Nguyễn Hồn Việt – Nữ cộng sản tiền bối: Họ là người có gò má cao? Hay…???

Bí ẩn Việt Nam?

Một bí ẩn lịch sử không chỉ của người Việt mà còn là của cả người Pháp và người Mỹ.”

Từ xưa, dân gian vẫn thường quan niệm người phụ nữ có gò má cao là “tướng sát chồng”, có xu hướng lấn át quyền hành người khác nên dễ xung khắc với chồng, gia đình thường gặp trắc trở. Chính vì vậy những phụ nữ có gò má cao thường bị gán cho cái án “sát phu”, cao số.

Ngồi rỗi, tôi thường lân la tìm hiểu về đời tư của những nhà Cộng Sản xem họ ra sao? Họ có giống người thường hay không? Chẳng có nhiều điều kiện để được nhìn ngắm những người phụ nữ nổi tiếng trong đảng cộng sản Việt Nam xem họ có tướng số ra sao. Tôi quyết định đi làm bài toán ngược, tức là: để xem gò má họ có cao hay không thì tôi đi tìm xem chồng con của họ có cuộc sống ra sao?


  1. Chủ tịch hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên – Lê Thị Xuyến có con cùng chồng và em trai chồng đều chết sớm.
  2. Chủ tịch hội phụ nữ Việt Nam thứ 2 – Nguyễn Thị Thập chồng và 2 con hy sinh”.
  3. Thứ trưởng Bùi Thị Mè, có chồng mù vàChỉ trong một tuần lễ… mẹ nhận tin 3 con trai hy sinh và 1 người bị thương ”!
  4. Bộ trưởng Dương Quỳnh Hoacó anh trai hy sinh và con chết.
  5. Đại tá, Anh hùng quân đội Hồ Thị Bi – Có chồng là “cái xác không đầu”,Chỉ trong vòng một tháng, ba cái tang đã phủ lên mái đầu bà.
  6. Tướng Nguyễn Thị Định – chồng hy sinh, con chết, gia đình anh trai ruột “Chỉ trong vòng mấy năm liền, mười hai cái tang dồn dập xảy đến”.

  1. Tất cả 2 người Chủ tịch hội phụ nữ Việt Nam đâu tiên: đều có chồng, con và người thân chết sớm.
  2. Chủ tịch hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên – Lê Thị Xuyến có con cùng chồng và em trai chồng đều chết sớm.

Trên trang dantri.com.vn (ngày 20/10/2010), có ghi: “Đồng chí Lê Thị Xuyến quê xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, sinh năm 1909. Học xong bậc sơ học yếu lược ở trường Mỹ Hoà, trường nữ sinh Hội An, rồi trường nữ sinh Đồng Khánh (Huế). Năm 1928, vừa tốt nghiệp bậc Thành Chung vừa đỗ bằng sư phạm. Lê Thị Xuyến là phụ nữ đầu tiên ở Quảng Nam có được tấm bằng ấy và được giữ lại làm giáo viên của Trường Đồng Khánh.

Cuối năm 1928, Lê Thị Xuyến lập gia đình với Phan Thanh – một trí thức cách mạng nổi tiếng, quê làng Bảo An, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn. Lúc này, Phan Thanh đang dạy học ở Hà Nội; sau đó Lê Thị Xuyến chuyển ra Hà Nội sống với chồng và tiếp tục dạy học ở các trường tư thục Sùng Đức, Hoài Đức (trường nữ) và trường Thăng Long (trường nam), đồng thời còn làm trợ lý cho chồng trong việc quản lý kinh tế của trường Thăng Long… Sau khi Phan Thanh mất, một mình nuôi hai con nhỏ, lại xa gia đình hai bên, Lê Thị Xuyến phải trải qua những ngày tháng đầy khó khăn, vất vả. Một lần nữa nghị lực, ý thức tự lập đã giúp người phụ nữ Quảng Nam xa quê này vượt qua những lực cản của cuộc đời…Tháng 01 năm 1946, Lê Thị Xuyến được Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội khoá I (1946-1960) và đã trúng cử với số phiếu cao… Lê Thị Xuyến liên tục là đại biểu Quốc hội các khoá II, III, IV, V và cũng được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ các khoá IV, V; Ủy viên Ban Văn hoá – Xã hội của Quốc hội… Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 20 tháng 10 năm 1946, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ra mắt tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội, đồng chí Lê Thị Xuyến được cử làm Hội trưởng lâm thời Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…Tháng 4 năm 1950, tại Đại hội phụ nữ Toàn quốc lần thứ nhất, Đoàn phụ nữ cứu quốc đã hợp nhất vào Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, thành một tổ chức chính trị duy nhất của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Đồng chí Lê Thị Xuyến được cử làm Hội trưởng…” (1)

