Bài 41. “Ung thư tuyến giáp” cướp đi mạng sống của Bop Shalen chỉ có thể là do bị nhiễm phóng xạ liều cao.

Chương 11. Giết người bằng thuốc độc.

Bài 41. “Ung thư tuyến giáp” cướp đi mạng sống của Bop Shalen chỉ có thể là do bị nhiễm phóng xạ liều cao.

  1. Bằng chứng và phân tích.
  2. Bằng chứng:
  3. Phóng xạ chắc chắn gây ung thư tuyến giáp.

Phóng xạ chắc chắn gây ung thư tuyến giáp” (Văn bản 1)

“…Để phòng tránh ung thư tuyến giáp, mọi người cần phải tránh bị nhiễm phóng xạ” (Văn bản 3)

  1. Khi bị nhiễm phóng xạ – dễ bị Ung thư tuyến Giáp!

Tuyến giáp không thể phân biệt iod bền vững (iod thường) với iod phóng xạ nên sẽ hấp thu cả hai loại này. Hầu hết các vụ nổ hạt nhân đều phóng thích phóng xạ. Khi tế bào tuyến giáp hấp thu quá mức iod phóng xạ, có thể tạo ra ung thư tuyến giáp. Đây có lẽ là loại ung thư duy nhất có tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo sau sự cố rò rỉ iod phóng xạ. ” (Văn bản 4)

  1. Nhiễm Phóng xạ gây ung thư tuyến giáp dẫn đến chết người.

            “Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vàTổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em vì ung thư tuyến giáp” (Văn bản 2)

            “Hơn 6.000 trường hợp ung thư tuyến giáp đã được phát hiện ở những người bị phơi nhiễm với bụi phóng xạ Chernobyl khi họ còn là trẻ con hoặc thanh niên…”  (Văn bản 6)

  1. Các vụ đầu độc phóng xạ: ARS… có biểu hiện sau vài giờ hoặc nhiều tháng sau

            “Các vụ đầu độc phóng xạ: ARS là chữ tắt Acute Radiation Syndrome (Hội Chứng Nhiễm Phóng Xạ Cấp Tính). Chất phóng xạ thường là Polonium-210. Polonium-210 là một đồng vị của nguyên tốPolonium. Polonium-210 là một chất cực độc, chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ để gây chết người. Thủ thuật tuy phải chuyên nghiệp nhưng đơn giản: một tách trà nóng, một bữa ăn tối … có thể dễ dàng kết liễu tính mạng địch thủ. Polonium-210 gây chết người bởi nó phóng ra hạt alpha với năng lượng đủ để làm hỏng cỗ máy gien tế bào. Tùy theo cường độ, nạn nhân có biểu hiện sau vài giờ hoặc nhiều tháng sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng thông thường như nhức đầu, tiêu chảy, rụng tóc, tủy xương bị hủy hoại. ” (Văn bản 3)

  1. Thời gian mắc bệnh đến khi chết của Bop phù hợp với “Các vụ đầu độc phóng xạ: ARS

Các vụ đầu độc phóng xạ: ARS… nhiễm nặng khoảng 10 Gray. nạn nhân có thể mất mạng trong vòng hai đến bốn tuần lễ.

Thời gian tiếp theo, tùy theo cường độ bị tiếp nhiễm và thể loại phóng xạ (có thời gian bán hủy khác nhau), phóng xạ bắt đầu tàn phá các mô cứng và mềm (hard and soft tissue) qua các chứng sau đây như: nhức đầu, hơi thở dồn dập, tim đập nhanh, ho khan (không có đàm), lồng ngực bị đau từng cơn, da bắt đầu chuyển sang màu xậm, ở phần dưới da và bất cứ nơi nào trong cơ thể đều xuất hiện những hạt máu nhỏ do các tĩnh mạch bị vỡ ra, và chứng thiếu máu trầm trọng xuất hiện. Trầm trọng hơn nữa, nếu bị tiếp nhiễm nặng khoảng 10 Gray (Gy- đơn vị phóng xạ), nạn nhân có thể mất mạng trong vòng hai đến bốn tuần lễ” (Văn bản 4)

