người cộng sản,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Em trai tôi là Đính cũng muốn tham gia, nhưng tôi nói không.”
” (The Spy Who Loved Us, page 129)
Nhận xét: ““Mọi người trong gia đình đều biết tôi làm việc cho những người cộng sản,” Phạm Xuân Ẩn nói.“
Ông ta – có phải là điệp viên?
- Em trai hoạt động cùng.
“…Ẩn lo lắng không biết có người thân hoặc bạn bè nào của mình bị bắt trong những đợt truy bắt đó và giờ đang bị tra tấn giữa những bức tường ở trại giam Côn Sơn. Nỗi sợ lớn nhất của ông là có một ai đó có thể khai ra chuyện ông là một đảng viên Cộng sản. Nếu điều đó xảy ra, ông sẽ không bao giờ có thể trở về và gia đình ông cũng đối mặt với những điều tồi tệ nhất từ lực lượng cảnh sát của Diệm. Tháng 1 năm 1958, người em trai của Ẩn đã bị bắt. “Tôi rất buồn,” Ẩn nhớ lại. “Tôi đã mất liên lạc với bên Cộng sản, tất cả các chỉ huy của tôi đều bị bắt; em trai tôi cũng bị bắt, và sau khi được thả ra, cậu ấy đã viết một bức thư bằng mật mã cho tôi.”
…Sau khi đọc thư của em trai, Ẩn phân vân, “Thôi chết, cậu ấy bị bắt rồi. Mình không biết phải làm gì cả. Nếu trở về, mình cũng sẽ bị tóm. Nhưng nếu ở lại thì trụ được trong bao lâu?” Ẩn không biết tương lai sẽ như thế nào nên ông quyết định học tiếng Tây Ban Nha để khi lâm thế kẹt có thể chạy thoát sang Nam Mỹ hoặc Cuba. …” (Điệp viên hoàn hảo kỳ 20: Nhớ đất nước và gia đình)
Phạm Xuân Đính biết Mười Hương!
“. “Chính quyền Diệm lê máy chém đi khắp vùng nông thôn, chặt đầu những người cộng sản, và đến cuối chiến dịch năm 1958, 85% số đảng viên cộng sản đã bị quét sạch, hoặc bị giết hoặc bị tống giam,” Phạm Xuân Ẩn nói. Ông biết được từ một bức thư được mã hóa của em trai ông, Phạm Xuân Đính, rằng Mười Hương, cán bộ chỉ đạo của ông, đã bị bắt. Ông cũng biết rằng ông đang được triệu hồi về nhà vì Việt Minh – một thời gian ngắn sau lại hồi sinh với tên gọi Việt Cộng – cuối cùng cũng bắt đầu tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang dẫn đến Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.
“Em trai tôi bị bắt khi tôi đang ở Mỹ,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Chúng tra hỏi cậu ấy về Mười Hương và hỏi tại sao ông ấy lại đến nhà gặp tôi. Em trai tôi bị cảnh sát Sài Gòn bắt giam cho đến sau Tết năm 1958. Anh họ tôi đưa cậu ấy ra khỏi nhà giam – chính là người làm việc cho Ngô Đình Cẩn trên cương vị trùm mật thám và chỉ huy lực lượng cảnh sát tại miền Trung Việt Nam. Ổng tới Sài Gòn gặp trưởng nha cảnh sát. Em trai tôi được trả tự do dưới sự bảo lãnh trực tiếp của ổng.
“Em trai tôi viết cho tôi một bức thư với ngụ ý rằng hai cấp trên trực tiếp của tôi đã bị bắt. Cậu ấy nói bóng gió đủ cho tôi hiểu.” Khi Phạm Xuân Ẩn kể cho tôi nghe câu chuyện này, một trong những con chim của ông bắt đầu hót inh ỏi từ đâu đó phía sau nghe như một chiếc xe tuần tra của cảnh sát bật còi hụ hết công suất.
” (The Spy Who Loved Us, page 111)
Nhận xét: Mâu thuẫn: “Phạm Xuân Ẩn nói: “Em trai tôi là Đính cũng muốn tham gia, nhưng tôi nói không.””
