Chương 7. Kể láo về chuyện tấn công Dinh Tổng Thống và đánh Sứ quán Mỹ.
Bài 28. Trần Sĩ Hùng kể láo! (Có 2 phiên bản kể về chuyện “đánh Sứ quán Mỹ” năm 1968.)
(Trần Sĩ Hùng: (được nói là) anh trai của Mười Hương)
- Trần Sĩ Hùng kể chuyện “đánh Sứ quán Mỹ“:
“Đột ngột đến bàng hoàng khi tôi được tin ông Trần Sĩ Hùng (thường gọi bác Tư Hùng) mất, mặc dù chỉ 3 năm nữa ông tròn tuổi 90. Gặp ông, nhiều người tưởng ông khoảng 70 tuổi. Bởi vì ông trẻ trung cả về dáng vóc, tác phong và cả trong tư duy, giọng nói, tầm nhìn…
…Đầu năm nay, nhân kỷ niệm 40 năm đánh vào Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, ông kể với tôi mà nước mắt cứ ứa ra:
– 16 anh em hy sinh, chỉ còn mình tôi thôi. Tôi nhớ, trưa 30 Tết, Hai Chí (cán bộ đội biệt động Thành) gặp tôi nói rõ kế hoạch đánh Sứ quán Mỹ. Tôi biết ngay đây là nhiệm vụ bổ sung, vội vã, chưa được chuẩn bị chu đáo cả về người và phương tiện. Vì ngày tết có tiền cũng chẳng mua nổi xe nên Hai Chí đánh bạo cầu cứu mượn xe tôi và nhờ tôi lái.
Đến lúc ấy, Hai Chí vẫn nghĩ tôi là nhà thầu khoán yêu nước chứ không biết tôi là tình báo chiến lược. Nếu đánh mục tiêu khác thì tôi từ chối ngay, vì cương vị tôi không thể làm công việc bạo động. Nhưng đây là mục tiêu cực kỳ quan trọng, đánh vào không chỉ rung chuyển Sài Gòn mà còn khiến kẻ thù bên kia bán cầu khiếp sợ.
Chiều tối, tôi lái chiếc xe Dauphine, loại 4 chỗ, màu trắng đến quán phở Bình (số 7 Yên Đổ, nay là đường Lý Chính Thắng). Đây là sở chỉ huy tiền phương của chiến dịch Mậu Thân. Khoảng nửa đêm, tôi chở Ba Đen (Đội trưởng đội Biệt động) cùng 3 người nữa đi nhận bộc phá tại nhà chị Phê (59 đường Điện Biên Phủ), rồi vòng ra khu vực nhà thờ Đức Bà. Đi sau xe tôi là một xe tải hạng nhẹ, chở quân. Khi tôi cho xe dừng sát lề đường, trước cổng Sứ quán Mỹ, các chiến sĩ nhanh chóng nhảy xuống áp bộc phá vào tường, gây nổ rồi lao vào trong, vừa bắn B40, vừa nổ bộc phá.
Khi anh em ra khỏi xe, tôi phóng xe vào con hẻm gần đó rồi đi bộ ra một căn nhà bỏ trống đối diện sứ quán để quan sát. Nếu lúc ấy phóng xe ra về hoặc đi bộ trên đường sẽ bị chúng bắt ngay nên tôi chọn vị trí ngồi lại. Nghe tiếng nổ, hàng chục xe Zeep của cảnh sát và quân cảnh ập đến, rải quân dọc bờ tường, nhăm nhăm họng súng chĩa ra. Một lát sau mấy chiếc trực thăng quần đảo, bắn như vãi đạn xuống tòa đại sứ. Tôi đau xót, biết chắc là anh em hy sinh…
Lúc đó ông chợt nghĩ đến người em trai của mình, không hiểu đang ở hướng nào, sống chết ra sao? Người ấy chính là Trần Quốc Hương (thường gọi Mười Hương), ngày ấy chỉ huy nhóm tình báo chiến lược nội thành Sài Gòn, sau này là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Ông tâm sự: “Anh em tôi gặp nhau trong nhà tù Diệm – Nhu, những năm 1959 – 1964. Sau này vài lần gặp trên phố nhưng vì giữ nguyên tắc, chúng tôi không dám nhận nhau, không trò chuyện gì…”. (Báo Sài Gòn Giải phóng, bài: Xa rồi, người giúp sức làm rung chuyển Sài Gòn xuân 1968! Thứ tư, 22/10/2008, ĐÀO VĂN SỬ)
Nhận xét: 1. “Tôi nhớ, trưa 30 Tết, Hai Chí (cán bộ đội biệt động Thành) gặp tôi nói rõ kế hoạch đánh Sứ quán Mỹ.”, “Đến lúc ấy, Hai Chí vẫn nghĩ tôi là nhà thầu khoán yêu nước chứ không biết tôi là tình báo chiến lược. “
“kế hoạch đánh Sứ quán Mỹ” mà kể với 1 người “nhà thầu khoán yêu nước ” – Không cần biết người đó có là Cộng sản hay không?