Trên trang vi.wikipedia.org, có ghi: “Phan Thanh là người con trai thứ ba trong năm anh em trai (ngoài hai người anh trai đã mất khi còn bé). Cả năm anh em đều từng tham gia hoạt động cách mạng, hai anh Phan Hạnh và Phan Nhụy từng tham gia cuộc khởi nghĩa Duy Tân[3]. Em trai ông là Phan Bôi, tức Hoàng Hữu Nam (1911-1947) cũng là nhà hoạt động cách mạng, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1930, sau này trở thành Đại biểu Quốc hội khóa I và Thứ trưởng Bộ Nội vụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

… Năm 1932, ông đoàn tụ với vợ và con trai Phan Vịnh (con cả Phan Tìm đã chết).” (2)

  1. Chủ tịch hội phụ nữ Việt Nam thứ 2 – Nguyễn Thị Thập có “chồng và 2 con hy sinh”.

Trên trang quochoi.vn, có ghi: “Bà Nguyễn Thị Thập tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Tốt, sinh năm 1908 tại làng Long Hưng, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho ( này là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình nông dân chất phác.

Năm 1929, Bà giác ngộ Chủ nghĩa Mac – Lên nin và tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương. Năm 1931, thoát ly gia đình, lên Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) làm công tác liên lạc cho Đảng. Tháng 4 năm 1935, được bầu làm ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam kỳ. Tháng 5 năm 1935, Bà bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Trong tù, dù bị tra tấn nhưng Bà vẫn giữ vững lập trường cách mạng. Năm 1936, được ra tù và tiếp tục hoạt động ở Sài Gòn…Đầu tháng 8 năm 1945, bà được cử đi dự đại hội Quốc dân họp ở khu căn cứ Tân Trào (Tuyên Quang)…được Tổng bí thư Trung ương Đảng Trường Chinh giao trọng trách cùng phái viên của Trung ương tiến hành việc thống nhất Đảng bộ Nam Bộ. Đến cuối tháng 8 năm 1945, Bà về đến Mỹ Tho và bắt tay ngay vào việc thực hiện Chỉ thị của cấp trên… Năm 1953, Bà được Trung ương điều ra miền Bắc, sau đó khi Hiệp định Genever được ký kết (20/7/1954), bà được cử vào miền Nam để phổ biến Hiệp định đình chiến. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bà trở ra miền Bắc theo diện cán bộ miền Nam tập kết.

Năm 1955, Bà được bầu làm Hội trưởng rồi Chủ tịch Hội liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam…Bên cạnh những chức vụ trên, bà còn là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa II đến khóa IV (1951-1981), đại biểu Quốc hội khóa I, II, III, IV, V, VI, Phó Chủ tịch Quốc hội từ khóa II đến khóa VI (1960-1980)…” (3)

Chỉ bấy nhiêu thôi, đã rõ bà là một nhà Cộng Sản tiền bối, tài ba lỗi lạc!

Ấy nhưng đời tư của bà?

Vẫn bài trên, có ghi: “Năm 1940, theo sự điều động của cấp trên, Bà trở về Long Hưng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Mỹ Tho. Tuy đang mang thai gần đến ngày sinh nở nhưng Bà vẫn hăng hái đi đầu trong các cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù, góp phần làm nên cuộc khởi nghĩa thắng lợi, làm tiền đề cho các cuộc khởi nghĩa sau thắng lợi. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Mỹ Tho thực dân Pháp khủng bố gắt gao, Bà phải lánh sang Bến Tre đế sinh con.