Rồi lại: “Ông biết được từ một bức thư được mã hóa của em trai ông, Phạm Xuân Đính, rằng Mười Hương, cán bộ chỉ đạo của ông, đã bị bắt.”
Người giả, “30 4” kể chuyện, nên hay quên!
- Vợ cùng đi hoạt động: “Ẩn thổ lộ với vợ rằng ông làm việc cho cách mạng, khiến con tim bà như rung lên.”
“…Ẩn gặp Thu Nhàn lần đầu khi bà đang làm việc tại một trung tâm hàng thủ công mỹ nghệ gần tiệm Givral. “Lúc mới gặp, tôi nghĩ anh chàng này rất thông minh, có học vấn và có phong cách lịch lãm,” sau này bà Thu Nhàn kể lại với tôi. “Anh cũng thích giao thiệp và hay đùa.” Sau sáu tháng tìm hiểu, họ kết hôn vào ngày 25 tháng 2 năm 1962. “Rất nhiều ký giả bạn bè đã đến dự đám cưới chúng tôi,” bà Thu Nhàn nhớ lại.
Sáu tháng sau, Ẩn thổ lộ với vợ rằng ông làm việc cho cách mạng, khiến con tim bà như rung lên. “…Khi biết rằng chồng mình đang làm việc bí mật và lãnh nhận những nhiệm vụ rất nặng nề và nguy hiểm để phụng sự sự nghiệp giành độc lập cho đất nước, tôi ngay lập tức chấp nhận điều đó bằng cách giúp chồng làm việc hiệu quả và an toàn nhất, như chúng tôi thường nói ‘thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.’” Bà Thu Nhàn thường đi theo ông Ẩn để cảnh giới mỗi khi ông chuyển giao tài liệu và khi cần thì bà “thức suốt đêm cùng chồng để sao chụp tài liệu dưới những bóng đèn 500 watt, làm mọi việc để chồng khỏi bị phân tán tư tưởng bởi chuyện con cái gia đình.”(28)
…Bà Thu Nhàn kể với tôi rằng ông Ẩn đã dặn bà nếu ông bị bắt, thì bà đừng có cố chạy chọt xin xỏ, vì ông không bao giờ phản bội nguồn tin và đã sẵn sàng cho cái chết. “Anh ấy mang theo một viên thuốc độc,” bà Thu Nhàn kể, …” (Điệp viên hoàn hảo kỳ 11: Bob Anson còn sống)
“Một lý do khiến Phạm Xuân Ẩn tránh tham gia cái mà McCulloch gọi là “hội bia bọt” gồm các phóng viên Mỹ thường trú tại Sài Gòn là vì ông có hai công việc – công việc ban ngày ở Time và một công việc ban đêm liên quan đến việc chụp ảnh các tài liệu và viết báo cáo tin. Sau khi các con đi ngủ, Phạm Xuân Ẩn biến ngôi nhà hai phòng và buồng tối từ phòng tắm của mình thành một văn phòng đại diện riêng. Trong khi lũ chó gác cửa, ông dùng máy ảnh và bóng đèn được Đảng Cộng sản mua cho mình để làm việc suốt đêm chụp ảnh những tài liệu được những bạn bè trong các cơ quan tình báo và cảnh sát của Việt Nam Cộng hòa nhét cho. Sáng ra, ông ngụy trang những cuộn phim của mình trông giống như những cái nem Ninh Hòa, được làm từ thịt lợn nướng bọc trong bánh tráng, hoặc ông giấu chúng trong bụng những con cá bắt đầu ươn. Cá và nem sẽ được chất vào những cái giỏ trông như đồ đi thắp hương tại một đám tang Phật tử. Khi Phạm Xuân Ẩn rời khỏi nhà và lái xe tới trường đua ngựa, nơi ông đi dạo với con béc giê Đức của mình mỗi buổi sáng, ông sẽ đặt những cuộn nem vào một cái tổ chim bỏ không trên cây cao. Với những món hàng lớn hơn, ông giấu những cuộn phim dưới tấm bia của nơi mà ông giả vờ là mộ của gia tộc. Thỉnh thoảng vợ của Phạm Xuân Ẩn lại bám theo ông từ phía xa. Nếu ông bị bắt bà sẽ báo động cho các giao liên của ông. ” (The Spy Who Loved Us, page 170)
Nhận xét: Hài!