Vô lý!
“biệt động Thành” chuẩn bị “kế hoạch đánh Sứ quán Mỹ” chỉ sơ sài thế thôi sao?
- Nhanh như “chiếu bóng” vậy?
“30 Tết, Hai Chí gặp…” – “Chiều tối, tôi lái chiếc xe Dauphine…” – “Khoảng nửa đêm, tôi chở Ba Đen…“?
- “Tình báo chiến lược” mà nhận lời vô tổ chức thế sao?
“Nếu đánh mục tiêu khác thì tôi từ chối ngay, vì cương vị tôi không thể làm công việc bạo động. Nhưng đây là mục tiêu cực kỳ quan trọng, đánh vào không chỉ rung chuyển Sài Gòn mà còn khiến kẻ thù bên kia bán cầu khiếp sợ.”
- “cảnh sát và quân cảnh” để Trần Sĩ Hùng chạy thoát?
(Khi đang ở “căn nhà bỏ trống đối diện sứ quán “)
“Khi anh em ra khỏi xe, tôi phóng xe vào con hẻm gần đó rồi đi bộ ra một căn nhà bỏ trống đối diện sứ quán để quan sát. Nếu lúc ấy phóng xe ra về hoặc đi bộ trên đường sẽ bị chúng bắt ngay nên tôi chọn vị trí ngồi lại. Nghe tiếng nổ, hàng chục xe Zeep của cảnh sát và quân cảnh ập đến, rải quân dọc bờ tường, nhăm nhăm họng súng chĩa ra. Một lát sau mấy chiếc trực thăng quần đảo, bắn như vãi đạn xuống tòa đại sứ. Tôi đau xót, biết chắc là anh em hy sinh…”
Có ai tin được là có chuyện như thế không?
- Theo Trần Sĩ Hùng thì “Ba Đen (Đội trưởng đội Biệt động)” đã chết!
“16 anh em hy sinh, chỉ còn mình tôi thôi…Tôi đau xót, biết chắc là anh em hy sinh…”
Không lẽ, đến lúc kể chuyện này mà Trần Sĩ Hùng không biết là “Ba Đen (Đội trưởng đội Biệt động)” còn sống và kể chuyện như dưới đây?
- Một số phiên bản khác cũng “đánh Sứ quán Mỹ” nhưng không có Trần Sĩ Hùng. (Đến đây câu chuyện trở nên hơi mơ hồ…)
- Phiên bản 1: không có Trần Sĩ Hùng.
“…Anh Ngô Văn Vân, sinh năm 1925, tại thôn Hà Lương, xã Hạ Hồ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây).
…Nhận nhiệm vụ, trở về đơn vị, anh triệu tập họp chi uỷ quán triệt và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. Theo đó anh Hai Chí – Chính trị viên, phụ trách đường dây liên lạc với các cơ sở trong nội thành, phụ trách công tác chính trị tư tưởng, phục vụ cho trận đánh. Anh Ba Dung – Chỉ huy phó, chịu trách nhiệm liên lạc với các tổ võ trang vùng nội thành và ven đô. Còn anh là chỉ huy trưởng…
Hoàn tất công việc chuẩn bị thì cũng là lúc cấp trên ra lệnh: “Đúng 12 giờ trưa ngày 30/01/1968, toàn phân đội phải tập trung tại điểm hẹn trong nội thành”.
