Chương 8. “Các siêu điệp viên Cộng sản” đều bị nghi ngờ, bị giám sát = Phạm Xuân Ẩn. Và bí ẩn chuyện “Cộng sản Nguyễn Ái Quốc”.
Bài 30. Bị Giám sát tới khi chết – chuyện chung của các Siêu Điệp Viên
- Phạm Xuân Ẩn – Bị giám sát tới khi chết = Ba Quốc.
Ẩn từ chối “là thành viên một ban kiểm duyệt tin tức ” của báo Cộng Sản?
“Chế độ mới đề nghị ông làm việc tại phòng kiểm duyệt, nhưng ông từ chối. Sau đó, ông được yêu cầu huấn luyện các nhà báo Cộng sản, nhưng ông cho rằng đó là chuyện đùa: “Bất cứ ai mà qua tay tôi đào tạo đều có thể bị rút thẻ nhà báo. Tồi có thể dạy cái gì cho các nhà báo Việt Nam về nghề nghiệp của tôi? Nếu họ thực hành đúng cách mà tôi tin tưởng, họ có thể bị đưa đi học tập, vĩ thế thực sự tôi đã không khiến họ tốn thêm tiền bạc cũng như chuốc thêm rắc rối làm gì”.
Vì lẽ đó mà một Phạm Xuân Ẩn đã được cải huấn vẫn gặp rắc rối trong việc sống sao cho hợp với chế độ mới và được tin tưởng. ” (Kỳ 40 – chương 7)
“Tháng 1 năm 1958, Lee bắt đầu làm chủ bút tờ Barnacle. Ẩn được cất nhắc từ người viết phóng sự lên làm biên tập viên trang 2, có nghĩa rằng ông và Lee sẽ làm việc cạnh nhau trong suốt học kỳ mùa xuân 1958. Ẩn đã đưa vào một chi tiết quan trọng trong bản tin thông báo việc ông được thăng chức trên tờ Barnacle: “Ẩn Phạm, một sinh viên ngoại quốc đến từ Việt Nam, sẽ đảm nhận chức vụ biên tập viên trang 2. Trước đây Ẩn là phóng viên viết bài cho tờ Barnacle và là thành viên một ban kiểm duyệt tin tức tại quê hương anh ta”. (19) Chi tiết này chứa đựng cả một sự trớ trêu khi vào năm 1976, Ẩn đã từ chối lời đề nghị làm công việc tương tự cho chế độ mới.” (kỳ 19 – chương 3)
“Sau này tôi mới biết Ẩn chưa thực sự bước ra khỏi nghề tình báo; ông vẫn còn là “cố vấn” cho Tổng cục tình báo Quốc phòng của Hà Nội mãi đến thời điểm sáu tháng trước khi ông qua đời. “Họ luôn yêu cầu tôi đọc tài liệu rồi phân tích. Họ biết tôi sẽ đưa ra những đánh giá chân thực nhất bởi tôi chẳng cần gì ở họ cả. Nhưng bây giờ tôi mệt quá rồi và nhiều khi tôi không có thời gian đọc tất cả để phân tích theo đúng phương pháp mà tôi nên làm”, Ẩn nói.” (Kỳ 43 – chương kết)
Nhận xét: Một người mà bị giám sát cả đời như vậy có thể được “Chế độ mới đề nghị ông làm việc tại phòng kiểm duyệt ” của một nền báo chí Cộng Sản? và “ông vẫn còn là “cố vấn” cho Tổng cục tình báo Quốc phòng của Hà Nội mãi đến thời điểm sáu tháng trước khi ông qua đời. “?
Họ nói cho oai – thực ra là yêu cầu Ẩn ngồi đó để cho họ dễ giám sát đó thôi!
Sự thật là: Bị quản thúc tại “Cơ quan”!
Giáo sư Larry Berman – Thật ngây thơ!
Ông đang hành động theo lệnh của cấp trên.
“vào tháng 1 năm 2006, chúng tôi đang chuẩn bị cho cái mà tôi nghĩ sẽ là một đêm trò chuyện dài, sự pha trộn thông thường giữa những câu chuyện và những lời đùa cợt, thì ông cho tôi biết đây sẽ là lần gặp nhau cuối cùng của chúng tôi. Không thể có chuyện đảo ngược lại quyết định này của ông. Chúng tôi sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Đến thời điểm này thì tôi biết là Phạm Xuân Ẩn đang làm việc với một nhà viết tiểu sử “chính thức” khác. “Có gì khác nhau giữa cuốn sách của tôi với cuốn sách kia?” tôi hỏi. “Cuốn sách của ông đang được viết từ bên trong Việt Nam,” ông nói, ám chỉ rằng tôi đã tiếp cận với những thông tin nhạy cảm lẽ ra không được tiết lộ. Tôi coi đây là một lời khen ngợi đối với những trợ lý nghiên cứu người Việt Nam của mình, công việc đi lại và sự bền bỉ của họ nhiều lúc cũng xuất sắc không kém gì Phạm Xuân Ẩn trong những ngày ông còn là phóng viên làm việc chăm chỉ nhất tại Việt Nam.