  1. Biểu hiện của ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối. (Giống với bị nhiễm phóng xạ)

“…Biểu hiện tuyến giáp to, xuất hiện một nhân hoặc nhiều nhân cứng, bờ gồ ghề di động theo nhịp nuốt, nếu khối u to có thể chèn ép gây khàn tiếng, khó thở, khó nuốt. Những trường hợp xuất hiện như vậy, người bệnh đến cơ sở chuyên khoa khám và xét nghiệm tế bào để chẩn đoán xác định.
Hạch: thường xuất hiện hạch cùng bên, vùng cảnh thấp, thượng đòn hoặc hạch góc hàm, cổ đối bên. Tuy nhiên nếu xuất hiện các biểu hiện như vậy trên lâm sàng là đã ở giai đoạn muộn của bệnh. Vì thế người bệnh và thầy thuốc cần lưu ý một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân xuất hiện u tuyến giáp như sau: …” (Văn bản 7)

  1. Nghi án ông Nguyễn Bá Thanh cũng đã được chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ – ARS”.

“…Được sự phê chuẩn của Ban Bí thư, ngày 16/8/2014, ông Nguyễn Bá Thanh đã được đưa sang Mỹ. Hai người điều trị  cho ông Nguyễn Bá Thanh là Giáo sư, tiến sĩ Elihu Estey, chuyên gia trong lĩnh vực điều trị ung thư máu bạch cầu cấp tính (AML) hiện đang làm việc tại Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle (Seattle Cancer Care Alliance Clinic – SCCA) thuộc Trung tâm Y tế Đại học Washington. Giáo sư, Tiến sĩ F. Marc Stewart cũng là một trong những bác sĩ điều trị trực tiếp cho ông Nguyễn Bá Thanh. Ông là bác sĩ chuyên khoa kiêm giám đốc y tế Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle. Ông cũng là thành viên, Bộ phận Nghiên cứu lâm sàng Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson.

Ngay sau khi nhập viện, ông đã được chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ – ARS” và lập tức được chuyển đến Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, Mỹ), đây là cơ quan chuyên nghiên cứu và điều trị mạnh nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra. ” (Văn bản 2)

  1. Phân tích:

Tuy là chưa biết logic về câu chuyện Phạm Xuân Ẩn, xong, trong một bài ngắn, đưa tin về cái chết của Robert Shaplen, cũng đã đưa ra một câu nghi vấn: Mr. Shaplen’s family said the cause of death was not immediately determined.” (Tạm dịch: Gia đình ông Shaplen cho biết nguyên nhân cái chết không được xác định ngay lập tức.) (Văn bản 1)

Có một điều khách quan nữa là Robert Shaplen, trước đó một tháng vẫn sang Việt Nam tìm hiểu để viết bài, Chỉ chưa đầy 1 tháng khi về Mỹ thì Bop chết: “and the last trip of his life was to Vietnam only a month ago.”!” (Tạm dịch: và chuyến đi cuối cùng của cuộc đời ông đến Việt Nam chỉ cách đây một tháng. )

Nếu trừ thời gian kể từ khi đi Việt Nam đến khi ngã bệnh thì thời gian ông ngã bệnh đến khi chết là chưa đầy một tháng! Tức là ông ta vẫn đang khỏe!

Tại sao cả nước Mỹ hùng mạnh vậy mà không có một ai mảy may nghi ngờ?

Vì có ai biết được logic của câu chuyện “Siêu Điệp viên” này đâu! Cho tới tận bây giờ mà 2 ngài Giáo sư đáng kính Larry Berman, và  Thomas A.Bass vẫn còn đang miệt mài đã và sẽ viết thật nhiều nữa kia mà!

Con người ta chết đột ngột cũng là chuyện thường. Tuy nhiên, nếu ta biết rằng hầu hết các “Siêu điệp viên” của Việt Nam như Phạm Xuân Ẩn, Ba Quốc, Vũ Ngọc Nhạ… cũng đang khỏe, rồi bỗng … chết! Kìa siêu điệp báo Vũ Ngọc Nhạ khi 2001 vẫn còn rất tráng kiện mà 2002 đã phải chết! Kìa siêu điệp báo Ba Quốc đang chuẩn bị ra Hà Nội họp thì cũng bỗng … chết! Thì ta sẽ thấy câu chuyện là rất không bình thường!