“Ẩn thổ lộ với vợ rằng ông làm việc cho cách mạng, khiến con tim bà như rung lên”
“Bà Thu Nhàn thường đi theo ông Ẩn để cảnh giới mỗi khi ông chuyển giao tài liệu và khi cần thì bà “thức suốt đêm cùng chồng để sao chụp tài liệu dưới những bóng đèn 500 watt”
“Thỉnh thoảng vợ của Phạm Xuân Ẩn lại bám theo ông từ phía xa. Nếu ông bị bắt bà sẽ báo động cho các giao liên của ông.”
Thế mới biết Mười Hương không đáng là Thầy của Ẩn, ông ta đã không dám đem theo vợ con, để rồi thất lạc mất cả vợ lẫn con!
Không biết trước khi “Ẩn thổ lộ với vợ rằng …” thì ông ta có xin ý kiến cấp trên không?
Chắc chắn là không rồi! Vì ông ta còn bất chấp cả tổ chức để lấy vợ “Không đảng” cơ mà!
Thật là Siêu!
- Các con biết
“Ẩn còn có một vụ thoát hiểm khác, trong đó nhờ nhanh trí ông đã kiểm soát được một tình huống có thể dẫn tới thảm họa. Sau khi các con đã đi ngủ, và với chú chó bẹc giê Đức cùng người vợ đứng canh, Ẩn thường chuẩn bị báo cáo và phim để chuyển cho bà Ba. Một buổi sáng nọ, Ẩn nghe cô con gái của mình kể với anh trai rằng hồi đêm tỉnh giấc, cô bé thấy cha mình viết bằng một loại mực đặc biệt, cứ viết xong là chữ biến mất. Ẩn thất kinh. Ông đã không hay biết cô bé đến bên cạnh, còn vợ ông đã đi ngủ, con chó thì thấy người quen nên chẳng sủa.
Ẩn sợ con gái sẽ đến lớp kể với bạn bè về loại mực đặc biệt này. Thế nên ông nghĩ ra một trò để đánh lừa cô bé. Tối hôm đó, ông đặt một ngọn đèn sáng ngay trước mặt cô bé. Rồi ông bảo cô bé nhìn vào tờ giấy mà ông vừa viết bằng mực thông thường. Tất nhiên là trong vài phút đầu cô bé chẳng thấy gì cả do mắt còn bị chói sáng, rồi thì sau đó cô mới thấy mực. “Con nè, đây là nguyên nhân khiến tối qua con thức giấc và thấy ba viết nhưng không thấy chữ. Con đi từ trong tối ra chỗ sáng và tưởng là tờ giấy không có chữ. Lúc đó con bị hoa mắt nên mới như vậy, và do mệt quá nên sau đó con quên hết”. Thế là từ đó cô bé không còn nhắc tới loại mực đặc biệt nữa. Con trai của Ẩn là Hoàng Ân sau này kể với tôi rằng cậu ta thường tỉnh ngủ và thấy cha làm việc rất khuya nhưng không hề suy nghĩ gì về chuyện đó…” (Điệp viên hoàn hảo kỳ 24: Nỗi nguy hiểm thường gặp của điệp viên)
Nhận Xét: Và rất có thể là cô con gái lại lấy câu chuyện mà cha biểu diễn đó để kể cho bạn bè chứ!
Và cậu con trai cũng đã biết, sao không biểu diễn cả cho cậu?
Hài!
- Mẹ Biết và “Bà chỉ cần biết anh làm việc cho cách mạng là đủ.”!
