Bài 27. Cộng Sản Việt Nam và Tư Cang kể láo: Có 2 phiên bản kể về chuyện “cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống “.

                Chương 7. Kể láo về chuyện tấn công Dinh Tổng Thống và đánh Sứ  quán Mỹ.

                Bài 27. Cộng Sản Việt Nam và Tư Cang kể láo:  Có 2 phiên bản kể về chuyện “cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống “.

  1. Tư Cang kể láo: “cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống “.
  2. – Phiên bản Larry Berman.

“…Tết Mậu Thân 1968…Rạng sáng 31 tháng 1, …Tư Cang là một xạ thủ cừ khôi. “Ông ấy có thể bắn K-54 bằng cả hai tay, mỗi giây một phát và không bao giờ trượt mục tiêu,” Ẩn cho biết. Ông thường để dành một viên đạn trong túi, một viên đạn dành cho chính mình trong trường hợp cần thiết.(48) Khi cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống bị đẩy lùi, Tư Cang chợt thấy mình bị kẹt lại trong một ngôi nhà đối diện với dinh qua một con đường: “Từ nơi ẩn nấp, tôi có thể thấy phía bên kia đường, đối diện với ngôi nhà mà các chiến sĩ đặc công của tôi đang cố thủ, có một toán sĩ quan Mỹ, ngụy đang la hét chỉ đạo đám lính tấn công ngôi nhà.

Tôi tự nhủ chỉ có cách làm gì đó để cản phá kẻ địch triển khai quân thì các chiến sĩ đặc công của tôi mới thoát được. Nhưng tôi cũng biết rằng nổ súng là hành động mà một tình báo viên phải cân nhắc cực kỳ kỹ càng, bởi nếu một điệp viên bị lộ thì cả mạng lưới tình báo mà chúng ta đã mất nhiều năm để xây dựng bỗng nhiên trở nên vô hiệu. Sau khi cẩn thận phân tích tình hình, tôi rút súng ra, nhằm thẳng vào hai sĩ quan Mỹ, bắn hai phát thật nhanh và lập tức thụp vào chỗ ẩn nấp.”(49) Tư Cang được xác nhận là đã bắn chết hai viên sĩ quan người Mỹ kia…” (Điệp viên hoàn hảo kỳ 30: Sự kiện tết Mậu Thân)

  1. – Phiên bản Thomas A. Bass.

“Giả vờ như đang tán gẫu về chó và gà, kỳ thực là họ đang ngắm nghía các mục tiêu cho Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Tư Cang đề xuất đánh kho bạc để kiếm ít tiền. “Ở đấy họ chỉ phát lương thôi,” Phạm Xuân Ẩn bảo ông. Một mục tiêu tốt hơn sẽ là tòa án, nơi rất nhiều vàng đang được lưu giữ làm bằng chứng trong vụ xét xử những băng đảng buôn lậu và trộm cắp của miền Nam Việt Nam. Ông khuyên Tư Cang mang theo một chiếc đèn đốt bằng khí axêtylen.

                Tư Cang và Phạm Xuân Ẩn chọn ra 20 mục tiêu ở Sài Gòn, gồm cả Dinh Độc Lập và Đại sứ quán Mỹ. Bắt đầu lúc 2 giờ 48 phút sáng ngày thứ Tư, 31 tháng 1, đích thân Tư Cang chỉ huy cuộc tấn công vào Dinh, nơi 15 trong tổng số 17 thành viên trong đội của ông hy sinh ngay lập tức. Bản thân ông chỉ kịp thoát sang căn hộ gần đó của Tám Thảo, nơi ông nổ súng ra ngoài cửa sổ và sau đó ẩn nấp với hai khẩu súng ngắn gí sát đầu, quyết tâm tự sát trước khi bị địch bắt. Khi binh lính chạy rầm rầm vào căn hộ, Tám Thảo thuyết phục chúng rằng bà là một người trung thành với Nam Việt Nam và có lẽ thậm chí còn là nhân tình của viên sĩ quan Mỹ – sếp của bà – bức ảnh của người này được bà treo rất nổi bật. Cuối buổi sáng hôm đó, Tư Cang và Phạm Xuân Ẩn lái xe quanh thành phố, đếm thi hài những chiến sĩ Việt Cộng đã hy sinh trong cuộc tấn công. (Để tuyên dương công trạng của hai người trong trận đánh, hai khẩu súng ngắn của Tư Cang và chiếc xe Renault của Phạm Xuân Ẩn hiện đang được trưng bày trong bảo tàng tình báo quân sự Bộ Quốc phòng tại Hà Nội. ” (The Spy Who Loved Us, page 196)