Nếu ta biết rằng Phạm Xuân Ẩn chẳng phải tình báo Cs! Ba Quốc, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy cũng chẳng phải tình báo Cs! … Và kìa con của bà “vợ 2” trong Nam của Ba Quốc – Đặng Trần Đức sẽ có ADN khác hẳn với con của “vợ cả” Ba Quốc – Đặng Trần Đức đang sống ở ngoài Bắc! kìa con cháu của Vũ Ngọc Nhạ sẽ có ADN khác hẳn với con cháu của người “em ruột” ngoài bắc!

Thì ta sẽ thấy câu chuyện là rất không bình thường!

Và nếu ta biết được trong hàng ngũ CS VN từ 1931 – những năm 80 của thế kỷ đó có rất nhiều cái chết đột ngột như vậy, kìa Đại tướng Nguyễn Chí Thanh khi uống rượu với Hồ buổi tối thì đêm về đã quay ra chết! Kìa “Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn” cũng chết vì: Bệnh Ung thư, rồi Nguyễn Chánh – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.– người cầm lá thư cuối cùng của Nguyễn Sơn cũng Đột ngột mà chết chỉ một năm sau đó!

Còn rất, rất nhiều câu chuyện tương tự!

Và nhất là khi ta biết rõ CS VN là như thế nào thì ta sẽ biết: Chắc chắn Robert Shaplen đã bị sát hại!

Ai còn nghi ngờ kết luận này, hãy đọc kỹ lại quyển này để biết Ẩn là ai? Và người nào, tổ chức nào đã vẽ nên một Phạm Xuân Ẩn – Siêu điệp viên? Và nếu vẫn nghi ngờ thì hãy đọc lại toàn bộ Tài liệu Động Quỷ để biết Tổ chức kia như thế nào!

  1. Tài liệu nghiên cứu.

(Văn bản 1)

Chưa rõ hết tác hại khôn lường của phóng xạ

Cập nhật lúc 11h36′ ngày 21/03/2011

http://khoahoc.tv/doisong/yhoc/suc-khoe/32156_chua-ro-het-tac-hai-khon-luong-cua-phong-xa.aspx

Phóng xạ chắc chắn gây ung thư tuyến giáp, có thể gây bệnh bạch cầu. Quá nhiều phóng xạ làm tăng nguy cơ ung thư trong những năm sau khi phơi nhiễm. Nhưng lượng phóng xạ bao nhiêu là thời gian phơi nhiễm bao lâu là nguy hiểm vẫn là điều các nhà khoa học chưa thống nhất.

Dữ liệu khoa học không đầy đủ. Tôi cảm thấy tỷ lệ những loại ung thư khác cũng tăng, nhưng không đủ bằng chứng để chứng minh điều đó”, TS. Fred Mettler, nhà khoa học ở ĐH New Mexico và là trưởng nhóm nghiên cứu của Liên Hợp Quốc về hậu quả sức khỏe ở Chernobyl, nói.

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ nói rằng, không có mức phóng xạ nào trên mức 3-6 millisievert mỗi năm mà chúng ta tiếp xúc trong môi trường bình thường là tuyệt đối an toàn. Ngược lại, Ủy ban quản lý hạt nhân Mỹ lại nói rằng, liều lượng dưới 100 millisievert trong nhiều năm không gây ra nguy cơ gì.

Các nhà nghiên cứu chưa có bằng chứng thực tế để nói lên mức độ nguy hiểm của phóng xạ liều thấp, Kelly Classic, nhà vật lý học phóng xạ ở Bệnh viện Mayo và là phát ngôn viên của Hội vật lý y khoa Mỹ, nói.

Liều lượng phóng xạ cao trên 500 millisievert làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng, ung thư vú, bàng quang, gan, phổi, thực quản, buồng trứng, dạ dày và tủy.

Nhưng nguy cơ lượng phóng xạ nằm giữa giới hạn cao và thấp gây ra vấn đề gì vẫn chưa được làm sáng tỏ. Điều này còn phụ thuộc vào loại chất phóng xạ con người phơi nhiễm, độ tuổi, khả năng phục hồi của cơ thế.