Sau khi sinh con được 8 ngày, nén nỗi đau mất chồng (ông Lê Văn Giác, tỉnh ủy viên Mỹ Tho bị địch sát hại trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ), Bà trở về Long Hưng cái nôi của cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Mỹ Tho…Năm 1985, bà được Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng – Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta. Bà cũng được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi có chồng và 2 con hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bà mất năm 1986 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 88 tuổi.” (3)

  1. Tất cả 2 người phụ nữ trong chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam – Việt Nam đều có chồng và các con hy sinh.
  2. Thứ trưởng Bùi Thị Mè, có chồng mù và “Chỉ trong một tuần lễ… mẹ nhận tin 3 con trai hy sinh và 1 người bị thương ”!

Trang sggp.org.vn ( Ngày 31 thg 8, 2012) có ghi: “Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Mè, từng là Thứ trưởng Bộ Y tế – Xã hội và Thương binh trong Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chỉ trong một tuần lễ, sau Tết Mậu Thân, mẹ nhận tin 3 con trai hy sinh và 1 người bị thương trong chiến trường T3.

Năm 1968. Một chiều, từ chiến trường đưa tin về: Nguyễn Huỳnh Sanh (Bé Hai), Nguyễn Huỳnh Tài (Bé Ba) cùng hy sinh ở chiến trường T4. “Các anh có lộn không, Bé Ba ở mặt trận T3 mà?… Tôi cố nói mà giọng nghẹn líu”, cô Năm kể, giọng vẫn nghẹn. Thì ra đơn vị Bé Ba được điều lên tăng cường cho Mặt trận T4 và hai anh em hy sinh cách nhau không bao lâu.

…Một tuần sau. Đi làm về thấy mấy đồng chí ở T3 lên R cứ loay hoay, lóng ngóng ở góc nhà nhìn cô rồi lại im lặng bỏ đi. Linh tính báo có điều gì ghê gớm lắm sắp xảy ra với mình, mím chặt môi, cô Năm nói: “Các đồng chí có gì cứ nói, tôi chuẩn bị tinh thần chịu đựng rồi. Tôi không chịu nổi sự im lặng đáng sợ này và sự chờ đợi tin con”. Họ ngập ngừng, lúng búng báo tin: Nguyễn Huỳnh Đại (Bé Tư) vừa hy sinh ở mặt trận Vĩnh Long và Bé Năm (Nguyễn Huỳnh Đạo) bị thương ở chiến trường, được đưa về Quân y viện.

…Hình như các đồng chí ấy còn nói những câu gì đó, nhưng cô chỉ nghe đâu đó là tiếng gọi “Mẹ ơi!” của 4 thằng con trai trong bữa tiệc chia tay ở Cà Mau, ngày trước…” (4)

“…Chồng mẹ Bùi Thị Mè là ông Nguyễn Văn Nhơn, một trí thức yêu nước. Nói về tình nghĩa vợ chồng của mẹ, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng có viết: “Chồng chị, anh Nhơn, đôi mắt kém, cho nên ngoài công việc chung mà chị phụ trách, hằng ngày chị phải giúp đỡ anh trong sinh hoạt…” (5)

  1. Bộ trưởng Dương Quỳnh Hoacó anh trai hy sinh và con chết.

Trên trang vi.wikipedia.org, có ghi: “Dương Quỳnh Hoa (6 tháng 3 năm 1930 – 25 tháng 2 năm 2006 [1]) là người tham gia sáng lập và giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam…Dương Quỳnh Hoa sinh ngày 6 tháng 3 năm 1930 tại Sài Gòn, trong một gia đình tầng lớp thượng lưu. Cha là giáo sư Dương Minh Thới, được đánh giá là một “trí thức yêu nước” (từng là cơ sở cách mạng nội thành) và anh là luật sư Dương Trung Tính (mất năm 1966).

…Trong thời gian ở bưng con trai bà Huỳnh Trung Sơn bị bệnh viêm màng não mà không có thuốc để chữa trị (có tài liệu cho biết bị nhiễm chất độc da cam) và mất vào lúc 8 tháng tuổi. Đây là một trong những sự kiện được cho là đau buồn nhất của đời bà [3]” (6)

III. Tất cả 2 người phụ nữ – là tướng, tá cao cấp trong quân đội cộng sản Miền Nam Việt Nam – đều có chồng và con chết sớm.