                Nhận xét:

  1. Không lẽ: “căn hộ gần đó của Tám Thảo” = “trong một ngôi nhà đối diện với dinh qua một con đường“?

                Vì rằng: “Khi cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống bị đẩy lùi, Tư Cang chợt thấy mình bị kẹt lại trong một ngôi nhà đối diện với dinh qua một con đường” và”tôi rút súng ra, nhằm thẳng vào hai sĩ quan Mỹ, bắn hai phát thật nhanh và lập tức thụp vào chỗ ẩn nấp.”(49) Tư Cang được xác nhận là đã bắn chết hai viên sĩ quan người Mỹ kia” = “Bản thân ông chỉ kịp thoát sang căn hộ gần đó của Tám Thảo, nơi ông nổ súng ra ngoài cửa sổ và sau đó ẩn nấp với hai khẩu súng ngắn gí sát đầu

                Chuyện là không thể!

  1. Chuyện hài:

                “Khi binh lính chạy rầm rầm vào căn hộ, Tám Thảo thuyết phục chúng rằng bà là một người trung thành với Nam Việt Nam và có lẽ thậm chí còn là nhân tình của viên sĩ quan Mỹ – sếp của bà – bức ảnh của người này được bà treo rất nổi bật. Cuối buổi sáng hôm đó, Tư Cang và Phạm Xuân Ẩn lái xe quanh thành phố, đếm thi hài …

                Chuyện là không thể!

                Lưu ý:

  1. Đầu giờ buổi sáng: “Bắt đầu lúc 2 giờ 48 phút sáng ngày thứ Tư, 31 tháng 1, đích thân Tư Cang chỉ huy cuộc tấn công vào Dinh
  2. Giữa buổi sáng: “Bản thân ông chỉ kịp thoát sang căn hộ gần đó của Tám Thảo, nơi ông nổ súng ra ngoài cửa sổ và sau đó ẩn nấp với hai khẩu súng ngắn gí sát đầu, quyết tâm tự sát trước khi bị địch bắt. Khi binh lính chạy rầm rầm vào căn hộ, Tám Thảo thuyết phục chúng rằng bà là một người trung thành với Nam Việt Nam “
  3. Cuối buổi sáng hôm đó: “Tư Cang và Phạm Xuân Ẩn lái xe quanh thành phố, đếm thi hài những chiến sĩ Việt Cộng đã hy sinh trong cuộc tấn công…”

                Chuyện là không thể!

  1. Một số phiên bản khác – cũng kể láo: “cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống : (Đến đây câu chuyện trở nên hơi mơ hồ…)
  2. Phiên bản 1: Không có Tư Cang!

                “…1 giờ ngày mùng 2 Tết Mậu Thân, trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) có 3 chiếc ô tô nối đuôi nhau hướng về đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám). Dù là Tết nhưng quanh Dinh Độc Lập vẫn dày đặc kẽm gai lẫn ụ cát mới được dựng lên, lập thành một vành đai phòng ngự cẩn mật. Sau các ụ cát, đủ các sắc lính với mũ sắt, áo giáp, súng ống… Đoàn xe tiến vào ngã tư Nguyễn Du- Thủ Khoa Huân, các chiến sĩ bất ngờ nổ súng diệt gọn tốp lính bảo vệ và xung phong đánh chiếm Dinh Độc Lập.

                Cổng Dinh bị khoá kỹ, quân ta phải dùng bộc phá để phá, nhưng khối thuốc không nổ. Thế là các chiến sĩ phải leo rào tập kích bên trong. Địch hoàn hồn và ồ ạt tăng chi viện. Tiếc là do một số thuốc nổ và lựu đạn bị hỏng, 5 chiến sĩ đã hy sinh, các đội viên còn lại bị địch bắt sau khi đã chống trả đến viên đạn cuối cùng. Ngay sau Tết, địch phát hiện ra nơi xuất quân của quân ta nên đã tịch thu nhà cửa, gia tài của nhà tư sản Mai Hồng Quế, đồng thời treo giải 2 triệu đồng cho ai “ lấy được đầu” ông.