Trẻ em là đối tượng dễ bị ung thư tuyến giáp nhất. Iot phóng xạ được tìm thấy trong tuyến giáp ở cổ. Iot kali có thể ngăn chặn quá trình cơ thể nhiễm phóng xạ tốt nhất nếu được uống trong vòng 12 giờ sau khi phơi nhiễm…

(Văn bản 2)

NGUYỄN MẠNH TRÍ – PHIÊN BẢN III – PHÂN TÍCH NHỮNG TIN TỨC XUNG QUANH BỆNH TÌNH CỦA ÔNG NGUYỄN BÁ THANH

THÁNG MỘT 17, 2015

https://vn41975.info/b/http://baotoquoc.com/2015/01/17/nguyen-manh-tri-phien-ban-iii-phan-tich-nhung-tin-tuc-xung-quanh-benh-tinh-cua-ong-nguyen-ba-thanh/

…Được sự phê chuẩn của Ban Bí thư, ngày 16/8/2014, ông Nguyễn Bá Thanh đã được đưa sang Mỹ. Hai người điều trị  cho ông Nguyễn Bá Thanh là Giáo sư, tiến sĩ Elihu Estey, chuyên gia trong lĩnh vực điều trị ung thư máu bạch cầu cấp tính (AML) hiện đang làm việc tại Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle (Seattle Cancer Care Alliance Clinic – SCCA) thuộc Trung tâm Y tế Đại học Washington. Giáo sư, Tiến sĩ F. Marc Stewart cũng là một trong những bác sĩ điều trị trực tiếp cho ông Nguyễn Bá Thanh. Ông là bác sĩ chuyên khoa kiêm giám đốc y tế Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle. Ông cũng là thành viên, Bộ phận Nghiên cứu lâm sàng Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson.

Ngay sau khi nhập viện, ông đã được chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ – ARS” và lập tức được chuyển đến Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, Mỹ), đây là cơ quan chuyên nghiên cứu và điều trị mạnh nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra. Sau ca phẫu thuật ghép tủy, ông có dấu hiệu phục hồi và được chuyển đến Trung tâm Y tế Đại học Washington (Washington University Medical Center) tiếp tục theo dõi và điều trị. Tính đến cuối tháng 10/2014, ông vẫn thường xuyên liên lạc về để báo cáo tình trạng sức khỏe với Ban Bí thư và chỉ đạo công việc của Ban Nội chính TW…

Dù ca phẫu thuật ghép tủy trước đó thành công nhưng các tế bào nhiễm độc phóng xạ ARS đã chuyển thành ung thư và đang lây lan rất nhanh, hiện không có liệu pháp ngăn chặn. Bác sĩ F. Marc Stewart, người trực tiếp điều trị ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, ông Thanh vừa được hóa trị lần 3 nhưng chỉ có thể duy trì thêm một thời gian ngắn. Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle (Seattle Cancer Care Alliance Clinic) do giáo sư, tiến sĩ Elihu Estey làm bác sĩ chính cũng đã vào cuộc nhưng hy vọng rất mong manh … Một điều cần nói thêm là khi nhiễm phóng xạ với liều lượng thấp có tính toán (Chronic Radiation Syndrome: CRS), nạn nhân có thể không biết là mình bị nhiễm phóng xạ cho đến một hai năm sau khi bệnh trạng biến thành những hình thức ung thư khác và biến chuyển rất nhanh. Ông Thanh có thể ở trong trường hợp này…

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÓNG XẠ VÀ ĐẦU ĐỘC BẰNG PHÓNG XẠ

Hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính được biết đến với tên khác như: nhiễm độc phóng xạ hay là bệnh phóng xạ (Acute Radiation Syndrome or Radiation Poisoning or Radiation Sickness) là bệnh cấp tính gây nên bởi chiếu xạ lên toàn cơ thể (hoặc phần lớn cơ thể) với một liều cao phóng xạ, đâm xuyên trong một thời gian ngắn (thường tính bằng phút) hoặc do chất phóng xạ lọt vào cơ thể. Nguyên nhân chính gây nên hội chứng này là quá trình tiêu hủy các tế bào non của các nhu mô chưa trưởng thành trong các mô đặc biệt của cơ thể.