Tôi thấy bị tổn thương trước quyết định của Phạm Xuân Ẩn về việc không gặp tôi nữa, và tôi rất tự ái với thông tin này, cho đến khi tôi biết rằng ông đang hành động theo lệnh của cấp trên. ” (The Spy Who Loved Us, page 7)
Nhận xét: Nhận lệnh đến khi chết!
Nhận lệnh đến chết.
“Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng đây sẽ là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau. Ông đưa ra rất nhiều lý do, chẳng có lý do nào trong đó thực sự thuyết phục, và tôi cảm thấy quyết định chấm dứt những cuộc trò chuyện của chúng tôi đã được đưa ra ở đâu đó. Chúng tôi nói về bài báo trên tờ The New Yorker của tôi đăng trong tháng 5 năm 2005. Phạm Xuân Ẩn phàn nàn rằng nhiếp ảnh gia đã suýt giết chết ông trong buổi chụp kéo dài cả nửa ngày. Tiếp sau màn hành tội này, con chiền chiện cưng của ông rụng hết sạch cả lông và không hót suốt một tuần liền. Sau đó người kiểm tra dữ kiện của tờ tạp chí quấy rầy ông bằng những cuộc điện thoại, ấy thế mà cô ta vẫn xác định nhầm nơi sinh của cụ nội ông ở miền Bắc Việt Nam.
“Tôi biết chuyện gì đã xảy ra với anh rồi,” sau này một người bạn Việt Nam cho tôi biết. “Anh đã đăng tải những thông tin lẽ ra không được phép để lộ ra. Nó vi phạm quy định bảo vệ những bí mật quốc gia. Sau khi anh để lộ những thông tin đó ra, có người đã quyết định cấm cửa anh.” Tôi thấy thật buồn khi nghĩ rằng một ông già đang phải dùng sừng tê giác và hổn hển đứt hơi mà vẫn bị coi là nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Tôi cũng e ngại khi nhận ra rằng Phạm Xuân Ẩn vẫn còn nhận lệnh từ cấp trên của mình. Giống như những người bạn Mỹ khác của Phạm Xuân Ẩn, tôi tin rằng ông là con người độc lập, một linh hồn tự do ở Việt Nam, người có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình và giương cao ngọn cờ Tự do.
” (The Spy Who Loved Us, page 255)
Nhận xét: “Tôi thấy thật buồn khi nghĩ rằng một ông già đang phải dùng sừng tê giác và hổn hển đứt hơi mà vẫn bị coi là nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Tôi cũng e ngại khi nhận ra rằng Phạm Xuân Ẩn vẫn còn nhận lệnh từ cấp trên của mình.”
“Năm 1997, hình như chính phủ Việt Nam đã không cho phép Phạm Xuân Ẩn sang Mỹ tham dự một hội thảo tại Quỹ Á châu ở New York, mà ông đã được mời với tư cách khách mời đặc biệt, và người ta bảo là phải mãi đến tháng 3 năm 2002 thì vị tướng 74 tuổi ốm yếu vì bệnh khí thũng mới được phép nghỉ hưu. (Ông lại “nghỉ hưu” lần nữa vào tháng 7 năm 2005, nhưng thực ra vẫn làm việc cho đến tận ngày qua đời.) “Họ muốn kiểm soát tôi,” ông nói. “Đó là lý do tại sao họ giữ tôi trong quân đội lâu đến thế. Tôi ăn nói văng mạng. Họ muốn giữ cho cái miệng tôi ngậm lại.” Tất cả những gì chúng ta có thể nói chắc chắn là ít nhất ba mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, Phạm Xuân Ẩn vẫn là một thành viên tích cực của ngành tình báo Việt Nam.” (The Spy Who Loved Us, page 230)
Nhận Xét: Như Ba Quốc!
Nhận xét: Thực ra là họ đã yêu cầu Ẩn làm những việc Vô bổ đó là để giám sát ông ta thay cho việc phải vào nhà đá mà thôi, giống hệt như Ba Quốc dưới đây.
- Ba Quốc – Đặng Trần Đức – Bị giám sát tới khi chết = Phạm Xuân Ẩn.
“Và suốt từ năm 1976 cho đến năm 1988, thỉnh thoảng khi 2 tháng, khi 3 tháng ông mới về thăm nhà…. Ông làm việc cho đến mãi cách đây 1 năm, lúc đã 82 tuổi (ông sinh năm 1922, tuổi “mụ” là 83 tuổi) mới dứt ra khỏi công việc thường xuyên, nhưng mỗi tuần ông vẫn đến làm việc ở cơ quan khoảng 1 hoặc 2 lần.”