                Còn ông Năm Lai, sau khi bị địch bao vây thì nhận được lệnh bằng mọi cách phải rút lui để duy trì nội tuyến. Sau ba ngày trốn trong thùng rác ở chợ BếnThành, ông về Phú Nhuận đưa vợ con rút khỏi Sài Gòn, còn ông lại tiếp tục củng cố các cơ sở còn lại của biệt động thành.

                Sau này bị địch truy lùng dữ, ông Năm Lai phải trốn về Quảng Ngãi (quê vợ) tiếp tục hoạt động. Năm 1972, ông bị giặc bắt rồi tù đày tại chi khu Sơn Tịnh cho tới năm 1975. Ông về tiếp quản Sài Gòn, dù là thương binh hạng ¼ (81% sức khoẻ), nhưng ông vẫn cống hiến cho cách mạng tới ngày về hưu. Năm 2002, ông Trần Văn Lai trút hơi thở cuối cùng.” (Nguồn: Chuyện đời của người nổ súng tấn công Dinh Độc Lập, vnexpress, 8/2/2008, http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chuyen-doi-cua-nguoi-no-sung-tan-cong-dinh-doc-lap-2099679.html).

                Nhận xét: 1. Không có Tư Cang!

  1. “Còn ông Năm Lai, sau khi bị địch bao vây thì nhận được lệnh bằng mọi cách phải rút lui để duy trì nội tuyến. “?

                “tấn công vào Dinh Tổng thống” mà “rút lui ” được?

  1. Trần Văn Lai cũng kể láo!

                “Bảo tàng Binh chủng Đặc công hiện đang lưu giữ xe tải Hino biển số EC-6045. Đó là xe của nhà thầu khoán Mai Hồng Quế, người khá nổi tiếng trong giới thượng lưu ở Sài Gòn trước năm 1975, được tự do ra vào Dinh Độc Lập.

                …Nhờ vốn kinh nghiệm những ngày làm thợ trang trí nội thất, lại khéo tay, ông Năm Lai được tham gia tốp thợ sửa chữa ngai vàng cho Hoàng gia Campuchia, được vua cha của ông Hoàng Sihanuk khen ngợi. Ngoài tiền thưởng hậu hĩnh, mỗi người thợ còn được cấp một chứng chỉ có quyền nhập cảnh Campuchia bất cứ lúc nào mà không cần xin phép.

                Đây cũng chính là một “tấm bùa hộ mệnh” trong quãng đời hoạt động bí mật của ông. Nhờ chứng chỉ này, ông đã được nhận làm trang trí nội thất, có thể tự do ra vào Dinh Độc Lập, và đây cũng là con đường để ông vươn lên thành nhà thầu khoán. Một vỏ bọc cho hoạt động trong nội thành.

                …Năm 1966, tổ chức giao Năm Lai chuẩn bị cơ sở cất giấu vũ khí cho lực lượng biệt động thành. Ông mua 3 căn nhà nay là số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh và 2 chiếc xe: Citroen biển số NCE-345 và xe bán tải Hino mang biển số EC-6045. Hình ảnh nhà thầu khoán thường xuyên lái xe có dán giấy in dấu phủ đầu rồng đã thuận lợi cho ông ông vận chuyển xi măng, gạch, cát, sắt bí mật xây hầm. Năm 1967 căn hầm rộng 30m2, sâu 2,5m được ngụy trang kín đáo hoàn thành, cuối năm đó ông nhiều lần dùng xe biển số EC-6045 chở 2,5 tấn vũ khí gồm súng, thuốc nổ, đạn về giấu trong hầm nhà..