Theo kế hoạch sáng 30-01, cán bộ chiến sĩ dậy sớm, tắm giặt, sửa sang đầu tóc, liên hoan mừng xuân mới. Mọi người mặc sắc phục, đeo phù hiệu của một binh chủng quân đội Nguỵ. Mọi công việc chuẩn bị đã xong, tất cả phân đội lên chiếc xe nhà binh do đồng chí Ba Bảo lái vào thành phố đi trên Quốc lộ1. Đến 11 giờ 30 phút tới trạm gác Củ Chi, đồng chí Ba Bảo cho xe tăng tốc vượt qua. Cùng lúc đó, đồng chí Huệ phát hiện có một tên phóng Honda đuổi theo xe của ta.
Đồng chí Huệ cũng nhận ra mặt hắn, là một tên chiêu hồi. Hắn cũng nhận ra mặt đồng chí Huệ trên xe, liền vượt lên trước để đón lõng ở trạm gác Cầu Bông. Thấy vậy, Anh Vân lệnh quay xe lại tạm ém quân vào Bào Mây, và liên lạc với đồng chí Bảy Hoàng, đang lái chiếc xe Jép, từ Sài Gòn ra. Để lừa địch, toàn phân đội lần nữa phải thay sắc phục binh chủng khác rồi tiến thẳng vào Sài Gòn, anh Vân ra lệnh: Trên đường đi gặp địch cản trở, sẽ nổ súng tiêu diệt để vượt qua!
2 giờ chiều thì tới thành phố, toàn phân đội phân tán từng nhóm về nhà các cơ sở. Ngay tối hôm đó, các mũi tập kết tại nhà bà Huệ, chủ ga-ra sửa chữa xe hơi ở đường Phan Thanh Giản. Anh Vân cùng đồng chí hai Chí, lái chiếc xe Pơ-dô 208 màu trắng đến Đại lộ Thống Nhất để tiếp cận mục tiêu, quan sát địa hình. Sơ đồ phía trong toà Đại sứ đã có anh em tình báo quân sự cung cấp.
Toàn bộ vũ khí, đạn dược được tập kết về ga ra ôtô nhà bà Huệ. Lúc 12 giờ rưỡi đêm tại trụ sở chỉ huy chiến dịch ở quán phở Bình số 7 đường Yên Đỗ, anh Vân được báo cáo với đồng chí Ba Thăng – Chính uỷ (tức đ/c Võ Văn Thạch) và đ/c Tư Chu – Chỉ huy trưởng (tức đ/c Đại tá Nguyễn Đức Hùng), các đ/c động viên căn dặn phân đội quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
3 giờ sáng, toàn phân đội xuất phát theo kế hoạch. Xe ôtô chở đội biệt động tới cổng toà Đại sứ, hai chiến sĩ cầm AK nhanh chóng lao xuống quét nhiều loạt đạn tiêu diệt gọn mấy tên lính Mỹ gác ở cổng chính, đồng thời kìm chế những tên còn lại. Hai đồng chí khác ôm bộc phá xông lên, đánh sập tường rào vọng gác. Toàn phân đội tràn vào đồng loạt nổ súng để áp đảo. Sau đó, họ chia làm ba mũi, mũi một chiếm giữ cổng trước, mũi hai đánh giữ cổng sau (phía đường Mạc Đĩnh Chi), còn mũi thứ ba đánh thẳng vào dãy nhà nhân viên hành chính.
… Vợ con lính Mỹ và số nhân viên hành chính gào khóc thảm thiết.
Khoảng nửa giờ sau, địch bắt đầu có chi viện từ bên ngoài, phản kích lại. Ngoài đường tiếng xe bọc thép chạy gầm rú và bắn như đổ đạn về phía quân ta. Chiến sĩ ta vừa chiến đấu vừa khiêng tủ, bàn ghế chất lên tạo thành chướng ngại vật phòng ngự. Trong khoảnh khắc, từ các nhà tầng bên cạnh, lính Mỹ đã kéo đến. Máy bay lên thẳng đỗ trên các nóc nhà để chở vợ con lính Mỹ chạy trốn. Còn xe bọc thép thì vây kín toà Đại sứ, tạo thành thế bao vây dưới đánh lên, trên tầng đánh xuống.