  1. Đại tá, Anh hùng quân đội Hồ Thị Bi – Có chồng là “cái xác không đầu”, “Chỉ trong vòng một tháng, ba cái tang đã phủ lên mái đầu bà. ”

Trên trang antg.cand.com.vn (12/01/2010), có ghi: “Đằng sau những tấm huân, huy chương thắm đỏ trên ngực áo của Đại tá, Anh hùng quân đội Hồ Thị Bi, khó ai hình dung bà là người phụ nữ rất giàu tình cảm, nhiều bi kịch, uẩn khúc.

…Phải đi ở đợ khi mới lên 6 tuổi, nếm đủ mùi tủi cực, Hồ Thị Bi (tên thật là Hồ Thị Hoa), người con gái quê hương Mười tám thôn Vườn Trầu, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn sớm đến với cách mạng. Ngay từ năm 1936, bà đã tham gia “Hội Ái  hữu”. Và cũng năm ấy, mới 20 tuổi, bà được kết nạp Đảng… Giặc Pháp quay trở lại, bà lúc ấy là mẹ của 3 đứa con nhỏ,  tổ chức kháng chiến của quận không yên tâm, khuyên bà trở về nhà làm ăn, nuôi con. Chồng bà lúc đó cũng đang công tác tại Ban an ninh của quận… Cô gái mồ côi của Mười tám thôn Vườn Trầu tạo thanh thế lẫy lừng bằng chính những trận đánh trên quê hương… Buổi sáng hôm đó, bà đang thu xếp cho một trận đánh mới thì một cậu trinh sát chạy về báo tin chồng bà hy sinh. Giặc giữ xác ông nhưng đồng bào đã mang về được một… cái xác không đầu. Mảnh vá tự tay bà khâu trên áo ông còn nguyên vẹn đó … Chồng hy sinh được một tháng, em trai bà bị sa vào tay kẻ thù, bị thủ tiêu. Rồi đứa con gái chưa đầy 2 tuổi của bà mất. Chỉ trong vòng một tháng, ba cái tang đã phủ lên mái đầu bà. ” (7)

  1. Tướng Nguyễn Thị Định – chồng hy sinh, con chết, gia đình anh trai ruột “Chỉ trong vòng mấy năm liền, mười hai cái tang dồn dập xảy đến”.

Trang phunutoday.vn ( Ngày 22/05/2014) có ghi: “Ngày 2/9/1960 trong nỗi nhớ con trai cồn cào, bà Ba Định viết thư gửi ra Bắc thăm con, bởi cháu On ra Bắc đã 6 năm mà bà chỉ nhận được thư và ảnh của con có một lần duy nhất. Cặm cụi viết xong lá thư chan chứatình yêuthương của người mẹ nhớ con gửi đi, bà lại tiếp tục đi công tác. Đến tối mịt, khi về đến cơ quan Tỉnh ủy Bến Tre thì bà Ba Định nhận được một bức điện báo tin sét đánh: Cháu On, con của bà đã mất đột ngột vào ngày 4/5/1960 vì bạo bệnh.

Cầm bức điện mang những dòng chữ cay nghiệt trên tay, bà Ba Định bàng hoàng. Những người chứng kiến giây phút ấy kể rằng, lúc đó bà Ba Định phải cố gắng hết sức mới có thể đứng vững, không ngã quỵ trước mặt đồng đội, đồng chí. Nhiều người nói, trong giây phút đau thương đó mọi người đều im lặng, không ai dám lên tiếng chia sẻ nỗi đau quá lớn của người mẹ và an ủi bà Ba Định, bởi tất cả đều biết rằng cháu On là tất cả hy vọng đối với bà, là nơi mà kỳ vọng để nhớ tới anh Bích, người chồng liệt sĩ.” (8)

Trang bentre.gov.vn ( Ngày 19/01/2007) có ghi: Sinh năm 1905, trong một gia đình đông con ở xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, sau khi học hết lớp nhất bậc tiểu học, cô gái Trần Thị Duyên lấy chồng về xã Lương Hòa (1921), chị dâu của Nguyễn Thị Định.