Trong cuộc tấn công Mậu Thân 1968, 19 chiến sĩ biệt động có mặt tại nhà 287/70 nhận vũ khí sẵn sàng xuất phát. Đội trưởng Tô Hoài Thanh (Ba Thanh) phân công Năm Lai ở lại tiếp tế vũ khí cho các mũi tấn công khác nhưng Năm Lai kiên quyết đề nghị được tham gia vì ông mới thạo đường đi lối lại trong dinh. 1 giờ 30 phút ngày 3-1-1968, Năm Lai lái chiếc xe EC-6045 chở Ba Thanh dẫn đầu đoàn xe theo đường Trần Quý Cáp rẽ ra đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám) rồi theo đường Nguyễn Du áp sát cổng sau Dinh Độc Lập, sau loạt súng AK tiêu diệt tốp lính gác, một chiến sĩ lao vào cổng đặt khối thuốc nổ. Khối thuốc không nổ, các chiến sĩ của ta tiếp tục vượt rào tấn công vào dinh. Lúc này địch trong dinh bắn ra dữ dội, Ba Thanh bị trúng đạn, trước phút hy sinh, Ba Thanh yêu cầu các đồng chí tiếp tục chiến đấu, giữ vững trận địa còn Năm Lai phải trở về ngay để tiếp tế vũ khí, Năm Lai trở về nhà nhưng từ xa đã thấy tốp lính bao vây kín, cùng lúc trên trời một chiếc trực thăng quần đảo và đạn bắn xối xả vào ngôi nhà 287/70. Biết cơ sở đã bị lộ, ông chạy ra chợ Bến Thành nấp vào hầm than sau đó về nhà ở 720 Võ Di Nguy (nay là Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp), sau đó ông ra miền Trung hoạt động.

                …Sau khi biết Năm Lai chính là chiến sĩ biệt động Sài Gòn, người tổ chức vận chuyển vũ khí đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, địch chúng truy nã ráo riết, đồng thời còn treo giải thưởng 2 triệu đồng cho ai chỉ hoặc bắt được Năm Lai giao cho nhà chức trách. Mãi đến năm 1972, Năm Lai bị bắt tại Quảng Ngãi nhưng trên giấy căn cước lại mang tên người khác, hơn nữa lúc này ông “giả điên”, bọn chúng chẳng khai thác được gì đành phải thả

Thanh Lê.

                (Nguồn: Nhà thầu khoán làm biệt động thành, vietnamnet, 14/02/2013, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/108904/nha-thau-khoan-lam-biet-dong-thanh.html)

                Nhận xét: 1. Đang đánh “Dinh Độc Lập” – mà “Năm Lai trở về nhà”?

                “. Lúc này địch trong dinh bắn ra dữ dội, Ba Thanh bị trúng đạn, trước phút hy sinh, Ba Thanh yêu cầu các đồng chí tiếp tục chiến đấu, giữ vững trận địa còn Năm Lai phải trở về ngay để tiếp tế vũ khí, Năm Lai trở về nhà nhưng… ”

Chuyện là không thể!

  1. “Địch” không biết “nhà thầu khoán Mai Hồng Quế” – người được “tự do ra vào Dinh Độc Lập” có một nhà nữa ở “ 720 Võ Di Nguy ”?

Năm Lai trở về nhà nhưng từ xa đã thấy tốp lính bao vây kín, cùng lúc trên trời một chiếc trực thăng quần đảo và đạn bắn xối xả vào ngôi nhà 287/70. Biết cơ sở đã bị lộ, ông chạy ra chợ Bến Thành nấp vào hầm than sau đó về nhà ở 720 Võ Di Nguy (nay là Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp), sau đó ông ra miền Trung hoạt động.”

Chuyện là không thể!

  1. “Mãi đến năm 1972, Năm Lai bị bắt tại Quảng Ngãi nhưng trên giấy căn cước lại mang tên người khác, hơn nữa lúc này ông “giả điên”, bọn chúng chẳng khai thác được gì đành phải thả…”

                Liệu “nhà thầu khoán Mai Hồng Quế” thật thì có thoát được không?

                Sao không chạy ra mật khu của Cộng sản?

                Phạm Xuân Ẩn ra mật khu như đi du ngoạn ấy cơ mà?

                Năm Lai sao lại kém thế?

                “là thương binh hạng ¼ (81% sức khoẻ)“?

                Sự thật là: Một ai đó, mất “81% sức khoẻ” đã được gán cho “nhà thầu khoán Mai Hồng Quế“, rồi nói đó là “Siêu Điệp Viên Cộng Sản”  để cho oai mà thôi!