Cũng trong thời điểm này, tại phía cổng phụ (đường Mạc Đĩnh Chi) và khu nhà nhân viên toà Đại sứ, có hàng trăm lính Mỹ, đầu đội mũ sắt, mình mặc áo giáp, tay cầm tiểu liên R15 dàn đội hình chiến đấu. Theo sau là mấy chục phóng viên báo chí cũng đội mũ sắt, cầm máy ảnh, máy quay phim chạy đi chạy lại. Một số tù binh vừa bắt được đã chạy ùa lên cả tầng ba. Anh Vân chỉ cho chúng vào một phòng rồi khóa lại. Tình thế càng trở nên rất khẩn trương, anh Vân vẫn chỉ huy mũi chính tấn công truy kích địch. Hai đồng chí Vinh và Mang đem theo hai súng B40.
….Nhìn đồng hồ, lúc này là 9 giờ sáng, anh nhẩm tính đã cùng đồng đội chiếm giữ toà Đại sứ Mỹ được gần 6 tiếng đồng hồ. Thấy xung quanh không còn tiếng súng của quân ta, thoáng một ý nghĩ rất táo bạo; anh ôm gói bộc phá bò áp sát chân tường cầu thang, chờ đám lính Mỹ từ tầng trên kéo xuống, rồi lao ra giật nụ xoè. Một chớp lửa xanh loé lên, tiếng nổ vang dội. Những tên lính Mỹ tung lên rơi xuống, anh Vân cũng văng ra xa và ngất lịm…
Tháng 10 năm 1973 được phía Mỹ trao trả tù binh, anh về nhận công tác ở Bộ Tư lệnh Đặc công cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.” (Báo Công An Nhân dân, bài: Biệt động thành và 6 giờ đánh chiếm Đại sứ quán Mỹ tết Mậu Thân 1968, 02/09/2006, Ngọc Minh)
Nhận xét: “Trần Sĩ Hùng” hay “Ngô Văn Vân” đúng?
- Ở bài trên ta thấy: Không có ai là Trần Sĩ Hùng (Tư Hùng) cả!
- Nếu bảo Trần Sĩ Hùng (Tư Hùng) là: “đ/c Tư Chu – Chỉ huy trưởng (tức đ/c Đại tá Nguyễn Đức Hùng)” thì ngoài việc tên Họ không đúng, còn là ông này là “Chỉ huy trưởng” không phải “người mới đi mời lúc buổi trưa”!
- Theo lời kể ở bài trên thì “2 giờ chiều thì tới thành phố, toàn phân đội phân tán từng nhóm về nhà các cơ sở.” Không có chuyện “Tôi nhớ, trưa 30 Tết, Hai Chí (cán bộ đội biệt động Thành) gặp tôi nói rõ kế hoạch đánh Sứ quán Mỹ.” như Trần Sĩ Hùng kể!
- Bài của Trần Sĩ Hùng đã không đúng! Bài của Ngô Văn Vân liệu có đúng?
Chuyện kể: Buổi sáng sớm xuất phát từ căn cứ của Cộng Sản, “Đến 11 giờ 30 phút tới trạm gác Củ Chi”, rồi “Cùng lúc đó, đồng chí Huệ phát hiện có một tên phóng Honda đuổi theo xe của ta.
Đồng chí Huệ cũng nhận ra mặt hắn, là một tên chiêu hồi. Hắn cũng nhận ra mặt đồng chí Huệ trên xe, liền vượt lên trước để đón lõng ở trạm gác Cầu Bông.”, rồi “2 giờ chiều thì tới thành phố”…
Đây cũng chỉ là 1 chuyện viễn tưởng mà thôi!
- Phiên bản 2: cũng không có Trần Sĩ Hùng.