Trong lịch sữ hiện đại, đã có hai biến cố lớn liên quan đến ảnh hưởng của phóng xạ:

  • …Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl:  Xảy ra vào ngày 26 tháng 4năm1986khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat,Ukraina(khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sửnăng lượng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụiphóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tâyLiên bang Xô viếtĐông vàTây ÂuScandinaviaAnh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc UkrainaBelarus vàNga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336,000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước Cộng hòa Xô viết. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuốngHiroshima. Rất khó để kiểm kê chính xác số người đã thiệt mạng trong tai nạn này, bởi vì sự che đậy thông tin thời Xô viết gây khó khăn cho việc truy ra những nạn nhân. Danh sách này không đầy đủ, và chính quyền Xô viết sau đó đã cấm các bác sĩ được ghi chữ “phóng xạ” trong giấy chứng tử. Tuy nhiên, đa số những căn bệnh nguy hiểm về lâu dài có thể dự đoán trước như ung thư, trên thực tế vẫn chưa xảy ra, và sẽ rất khó để gắn nó có nguyên nhân trực tiếp với vụ tai nạn. Những ước tính và những con số đưa ra khác nhau rất xa. Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vàTổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em vì ung thư tuyến giáp, và ước tính rằng có khoảng 9,000 người, trong số gần 6.6 triệu, cuối cùng sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93,000 nhưng đã ghi trong bản báo cáo của họ rằng “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraina vụ tại nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200,000 người trong giai đoạn từ 1990 đến 2004.”

Các vụ đầu độc phóng xạ: ARS là chữ tắt Acute Radiation Syndrome (Hội Chứng Nhiễm Phóng Xạ Cấp Tính). Chất phóng xạ thường là Polonium-210. Polonium-210 là một đồng vị của nguyên tốPolonium. Polonium-210 là một chất cực độc, chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ để gây chết người. Thủ thuật tuy phải chuyên nghiệp nhưng đơn giản: một tách trà nóng, một bữa ăn tối … có thể dễ dàng kết liễu tính mạng địch thủ. Polonium-210 gây chết người bởi nó phóng ra hạt alpha với năng lượng đủ để làm hỏng cỗ máy gien tế bào. Tùy theo cường độ, nạn nhân có biểu hiện sau vài giờ hoặc nhiều tháng sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng thông thường như nhức đầu, tiêu chảy, rụng tóc, tủy xương bị hủy hoại. Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp nhiễm một số lượng lớn phóng xạ, cơ thể không thể tự hàn gắn và trấn áp cùng thay thế các tế bào đã bị huỷ diệt, từ đó nguy cơ tử vong rất cao. Các loại tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp và bị nhiễm độc là bạch huyết cầu (white blood cell) và tế bào sinh sản hồng huyết cầu và bạch huyết cầu. Sự thiếu hụt tế bào trong cơ thể là chỉ dấu đầu tiên của sự ngộ độc phóng xạ; sau đó, tế bào ruột non bị xâm nhập tạo ra sự nôn mửa kéo theo cơ thể bắt đầu bị mất nước. Thời gian tiếp theo, tùy theo cường độ bị tiếp nhiễm và thể loại phóng xạ (có thời gian bán hủy khác nhau), phóng xạ bắt đầu tàn phá các mô cứng và mềm (hard and soft tissue) qua các chứng sau đây như: nhức đầu, hơi thở dồn dập, tim đập nhanh, ho khan (không có đàm), lồng ngực bị đau từng cơn, da bắt đầu chuyển sang màu xậm, ở phần dưới da và bất cứ nơi nào trong cơ thể đều xuất hiện những hạt máu nhỏ do các tĩnh mạch bị vỡ ra, và chứng thiếu máu trầm trọng xuất hiện. Trầm trọng hơn nữa, nếu bị tiếp nhiễm nặng khoảng 10 Gray (Gy- đơn vị phóng xạ), nạn nhân có thể mất mạng trong vòng hai đến bốn tuần lễ

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

http://www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 16  tháng 1 năm 2015

(Văn bản 3)

Ung thư tuyến giáp: Có thể trị bệnh thành công nếu phát hiện kịp thời

aFamily – 28/09/2014

http://www.baomoi.com/Ung-thu-tuyen-giap-Co-the-tri-benh-thanh-cong-neu-phat-hien-kip-thoi/82/14917323.epi

Bệnh hay gặp ở nữ giới

Theo PGS.TS Nguyễn Bá Đức, phần lớn ung thư tuyến giáp hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới, người trẻ cũng hay mắc. Lứa tuổi hay gặp nhất là 25 – 30 tuổi.