                III. Chuyện láo!

  1. Trốn về quê vợ thì CIA và cảnh sát VNCH không phát hiện ra?

                “TP – Cho mãi đến tháng 6/2002, khi ông “chủ thầu khoán Dinh Độc Lập”- tỷ phú Mai Hồng Quế nổi tiếng, là nguyên mẫu của nhân vật ông chủ Hãng sơn Đông Á trong phim “Biệt động Sài Gòn” trút hơi thở cuối cùng tại tư gia, nhiều người mới biết tường tận về ông tỷ phú từng là biệt động Sài Gòn.

                …Sáng Mùng 3 Tết, súng  hết đạn, ông Năm Lai trốn trong một thùng rác ở chợ Bến Thành. Đêm đến, ông rời  khỏi nơi ẩn nấp. Không có đồng tiền nào trong túi, không có giấy tờ tùy thân, chịu đựng và vượt qua trăm ngàn gian khổ, hiểm nguy, ông  mới tìm được về quê vợ ở Đà Nẵng.

                Bà Thiệp về quê thăm chồng. Để tránh bị địch bắt, bà phải xoay xở cho ông đủ các giấy tờ chứng nhận là bệnh nhân tâm thần nặng. Suốt từ năm 1968 đến tháng 4/1975, ông Năm Lai-biệt động Sài Gòn, tỷ phú Mai Hồng Quế  sắm thành công vai một  người điên. ” (Báo Tiền Phong, Những chiến sỹ biệt động Sài Gòn đặc biệt Xuân 1968, ngày 11 tháng 01 năm 2008,  http://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/nhung-chien-sy-biet-dong-sai-gon-dac-biet-xuan-1968-107934.tpo)

                Nhận xét: 1. Trốn về quê vợ thì CIA và cảnh sát VNCH không phát hiện ra?

                “Không có đồng tiền nào trong túi, không có giấy tờ tùy thân, chịu đựng và vượt qua trăm ngàn gian khổ, hiểm nguy, ông  mới tìm được về quê vợ ở Đà Nẵng.

                Bà Thiệp về quê thăm chồng. Để tránh bị địch bắt, bà phải xoay xở cho ông đủ các giấy tờ chứng nhận là bệnh nhân tâm thần nặng.”

                Chuyện hài!

  1. Nếu chuyện này là thật, sao Năm Lai không chạy ra chiến khu Cộng Sản?

                Vì sao phải: “Suốt từ năm 1968 đến tháng 4/1975, ông Năm Lai-biệt động Sài Gòn, tỷ phú Mai Hồng Quế  sắm thành công vai một  người điên.”?

                Nếu Trần Văn Lai là tình báo “Việt cộng” thì khi cuộc “tấn công vào Dinh Tổng thống” thất bại, ông hoàn toàn có thể chạy ra căn cứ một cách an toàn, nhưng vì sao ông không đi mà ở lại … để cuối cùng phải “về quê vợ ở Đà Nẵng” và “Suốt từ năm 1968 đến tháng 4/1975, ông Năm Lai-biệt động Sài Gòn, tỷ phú Mai Hồng Quế  sắm thành công vai một  người điên.” nhưng vẫn không thoát “Năm 1972, ông bị giặc bắt rồi tù đày tại chi khu Sơn Tịnh cho tới năm 1975.”?

Chạy ra chiến khu khó lắm ư? Phạm Xuân Ẩn ra chiến khu như ta đi du ngoạn ấy mà! “…Một tháng đôi ba lần, khi có tin tức quan trọng, nóng hổi cần cấp báo, Ẩn đi thẳng vào mật khu như ta đi du ngoạn, để báo cáo trực tiếp cho Mười Hương biết!…” (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 1, Báo Tuổi trẻ, 30-09-2013)

                Chuyện láo!

  1. “Hai Trí và Ba Đen” là sếp của Năm Lai?

                “…Cụm trưởng A20 Biệt động Sài Gòn Hai Trí và Ba Đen (Ngô Văn Vân) gợi ý cho Năm Lai mua ba căn nhà 287/68, 287/70 và 287/72 (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu P. 5, Q.3, TP HCM) và tiến hành sửa sang, xây dựng hầm bí mật chứa vũ khí. Năm Lai đã biến phần dưới đất 3 căn nhà thành căn hầm bí mật 2 tầng, sâu 3 mét, mỗi chiều 2,5 m có lỗ thông hơi và nắp đậy bí mật liên thông nhau.” (Báo Tiền Phong, Những chiến sỹ biệt động Sài Gòn đặc biệt Xuân 1968, ngày 11 tháng 01 năm 2008)

                Nhận xét: Không đúng!