“1 giờ 45 phút, đội biệt động 11 gồm 17 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Ngô Thành Vân (Ba Đen) chỉ huy, xuất phát từ nhà số 59 Phan Thanh Giản trên 2 xe du lịch, dùng bộc phá đánh thủng mảng tường sát gần lô cốt góc đường Thống Nhất-Mạc Đĩnh Chi đột nhập vào khuôn viên Đại sứ quán Mỹ, đánh chiếm từ tầng 1 đến tầng 3. Từ 3 đến 4 giờ sáng, lực lượng hỗn hợp Mỹ, Ngụy phản kích, dùng hỏa lực mạnh từ cao ốc bắn sang. Lúc 5 giờ sáng, sư đoàn dù 101 đổ quân bằng trực thăng xuống sân thượng tòa nhà. Bị ta bắn dữ dội, chúng không thực hiện được. 7 giờ sáng, quân cảnh Mỹ mang mặt nạ phòng độc xông vào cổng chính. Gần 8 giờ, trực thăng mới đổ quân được và đánh từ sân thượng xuống bằng hỏa lực và cả hóa học. Từ trên lầu, địch quăng xuống từng chùm lựu đạn, ta bị thương và hy sinh gần hết. Đến 9 giờ, địch tràn ngập Đại sứ quán Mỹ, chỉ còn một mình đồng chí Ba Đen, bị thương. Bọn lính Mỹ xuống cầu thang, đồng chí Ba Đen lấy hết sức lực cuối cùng giật nụ xòe trái thủ pháo cướp của địch, nhưng không đủ sức ném ra xa. Thủ pháo nổ, tất cả chìm trong khói lửa và đồng chí ngất đi. Ba Đen bị địch bắt, đồng chí là nhân chứng duy nhất còn lại của trận đánh Đại sứ quán Mỹ Tết Mậu Thân 1968.” (QĐND VN, Biệt động Sài Gòn- Gia Định xuân Mậu Thân 1968, ĐOÀN HOÀI TRUNG, 22/08/2013, http://vndefence.info/tin/ho-so/657/biet-dong-sai-gon-gia-dinh-xuan-mau-than-1968/)
Nhận xét: 1.”Từ 3 đến 4 giờ sáng, lực lượng hỗn hợp Mỹ, Ngụy phản kích, dùng hỏa lực mạnh từ cao ốc bắn sang. Lúc 5 giờ sáng, sư đoàn dù 101 đổ quân bằng trực thăng xuống sân thượng tòa nhà.” và “Đến 9 giờ, địch tràn ngập Đại sứ quán Mỹ” để Trần Sĩ Hùng chạy thoát?
- “chỉ còn một mình đồng chí Ba Đen” và “Ba Đen bị địch bắt, đồng chí là nhân chứng duy nhất còn lại của trận đánh Đại sứ quán Mỹ Tết Mậu Thân 1968.“
III. Tờ New York Times đã đăng từ 1968.
“Trang nhất số ra ngày 1 tháng 2 của tờ New York Times đăng bức ảnh Đại sứ quán Mỹ đang bị tấn công. Du kích quân mở được lối vào tòa sứ quán và chiếm giữ một phần khu nhà trong suốt sáu giờ. Tất cả mười chín du kích quân, bốn quân cảnh, một bảo vệ thuộc thủy quân lục chiến và một nhân viên người miền Nam Việt Nam làm việc cho tòa đại sứ thiệt mạng. …” (Kỳ 30 – chương 5)
Nhận xét: Không có chuyện: “Mỹ trao trả tù binh“!
Như vậy, cả “Trần Sĩ Hùng” và “Ngô Văn Vân” đều là chuyện viễn tưởng mà thôi!
- Kể chuyện cùng 1 mô tuýp: Trần Sĩ Hùng kể “đánh Sứ quán Mỹ” giống Trần Văn Lai kể “đánh Dinh Độc Lập”.
“Bảo tàng Binh chủng Đặc công hiện đang lưu giữ xe tải Hino biển số EC-6045. Đó là xe của nhà thầu khoán Mai Hồng Quế, người khá nổi tiếng trong giới thượng lưu ở Sài Gòn trước năm 1975, được tự do ra vào Dinh Độc Lập.
…Nhờ vốn kinh nghiệm những ngày làm thợ trang trí nội thất, lại khéo tay, ông Năm Lai được tham gia tốp thợ sửa chữa ngai vàng cho Hoàng gia Campuchia, được vua cha của ông Hoàng Sihanuk khen ngợi. Ngoài tiền thưởng hậu hĩnh, mỗi người thợ còn được cấp một chứng chỉ có quyền nhập cảnh Campuchia bất cứ lúc nào mà không cần xin phép.
Đây cũng chính là một “tấm bùa hộ mệnh” trong quãng đời hoạt động bí mật của ông. Nhờ chứng chỉ này, ông đã được nhận làm trang trí nội thất, có thể tự do ra vào Dinh Độc Lập, và đây cũng là con đường để ông vươn lên thành nhà thầu khoán. Một vỏ bọc cho hoạt động trong nội thành.