“Giữa Sài Gòn phồn hoa đô hội hồi đó ông đã sống “như một nhà tu”. Còn sau này, một người con của ông ở Sài Gòn kể rằng, sau những ngày bận rộn với công việc tiếp quản Sài Gòn mới giải phóng, ông được cử đi học chính trị tại Hà Nội, nhưng chỉ học được một thời gian rất ngắn, ông lại nhận lệnh đi làm nhiệm vụ. Những tháng đầu tiên sau giải phóng, ông làm việc và ở lại cơ quan, lâu lâu mới về nhà một lần. Và suốt từ năm 1976 cho đến năm 1988, thỉnh thoảng khi 2 tháng, khi 3 tháng ông mới về thăm nhà. Đến năm 1988, ông về làm việc ở TP.HCM nhưng do yêu cầu công việc ông cũng ở luôn tại cơ quan, mỗi tuần về thăm nhà một lần. Từ năm 1990, buổi tối ông mới về nhà. “Anh có thấy bố anh nghỉ phép không?”. “Không, tôi chưa thấy ông nghỉ phép ngày nào cả. Cả chủ nhật và ngày lễ ông vẫn đi làm. Còn Tết thì mồng một ông đã đi làm rồi”. Người con của ông cũng cho biết tiền lương của ông thì “chia đôi”, gửi cho bà ngoài Bắc một nửa, bà trong Nam một nửa. Những năm sau giải phóng bà Xuân mở một quầy bán sách báo và nuôi heo để “cải thiện” đời sống. Ông làm việc cho đến mãi cách đây 1 năm, lúc đã 82 tuổi (ông sinh năm 1922, tuổi “mụ” là 83 tuổi) mới dứt ra khỏi công việc thường xuyên, nhưng mỗi tuần ông vẫn đến làm việc ở cơ quan khoảng 1 hoặc 2 lần. ” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 34): Con người khổ hạnh, Việt Báo (Theo_Thanh Niên ), ngày 24 Tháng ba 2004)
Nhận xét: Sự thật là: Bị quản thúc tại “Cơ quan”!
Hãy nhìn lại Phạm Xuân Ẩn.
Chắc chắn ” các “Siêu Điệp Viên Cộng Sản”: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Trần Sĩ Hùng và cả Trần Quốc Hương… cũng đều “Bị quản thúc tại “Cơ quan”!” = Ba Quốc – Đặng Trần Đức và Phạm Xuân Ẩn!
III. Ẩn chôn cùng chỗ với Ba Quốc và các Siêu khác.
“Phạm Xuân Ẩn được tôn kính và yêu mến tại Việt Nam vì đóng góp của ông vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Sau khi ông qua đời vào ngày 20 tháng 9 năm 2006, linh cữu của ông được quàn hai ngày cho công chúng đến viếng trước khi một lễ tang với đầy đủ nghi thức quân đội được cử hành, ông được an táng cạnh ông Ba Quốc và những nhà tình báo khác trong một khu vực đặc biệt tại nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh.” (Kỳ 44 – chương kết)
- Nguồn văn bản Xác minh.
Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 34): Con người khổ hạnh
“Chúng tôi chưa có đủ thông tin về những công việc của ông Ba Quốc từ sau giải phóng đến nay. Tuy nhiên theo ông Mười Nho thì công lao của ông trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổ quốc là “nổi bật hơn và có những công lao đặc biệt”.
…Những tháng đầu tiên sau giải phóng, ông làm việc và ở lại cơ quan, lâu lâu mới về nhà một lần. Và suốt từ năm 1976 cho đến năm 1988, thỉnh thoảng khi 2 tháng, khi 3 tháng ông mới về thăm nhà. Đến năm 1988, ông về làm việc ở TP.HCM nhưng do yêu cầu công việc ông cũng ở luôn tại cơ quan, mỗi tuần về thăm nhà một lần. Từ năm 1990, buổi tối ông mới về nhà. “Anh có thấy bố anh nghỉ phép không?”. “Không, tôi chưa thấy ông nghỉ phép ngày nào cả. Cả chủ nhật và ngày lễ ông vẫn đi làm. Còn Tết thì mồng một ông đã đi làm rồi”. Người con của ông cũng cho biết tiền lương của ông thì “chia đôi”, gửi cho bà ngoài Bắc một nửa, bà trong Nam một nửa. Những năm sau giải phóng bà Xuân mở một quầy bán sách báo và nuôi heo để “cải thiện” đời sống. Ông làm việc cho đến mãi cách đây 1 năm, lúc đã 82 tuổi (ông sinh năm 1922, tuổi “mụ” là 83 tuổi) mới dứt ra khỏi công việc thường xuyên, nhưng mỗi tuần ông vẫn đến làm việc ở cơ quan khoảng 1 hoặc 2 lần.”
H.H.V – T.T Việt Báo (Theo_Thanh Niên )
One thought on “Bài 30. Bị Giám sát tới khi chết – chuyện chung của các Siêu Điệp Viên”