                Theo bài 28 thì “Hai Trí và Ba Đen” chỉ là một đội trưởng biệt động – tất nhiên, chuyện đó cũng là láo!

  1. Trần Văn Lai và Tư Cang kể chuyện cùng một Mô tuýp.

                “…Theo tư liệu được tập hợp phục vụ hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho ông Trần Văn Lai, đầu năm 1963, do nhu cầu chiến lược cần phát động mạnh phong trào vũ trang đánh địch ngay trong lòng địch, ông chính thức được chuyển sang Đơn vị 159 Biệt động thuộc Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.

                …Nhiệm vụ của Trần Văn Lai – Mai Hồng Quế – Năm U.S.O.M thời điểm ấy là trinh sát các mục tiêu theo nghề nghiệp, báo cáo thường xuyên về Quân khu các tin tức, tài liệu, tình hình của địch và tạo điều kiện cho các cán bộ của ta ra vào kiểm tra, trú ém và hoạt động an toàn tại nội thành Sài Gòn.

                Sau này, bản xác nhận của đồng chí Nguyễn Văn Trí, nguyên Thủ trưởng đơn vị Bảo đảm chiến đấu Quân khu Sài Gòn – Gia Định về thành tích của ông Trần Văn Lai cũng khẳng định: Tại các cơ quan đầu não của Mỹ – ngụy, các tin tức do đồng chí Trần Văn Lai điều tra tình hình và báo cáo về Quân khu đều có giá trị…

                Chỉ trong một khoảng thời gian không dài, ông đã xây dựng được trên 20 cơ sở bảo đảm có khả năng vừa cất giấu vũ khí, vừa giấu cán bộ để hoạt động bí mật, hơn 100 quần chúng nòng cốt có thể giao nhiệm vụ từ dễ đến khó, từ đóng góp tiền bạc đến nhận nhiệm vụ công tác…

…Khoảng một tháng sau khi Quân khu cử người đến kiểm tra căn hầm, ông Trần Văn Lai nhận được chỉ thị chuẩn bị tiếp nhận vũ khí. Với đặc quyền riêng của nhà thầu Dinh Độc Lập, ông Trần Văn Lai không chuyển theo kiểu “nhỏ giọt” mà đánh thành từng chuyến xe lớn. Chuyến xe chở vũ khí về lần đầu được thiết kế bên trong hai bộ ván ngựa rỗng ruột rất nặng, chiều dày ván đủ xếp lọt những quả đạn B.40, B.41, thuốc nổ…

…Đêm mồng 1, rạng mồng 2 tết Mậu Thân, hầm vũ khí là nơi tập trung của Ban Chỉ huy chiến đấu. Trong lúc đồng đội khui hầm bốc dỡ, lắp ráp các thiết bị vũ khí, lau chùi súng đạn và làm trái nổ (bộc phá), ông Lai phải liên tục dùng bàn ghế có chân sắt kéo lê trong nhà; đồng thời ra vào kéo đóng cửa sắt để át tiếng kêu của các thiết bị vũ khí, cảnh giác tình hình địch và các nhà xung quanh.

…Sau 4 ngày nổ súng phát kích, địch phát hiện ra địa điểm tập kết xuất quân và cất giấu vũ khí nên đã mở cuộc hành quân bao vây, dùng súng bắn phá cửa phía trước và cửa sau … Ngọc Nguyễn

                (Nguồn: Những chiến công góp phần làm nên huyền thoại biệt động thành, cand, 24/12/2014, http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Nhung-chien-cong-gop-phan-lam-nen-huyen-thoai-biet-dong-thanh-335623/)

                Nhận xét:

  1. Trùng với nhiệm vụ mà Tư Cang đã nhận: “…Nhiệm vụ của Trần Văn Lai – Mai Hồng Quế – Năm U.S.O.M thời điểm ấy là trinh sát các mục tiêu theo nghề nghiệp, báo cáo thường xuyên về Quân khu các tin tức, tài liệu, tình hình của địch “
  2. Vô lý ở đây là: Cả 2 “Siêu điệp viên” đều “rất tự do”!