So với các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp có thể điều trị dễ dàng và thành công, người bệnh có thể kéo dài cuộc sống. Tuy nhiên do bệnh diễn biến chậm nên mọi người thường chủ quan. Nếu không điều trị kịp thời thì vô cùng nguy hại. Ung thư phát triển nhanh tạo các khối u lớn chèn ép vào vùng khí quản gây khó thở, khó nuốt. Khối u cũng dễ di căn ra các hạch ở quanh hai bên cổ và xa hơn là các bộ phận của cơ thể như xương, gan, phổi,… Thậm chí nếu người bệnh để lâu không điều trị thì có thể sẽ tử vong.

…Để phòng tránh ung thư tuyến giáp, mọi người cần phải tránh bị nhiễm phóng xạ, hạn chế chiếu các tia phóng xạ, tia điện quang vào vùng cổ tuyến giáp khi mà còn trẻ. Đôi khi ta vô tình điều trị bệnh u máu ở trẻ em hoặc chiếu chụp nhiều vùng cổ thì có thể gây ung thư tuyến giáp. Ăn uống đầy đủ, không được thiếu I tốt, các chế độ ăn không nhiễm hóa chất độc hại.

(Văn bản 4)

Phòng ngừa bệnh tuyến giáp trước nguy cơ nhiễm xạ

(23/07/2014 – 04:01)

http://benhbuouco.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/phong-ngua-benh-tuyen-giap-truoc-nguy-co-nhiem-xa.html

Lợi ích của phóng xạ rất to lớn và hiện nay phóng xạ đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề trong đó có ý tế. Tuy nhiên phóng xạ lại cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người đặc biệt là bệnh ở tuyến giáp.

Thời điểm phát bệnh

Nhiễm xạ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau trên tuyến giáp, bao gồm suy giáp, nhân giáp và ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tia xạ hơn tuyến giáp người lớn. Khi nhiễm xạ, nạn nhân dễ mắc bệnh tuyến giáp, nếu: tuổi càng trẻ (tuy nhiên, nhiễm xạ sau tuổi 20, nguy cơ mắc bệnh tương tự nhau ở mọi lứa tuổi), mức độ nhiễm xạ càng nhiều. Thời gian mắc bệnh tuỳ loại:

            “Nhiễm xạ có thể xảy ra do quá trình điều trị bệnh bằng tia xạ hoặc khi có tình trạng rò rỉ iod phóng xạ (I-131) sau các sự cố hạt nhân. (Ảnh minh họa)

Suy giáp: có thể xuất hiện vài tháng hay vài năm sau quá trình xạ trị. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều xảy ra sau 2-3 năm sau xạ trị.

Bướu giáp nhân: các nhân giáp xuất hiện khi các tế bào tuyến giáp tăng trưởng dạng cục trong tuyến giáp. Nhân giáp thường phát hiện sau vài năm (thông thường là 8 đến 12 năm sau xạ trị), khi bác sĩ thăm khám vùng cổ và vùng tuyến giáp, hoặc sau khi siêu âm vùng này.

Ung thư tuyến giáp: ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên tuyến giáp trong vòng 5 đến 20 năm sau xạ trị, thông thường là mười năm. Khoảng 90% người bệnh vẫn sống khi mắc ung thư tuyến giáp.

Vì bệnh lý tuyến giáp có thể xảy ra nhiều năm sau nhiễm xạ nên bệnh nhân cần theo dõi suốt đời. Nạn nhân phơi nhiễm iod phóng xạ sau thảm hoạ hạt nhân mà không bị ung thư tuyến giáp, vẫn có nguy cơ mắc bệnh và phải tiếp tục theo dõi.

Làm sao phát hiện bệnh?

Suy giáp có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu. Người bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng suy giáp. Bướu giáp nhân cũng có thể phát hiện khi khám vùng cổ hoặc phát hiện dưới siêu âm. Ung thư tuyến giáp gặp trong 15 – 35% các nhân giáp xuất hiện sau giai đoạn xạ trị hay nhiễm xạ lúc nhỏ. Ung thư tuyến giáp có thể được xác định bằng chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ trên nhân giáp.