Sau hiệp định Genève 1954, trong chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” do Ngô Đình Diệm phát động, người con trai của bà là Nguyễn Văn Duy (Năm Di), Huyện ủy viên huyện Giồng Trôm, bị chúng bắt và đưa về bắn ngay tại xã, nhằm dằn mặt và uy hiếp tinh thần dân chúng.

Sau Đồng Khởi (1960), hai người con gái thứ hai và thứ tám của bà cũng bị địch bắt giam. Người con thứ sáu và người con gái thứ bảy hoạt động bị lộ, nên cấp trên phải điều đi nơi khác.

Trong trận Bàu Bàng, người con trai thứ mười của bà, Nguyễn Văn Triệu, hy sinh. Tiếp đến, đứa cháu ngoại chết trong trận phục kích của địch ở cầu Bà Mụ, thị xã Bến Tre, còn người con gái thứ bảy thì bị thương nặng ở huyện Châu Thành trong một trận càn của địch.

Tháng 4-1970, giặc Mỹ ném bom vào ngôi nhà bà, giết chết một lúc 7 người thân: chồng, người con dâu và 5 đứa cháu nội. Năm 1972, người con rể của bà hy sinh. Năm 1973, người con gái thứ hai, Nguyễn Thị Bình bị địch phục kích bắn chết trên đường đi dự hội nghị. Một đứa cháu ngoại khác vào bộ đội, Nguyễn Thị Phi, cũng đã ngã xuống ở chiến trường miền Tây Nam Bộ. Chỉ trong vòng mấy năm liền, mười hai cái tang dồn dập xảy đến,… ”(9)

Lời Ngão.

Nữ cộng sản cao cấp: Họ là người có gò má cao?

Xem như trên thì đích thị là họ có gò má cao – hẳn rồi! Nhưng những người có gò mà cao thì chắc chắn lại có tóc ngắn! Ấy vậy nhưng Tướng Nguyễn Thị Định lại là thủ lĩnh của “đội quân tóc dài” nổi tiếng (Xem ảnh)! Vậy hẳn là Tướng thì không thể tóc ngắn!

Hơn nữa, ngày nay, khoa học tướng số đã phản bác quan niệm trên, họ cho rằng “Quan điểm gò má cao là phụ nữ “sát” được chồng là hoàn toàn sai, chẳng qua do suy diễn hoặc đôi khi những bà mẹ chồng thêu dệt để ngăn cản con trai khi không vừa ý với con dâu tương lai. Cái gốc của sự suy diễn về gò má cao thực ra là cách xem tướng mệnh con người qua khuôn mặt. Được biết người có gò má cao nói chung cả nam và nữ thường là người có tính cách mạnh mẽ, rất tích cực và có chí phấn đấu, thậm chí ngoan cường và ít bị khuất phục. Đôi khi người con gái có gò má cao thường ngang bướng và mạnh mẽ trong khi những bà mẹ chồng ngày xửa ngày xưa thường ưa những người phụ nữ ngoan hiền, dễ bảo. Vậy nên thường có ác cảm với con gái có gò má cao.”.

Vậy đâu là sự thật?

Hay là, Pháp – Mỹ ác ghê!

“Giặc Pháp – Mỹ” thì hẳn là ác rồi!

Nhưng quái lạ, sao “Giặc Pháp – Mỹ” không ác được với những người này mà lại chỉ ác với thân nhân của họ?

Vậy đâu là sự thật?

Hay …???

Chú thích.

  1. Lê Thị Xuyến – Chủ tịch đầu tiên của hội Liên hiệp phụ nữ VN – Dân trí
  2. Phan Thanh – Wikipedia tiếng Việt
  3. Nguyễn Thị Thập – Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…
  4. Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Mè – Chọn đi lối này | Phóng sự
  5. “Chí thép” của người mẹ anh hùng

QĐND – Thứ Ba, 17/01/2012

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/su-kien-nhan-chung/chi-thep-cua-nguoi-me-anh-hung/173513.html

  1. Dương Quỳnh Hoa – Wikipedia tiếng Việt
  2. Hồ Thị Bi – Con người và nghĩa khí | Báo Công an nhân dân điện tử
  3. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định- nén chặt tình riêng lo nợ nước (III)
  4. Thông tin giới thiệu – Trần Thị Duyên – Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre …

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s