                Tư Cang thì: “Họ còn lái chiếc Renault màu xanh của Ẩn chạy loanh quanh Sài Gòn để định vị các mục tiêu dễ tấn công nhất, và Ẩn hướng dẫn cách né các hệ thống bảo vệ an ninh. ” (Xem chi tiết ở Bài 5)

                – “nhà thầu khoán Mai Hồng Quế” thì: Đây cũng chính là một “tấm bùa hộ mệnh” trong quãng đời hoạt động bí mật của ông. Nhờ chứng chỉ này, ông đã được nhận làm trang trí nội thất, có thể tự do ra vào Dinh Độc Lập

  1. Vô lý ở đây là: Có 2 người được giao nhiệm vụ “trinh sát các mục tiêu“:

                – Tư Cang thì: “Tư Cang và Phạm Xuân Ẩn chọn ra 20 mục tiêu ở Sài Gòn, gồm cả Dinh Độc Lập và Đại sứ quán Mỹ.

                – “nhà thầu khoán Mai Hồng Quế” thì: “…Nhiệm vụ của Trần Văn Lai – Mai Hồng Quế – Năm U.S.O.M thời điểm ấy là trinh sát các mục tiêu theo nghề nghiệp”, rồi: “Chỉ trong một khoảng thời gian không dài, ông đã xây dựng được trên 20 cơ sở bảo đảm có khả năng vừa cất giấu vũ khí, vừa giấu cán bộ để hoạt động bí mật, hơn 100 quần chúng nòng cốt

  1. Vô lý ở đây là: Cả 2 đều thoát, trong khi: “cho đến khi gần như cả đơn vị nhỏ này bị tiêu diệt” (Tờ Washington Post đã đăng từ 1968.)

                Trong khi:

                Tư Cang thì: “Bắt đầu lúc 2 giờ 48 phút sáng ngày thứ Tư, 31 tháng 1, đích thân Tư Cang chỉ huy cuộc tấn công vào Dinh, nơi 15 trong tổng số 17 thành viên trong đội của ông hy sinh ngay lập tức.

                “tôi rút súng ra, nhằm thẳng vào hai sĩ quan Mỹ, bắn hai phát thật nhanh và lập tức thụp vào chỗ ẩn nấp.”(49) Tư Cang được xác nhận là đã bắn chết hai viên sĩ quan người Mỹ kia

                – “nhà thầu khoán Mai Hồng Quế” thì: “Đội trưởng Tô Hoài Thanh (Ba Thanh) phân công Năm Lai ở lại tiếp tế vũ khí cho các mũi tấn công khác nhưng Năm Lai kiên quyết đề nghị được tham gia vì ông mới thạo đường đi lối lại trong dinh.

                Không lẽ 2 người được giao: “trinh sát các mục tiêu“, thì khi cùng chiến đấu, lại cùng không hề bị thương, trong khi 15/17 người chết?

                Chuyện là không thể!

  1. Vô lý ở đây là – Lý do thoát:

                – Tư Cang thì: “Nhưng tôi cũng biết rằng nổ súng là hành động mà một tình báo viên phải cân nhắc cực kỳ kỹ càng, bởi nếu một điệp viên bị lộ thì cả mạng lưới tình báo mà chúng ta đã mất nhiều năm để xây dựng bỗng nhiên trở nên vô hiệu”

                – “nhà thầu khoán Mai Hồng Quế” thì: “Còn ông Năm Lai, sau khi bị địch bao vây thì nhận được lệnh bằng mọi cách phải rút lui để duy trì nội tuyến. Sau ba ngày trốn trong thùng rác ở chợ BếnThành, ông về Phú Nhuận đưa vợ con rút khỏi Sài Gòn, còn ông lại tiếp tục củng cố các cơ sở còn lại của biệt động thành.

                Không lẽ: Vì sợ “bị lộ thì cả mạng lưới tình báo“, hoặc “phải rút lui để duy trì nội tuyến.” nên cả 2 đã thoát?

  1. Đâu là sự thật?

                Chỉ là: “…Theo tư liệu được tập hợp phục vụ hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho ông Trần Văn Lai”

                “bản xác nhận của đồng chí Nguyễn Văn Trí, nguyên Thủ trưởng đơn vị Bảo đảm chiến đấu Quân khu Sài Gòn – Gia Định về thành tích của ông Trần Văn Lai cũng khẳng định: …”

                Tóm lại: Cả Tư Cang và Trần Văn Lai đều chẳng phải “Siêu điệp viên Cộng Sản”!