“Cấp trên trực tiếp của Ẩn, ông Mười Hương, là người chịu trách nhiệm về việc liệu có thể hoãn nhiệm vụ của ông Ẩn hay không. Nhận thấy không còn ai khác cho sứ mệnh đặc biệt này, Mười Hương trấn an Ẩn rằng đảng sẽ chăm lo cho gia đình ông. “Tôi biết rằng mình sẽ phải đi Mỹ, nhưng tôi cũng xin phép được giải thích lý do cho má tôi bởi lúc ấy vẫn còn trong thời gian chịu tang”, Ẩn nói. “Má anh ủng hộ con hết mình, bà không can dự vào công việc của anh”, bà Thu Nhàn, vợ của Ẩn, kể với tôi. “Bà chỉ cần biết anh làm việc cho cách mạng là đủ”. Với sự chấp thuận của mẹ, Ẩn bước lên chiếc máy bay bốn động cơ cánh quạt của hãng Pan Am để đi Mỹ vào tối 10 tháng 10 năm 1957, vài tuần sau khi năm học mới ở Trường Orange Coast bắt đầu” (Điệp viên hoàn hảo kỳ 18: Mộng mơ Cali)
Nhận Xét: Không thể!
Nhỡ bà buột mồm cho hàng xóm thì hết đời Siêu à?
Nghe nói làm “Siêu” thì phải hy sinh nhiều lắm cơ mà?
Đây chính Ẩn đã nói: “Ẩn cho tôi biết rằng cuốn Mổ xẻ nghề tình báo đã giúp ông chuẩn bị một cuộc sống đơn độc, cho thấy tầm quan trọng của tự chủ và tinh thần kỷ luật: “Điệp viên là người cô đơn. Tính chất hoạt động không cho phép anh ta tiết lộ thân phận, bởi làm thế thì anh ta có thể gián tiếp tiết lộ ý đồ của mình… Anh ta phải hoàn toàn kiểm soát bản thân mình cũng như đặt các bản năng và phản ứng của mình theo một nguyên tắc nghiêm ngặt.(15)
Cuốn sách cũng gieo rác nỗi sợ, một cảm giác đeo đuổi rằng bất cứ lúc nào sứ mệnh của ông cũng có thể kết thúc và tính mệnh của ông cáo chung: “Thời chiến cũng như thời bình – đặc biệt là trong chiến tranh – anh ta phải cảnh giác với kẻ thù. Mọi bàn tay đều chống lại anh ta; một khoảnh khắc bộc lộ bản thân cũng đủ để khiến anh ta bị tấn công. ..” (Kỳ 24 – chương 4)
Nhận Xét: Vậy mà ông đã quên để nói cho cả nhà biết là mình “làm việc cho cách mạng” à?
Vậy là cả nhà biết Siêu Điệp Viên hoạt động Cộng sản!
Không lộ mới tài!
Trong khi “Thầy” Mười Hương phải tan nát cả gia đình để giấu tung tích, thế mà “Học trò” thì lại mẹ biết, vợ biết, con biết, em biết thì…Không thể hiểu nổi!
Con lạy thầy!
Kìa “và sau khi được thả ra, cậu ấy đã viết một bức thư bằng mật mã cho tôi.” thì có lộ không nhỉ? CIA không theo dõi sao?
Ta thử hình dung:
Một người mà có em trai hoạt động cộng sản đã bị bắt (dù là sau đó thì thả) thì người đó có trong diện khả nghi không?
Sau đó người đó lại “quan hệ” như ở bài 4 thì có bị CIA và Mật vụ VNCH bắt không?
Nếu không thì nói CIA và Mật vụ VNCH là một lũ mù thì không oan!
Thế mới thật là: Ai ơi Tình báo cả nhà
Thật là “Siêu điệp” đó bà con ơi.
Thắc mắc: Ẩn kể bịa láo ra thế mà vẫn có nhiều người tin, kể cả nhiều trí thức cao cấp người Mỹ, vậy thì không biết phương pháp kể chuyện của Ẩn như thế nào nhỉ? Xin xem bài sau sẽ rõ.
Chúng tạo ra một lũ “anh hùng” giả tạo từ Lê văn Tám tới Kim Đồng….để phỉnh con nít ăn cức gà mà cũng có người tin à!
LikeLike