Suy giáp dễ điều trị bằng nội tiết tố tuyến giáp giống như điều trị suy giáp do nguyên nhân khác. Cần theo dõi kỹ những người nhiễm xạ có nhân giáp. Nên xét nghiệm tế bào qua chọc hút bằng kim nhỏ vào các nhân giáp để loại trừ ung thư tuyến giáp. Rất ít khi phải dùng thuốc có nội tiết tố tuyến giáp để ngăn nhân giáp phát triển. Và cho dù dùng thuốc, người bệnh vẫn cần theo dõi định kỳ. Khi đã xác định ung thư trên một nhân giáp người nhiễm xạ trước đây, cách điều trị cũng giống như ở người bệnh ung thư tuyến giáp khác. Thường phẫu thuật cắt tuyến giáp, sau đó tuỳ trường hợp, có thể phối hợp với thuốc có chứa iod phóng xạ và nội tiết tố tuyến giáp.

Không phải tất cả trường hợp nhiễm phóng xạ có iod đều gây ung thư tuyến giáp. Nguy cơ này sẽ giảm thấp khi qua độ tuổi 40.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất

Tuyến giáp hấp thu iod từ dòng máu, cần iod để tạo nội tiết tố tuyến điều hoà năng lượng và chuyển hoá trong cơ thể. Tuyến giáp không thể phân biệt iod bền vững (iod thường) với iod phóng xạ nên sẽ hấp thu cả hai loại này. Hầu hết các vụ nổ hạt nhân đều phóng thích phóng xạ. Khi tế bào tuyến giáp hấp thu quá mức iod phóng xạ, có thể tạo ra ung thư tuyến giáp. Đây có lẽ là loại ung thư duy nhất có tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo sau sự cố rò rỉ iod phóng xạ.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất. Nguy cơ này giảm thấp khi qua độ tuổi 40.

Có thể sử dụng chất Potassium iod (viết tắt KI) để bảo vệ tuyến giáp chống lại sự nhiễm iod phóng xạ. Sau thảm hoạ hạt nhân Chernobyl năm 1985, những hướng gió khác nhau thổi những đám mây phóng xạ đi khắp châu Âu. Có khoảng 3.000 người nhiễm phóng xạ bị ung thư tuyến giáp. Nạn nhân hầu hết là nhũ nhi và trẻ nhỏ sống ở Ukraine, Belarus, Nga. Lúc đó, Ba Lan (tiếp giáp với Belarus và Ukraine) đã dùng KI cho mọi người dân và không thấy gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này. …

Sông Hương

(Văn bản 5)

Ung thư tuyến giáp http://vi.wikipedia.org/wiki/Ung_th%C6%B0_tuy%E1%BA%BFn_gi%C3%A1p

Ung thư tuyến giápung thư về tuyến giáp, chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Nó là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Đa số ung thư tuyến giáp là carcinôm biệt hoá tốt, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị chính yếu là phẫu thuật. Đa số bệnh nhân Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm và tích cực.

Dịch tễ học

Tại Hoa Kỳ ung thư tuyến giáp có khoảng 2 – 4 ca mới/100.000 dân/năm, tỷ lệ nam/nữ là 1/2,7 và tỉ lệ tử vong hằng năm là 0,2 – 2,8/ 100.000 dân…

Các yếu tố nguy cơ

Tiền căn xạ trị vùng cổ lúc nhỏ vì bệnh lành tính hoặc bị nhiễm phóng xạ (ví dụ sau tai nạn hạt nhân Chernobyl tỉ lệ ung thư tuyến giáp của cư dân vùng này tăng lên)

…Diễn tiến

Carcinôm tuyến giáp dạng nhú thường gặp nhất chiếm 80% ung thư tuyến giáp. Carcinôm tuyến giáp dạng nhú có kích thước nhỏ hơn hay bằng 1 cm được gọi là carcinôm kích thước nhỏ hoặc tiềm ẩn. Loại này ít có ý nghĩa lâm sàng do diễn tiến chậm. Biểu hiện lâm sàng carcinôm tuyến giáp thường là một hạt giáp và không gây rối loạn chức năng. Bướu có thể lan tràn theo mạch bạch huyết trong tuyến giáp giải thích tình trạng đa ổ.

Carcinôm dạng nhú rất ưa di căn hạch vùng, tuy nhiên di căn hạch không ảnh hưởng đến tiên lượng sống còn. Các loại carcinôm dạng nhú biệt hoá kém có diễn tiến trung gian gồm các biến thể: loại đảo, loại tế bào cao, tế bào sáng và loại xơ hoá. Carcinôm tuyến giáp dạng nhú ở trẻ con thường có bướu lớn và di căn hạch sớm.