                Trần Văn Lai chẳng phải “nhà thầu khoán Mai Hồng Quế”!

                Ban đầu chúng lấy một người bị điên, có tên Trần Văn Lai (thư 3) rồi bảo người đó là: “là thương binh hạng ¼ (81% sức khoẻ)” –  rồi phù phép cho người đó là Anh Hùng đánh Dinh, là “nhà thầu khoán Mai Hồng Quế”… để chúng kể chuyện cho có “Nhân chứng sống”!

                Sau đó, thấy người bị điên đó đóng vai “Siêu điệp viên Cộng Sản” không đạt, và việc lừa nhân dân Việt nam và Thế giới quá dễ, nên chúng đã để Tư Cang cũng nhận chuyện đánh Dinh Tổng Thống!

                Sự thật là vậy!

  1. Một số phiên bản khác – cũng: Không có Tư Cang!

                “Biệt động Sài Gòn-Gia Định 40 năm trước

…Tại dinh Độc Lập, 1 giờ 30 phút, đội 5 gồm 15 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Tô Hoài Thanh chỉ huy, xuất phát từ số nhà 280/70 Phan Đình Phùng, đi trên 3 xe hơi loại nhỏ và một xe hon-đa, nổ súng tấn công dinh Độc Lập. Một số chiến sĩ thọc sâu vào trong khuôn viên, hai đồng chí hy sinh, một đồng chí quay ra bị địch bắn bị thương, buộc phải triển khai chiến đấu trên đường Nguyễn Du. Trận chiến đấu càng ác liệt, đến gần sáng, toàn đội hy sinh 7 đồng chí, trong đó có đội trưởng Tô Hoài Thanh, 8 đồng chí còn lại thì phân nửa bị thương đành rút vào nhà dân, cố thủ trên lầu 3 chiến đấu. Tuy đói và mệt nhưng các chiến sĩ ngoan cường chiến đấu suốt ngày 31-1, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, diệt hàng chục tên. Đồng chí Lê Tấn Quốc làm nhiệm vụ chốt chặn địch từ trên nóc đánh xuống, trúng đạn hy sinh. Đến 3 giờ sáng ngày 1-2-1968, 7 đồng chí còn lại do đói khát và kiệt sức, tất cả rơi vào tay giặc.” (QĐND VN, Biệt động Sài Gòn- Gia Định xuân Mậu Thân 1968, ĐOÀN HOÀI TRUNG, 22/08/2013, http://vndefence.info/tin/ho-so/657/biet-dong-sai-gon-gia-dinh-xuan-mau-than-1968/)

                Nhận xét: 1. Cũng: Không có Tư Cang!

  1. Phiên bản này xác nhận: “nổ súng tấn công dinh Độc Lập“, diễn ra hơn một ngày:

                “1 giờ 30 phút … xuất phát từ số nhà 280/70 Phan Đình Phùng … các chiến sĩ ngoan cường chiến đấu suốt ngày 31-1… Đến 3 giờ sáng ngày 1-2-1968, 7 đồng chí còn lại do đói khát và kiệt sức, tất cả rơi vào tay giặc.”

                Tư Cang kể: cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống ” chỉ trong một buổi sáng:

                Bắt đầu lúc 2 giờ 48 phút sáng ngày thứ Tư, 31 tháng 1, đích thân Tư Cang chỉ huy cuộc tấn công vào Dinh, nơi 15 trong tổng số 17 thành viên trong đội của ông hy sinh ngay lập tức…Cuối buổi sáng hôm đó, Tư Cang và Phạm Xuân Ẩn lái xe quanh thành phố, đếm thi hài những chiến sĩ Việt Cộng đã hy sinh trong cuộc tấn công.

                Ai đúng? Phiên bản trên đúng hay Tư Cang đúng?

                Sự thực là tất cả đều sai!

1. Tran Van Lai not CS 1 2. Tran Van Lai not CS 2 3. Tran Van Lai not CS

One thought on “Bài 27. Cộng Sản Việt Nam và Tư Cang kể láo: Có 2 phiên bản kể về chuyện “cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống “.”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s