…Năm 1966, tổ chức giao Năm Lai chuẩn bị cơ sở cất giấu vũ khí cho lực lượng biệt động thành. Ông mua 3 căn nhà nay là số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh và 2 chiếc xe: Citroen biển số NCE-345 và xe bán tải Hino mang biển số EC-6045. Hình ảnh nhà thầu khoán thường xuyên lái xe có dán giấy in dấu phủ đầu rồng đã thuận lợi cho ông ông vận chuyển xi măng, gạch, cát, sắt bí mật xây hầm. Năm 1967 căn hầm rộng 30m2, sâu 2,5m được ngụy trang kín đáo hoàn thành, cuối năm đó ông nhiều lần dùng xe biển số EC-6045 chở 2,5 tấn vũ khí gồm súng, thuốc nổ, đạn về giấu trong hầm nhà..
Trong cuộc tấn công Mậu Thân 1968, 19 chiến sĩ biệt động có mặt tại nhà 287/70 nhận vũ khí sẵn sàng xuất phát. Đội trưởng Tô Hoài Thanh (Ba Thanh) phân công Năm Lai ở lại tiếp tế vũ khí cho các mũi tấn công khác nhưng Năm Lai kiên quyết đề nghị được tham gia vì ông mới thạo đường đi lối lại trong dinh. 1 giờ 30 phút ngày 3-1-1968, Năm Lai lái chiếc xe EC-6045 chở Ba Thanh dẫn đầu đoàn xe theo đường Trần Quý Cáp rẽ ra đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám) rồi theo đường Nguyễn Du áp sát cổng sau Dinh Độc Lập, sau loạt súng AK tiêu diệt tốp lính gác, một chiến sĩ lao vào cổng đặt khối thuốc nổ. Khối thuốc không nổ, các chiến sĩ của ta tiếp tục vượt rào tấn công vào dinh. Lúc này địch trong dinh bắn ra dữ dội, Ba Thanh bị trúng đạn, trước phút hy sinh, Ba Thanh yêu cầu các đồng chí tiếp tục chiến đấu, giữ vững trận địa còn Năm Lai phải trở về ngay để tiếp tế vũ khí, Năm Lai trở về nhà nhưng từ xa đã thấy tốp lính bao vây kín, cùng lúc trên trời một chiếc trực thăng quần đảo và đạn bắn xối xả vào ngôi nhà 287/70. Biết cơ sở đã bị lộ, ông chạy ra chợ Bến Thành nấp vào hầm than sau đó về nhà ở 720 Võ Di Nguy (nay là Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp), sau đó ông ra miền Trung hoạt động.
…Sau khi biết Năm Lai chính là chiến sĩ biệt động Sài Gòn, người tổ chức vận chuyển vũ khí đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, địch chúng truy nã ráo riết, đồng thời còn treo giải thưởng 2 triệu đồng cho ai chỉ hoặc bắt được Năm Lai giao cho nhà chức trách. Mãi đến năm 1972, Năm Lai bị bắt tại Quảng Ngãi nhưng trên giấy căn cước lại mang tên người khác, hơn nữa lúc này ông “giả điên”, bọn chúng chẳng khai thác được gì đành phải thả…
Thanh Lê.“
(Nguồn: Nhà thầu khoán làm biệt động thành, vietnamnet, 14/02/2013, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/108904/nha-thau-khoan-lam-biet-dong-thanh.html)
Nhận xét:
- Cùng là “nhà thầu khoán yêu nước “
- Cùng Lái xe tham chiến.
- Cùng là nhà tình báo tham chiến.
- Cùng sống sót – khi tất cả chết!
– Nhà thầu khoán Trần Sĩ Hùng thì: “Chiều tối, tôi lái chiếc xe Dauphine, loại 4 chỗ, màu trắng đến quán phở Bình (số 7 Yên Đổ, nay là đường Lý Chính Thắng). Đây là sở chỉ huy tiền phương của chiến dịch Mậu Thân.”
– – “nhà thầu khoán Mai Hồng Quế” thì: “1 giờ 30 phút ngày 3-1-1968, Năm Lai lái chiếc xe EC-6045 chở Ba Thanh dẫn đầu đoàn xe theo đường Trần Quý Cáp rẽ ra đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám) rồi theo đường Nguyễn Du áp sát cổng sau Dinh Độc Lập“
Kể chuyện cùng 1 mô tuýp!
One thought on “Bài 28. Trần Sĩ Hùng kể láo! (Có 2 phiên bản kể về chuyện “đánh Sứ quán Mỹ” năm 1968.)”