(Văn bản 6)

Nhật xét nghiệm 300.000 trẻ vì nghi nhiễm phóng xạ

Cập nhật lúc 09h37′ ngày 10/10/2011

http://khoahoc.tv/doisong/moi-truong/tham-hoa/35504_nhat-xet-nghiem-300-000-tre-vi-nghi-nhiem-phong-xa.aspx

Giới chức y tế Nhật hiện đang bắt đầu kiểm tra hơn 300.000 trẻ em sống gần nhà máy hạt nhân Fukushima, nhà máy bị hư hại nặng trong trận động đất, sóng thần hồi tháng 3, vì tuyến giáp có những biểu hiện bất thường…

Các cuộc thử nghiệm được tiến hành sau khi một cuộc khảo sát không chính thức phát hiện cứ 10 trong số 130 em nhỏ được sơ tán khỏi Fukushima có những bất thường về hóc môn và tuyến giáp…

Giới chức Nhật cho rằng các em nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng nếu ở bên ngoài bán kính sơ tán 20km. Nhưng người dân vẫn rất lo ngại, nhất là khi liên tưởng tới thảm họa Chernobyl năm 1986, bởi có vẻ như đã có liên hệ giữa ung thư tuyến giáp và phóng xạ.

Hơn 6.000 trường hợp ung thư tuyến giáp đã được phát hiện ở những người bị phơi nhiễm với bụi phóng xạ Chernobyl khi họ còn là trẻ con hoặc thanh niên…

(Văn bản 7)

Ung thư tuyến giáp: Triệu chứng, chuẩn đoán và điều trị

http://www.ungthutuyengiap.net/2014/12/ung-thu-tuyen-giap-trieu-chung-chuan.html

Ung thư tuyến giáp là chứng bệnh có tốc độ phá triển bệnh khá chậm đặc biệt là ung thư tuyến giáp thể nhú. Cho nên việc phát hiện bệnh sớm thông qua chuẩn đoán để điều trị là một việc rất cần thiết.

…Biểu hiện tuyến giáp to, xuất hiện một nhân hoặc nhiều nhân cứng, bờ gồ ghề di động theo nhịp nuốt, nếu khối u to có thể chèn ép gây khàn tiếng, khó thở, khó nuốt. Những trường hợp xuất hiện như vậy, người bệnh đến cơ sở chuyên khoa khám và xét nghiệm tế bào để chẩn đoán xác định.
Hạch: thường xuất hiện hạch cùng bên, vùng cảnh thấp, thượng đòn hoặc hạch góc hàm, cổ đối bên. Tuy nhiên nếu xuất hiện các biểu hiện như vậy trên lâm sàng là đã ở giai đoạn muộn của bệnh. Vì thế người bệnh và thầy thuốc cần lưu ý một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân xuất hiện u tuyến giáp như sau:

…Như vậy cách tốt nhất để phòng tránh bệnh là phải luôn khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/ lần) nhằm phát hiện sớm nhất bệnh  để có cơ hội chữa trị hoàn toàn nhiều bệnh lý chứ không riêng gì ung thư tuyến giáp.

Advertisement

2 thoughts on “Bài 41. “Ung thư tuyến giáp” cướp đi mạng sống của Bop Shalen chỉ có thể là do bị nhiễm phóng xạ liều cao.”

  1. “Và nếu vẫn nghi ngờ thì hãy đọc lại toàn bộ Tài liệu Động Quỷ để biết Tổ chức kia như thế nào” đọc lại tài liệu của các ông để lấy căn cứ thì bất quá tin luôn đi cho rồi, đúng là mèo khen mèo dài đuôi.

    Like

  2. Tài liệu lấy từ nhiều nguồn không chính thông cho lắm nên hơi khó tin, Robert Shaplen chết là sự thật nhưng không vì thế mà quy kết cho Việt Nam được, dẫn chứng các ông đưa ra đúng là chọn lọc thật nhưng có một thứ sẽ làm cho người dân mãi mãi cảnh cảnh giác đấy chính là mục đích của các ông, một khi nó đã sai trái thì những điều các ông nói đều là vô nghĩa.

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s