Bài 2. Đặng Văn Cáp cũng vợ đầu chết, cưới vợ 2 sau 1945 – và viết hồi ký láo

A. Bằng chứng và phân tích.

  1. Về cùng Hồ

“Cuối năm 1940, Bác Hồ và các đồng chí Phạm Văn Đồng, Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp cùng một số đồng chí khác rời Quế Lâm tìm đường về nước…” (Văn bản 1 – ảnh 1)

  1. Vợ đầu chết và cưới vợ 2 sau 1945.

“Bà Nguyễn Thị Kẹo, người con gái quê hương hát ví phường vải Trường Lưu, Can Lộc – vợ đầu của ông, sau khi bị bắt ở Thái Lan và trục xuất sang Trung Quốc rồi bị bọn Tưởng Giới Thạch giao cho thực dân Pháp giam đến chết. Sau này ông kết duyên với bà Hoàng Thị Vọng Bình, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, nguyên là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Khu tự trị …” (Văn bản 2 – ảnh 2)

  1. Viết hồi ký láo.

“. Trong hồi ký của mình, ông viết: “Năm 1929, tôi ở với Bác vừa đúng một năm tròn. Tôi phụ trách hiệu thuốc bắc. Bác cùng ở với tôi trong hiệu thuốc liền từ tháng 1 đến tháng 6/1929. Lúc đầu tôi ở phố, sau hiệu thuốc của tôi dọn về cùng ở với anh em ở trong làng. Gần cuối năm 1929, tôi thấy Bác chuẩn bị 3 bộ quần áo. Sau đó, Bác đi vắng một thời gian. Tôi nhớ hồi đó là sau tết vào khoảng 3/1930. Tôi đang đi cày thì được gọi về. Sau thời gian đi vắng, Bác đã trở lại. Cùng ngày hôm đó, tôi được Bác công nhận là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam… Rồi Bác chia tay anh em ở Xiêm và đi Trung Quốc. ” (Văn bản 1)

Nhận xét: Không có bằng chứng nào cho thấy  NAQ đi Xiêm vào “khoảng 3/1930”! Và NAQ không phải Thầu Chín (Xem quyển 1)

Theo cuốn: Nguyễn Ái Quốc với Nhật Ký Chìm Tàu, Nxb Thanh Niên, Phạm Quý Thích, Hà Nội, 2008.

Đặng Văn Cáp – tới năm 1939 vẫn là lính trong quân của Tưởng!

“…Ngày 18/9/1939, anh Phùng Chí Kiên đến trại lính Quốc dân Đảng ở huyện Phong Thuận, Quảng Đông tìm tôi nói: Cố tìm cách nào đó nghỉ việc về Côn Minh có việc gấp. Anh Phùng Chí Kiên không cho biết việc gì nhưng chắc là quan trọng lắm. Vài ngày sau tôi gặp lại anh Phùng Chí Kiên ở Côn Minh. Anh ghé tai tôi nói nhỏ: Bên nhà (trong nước) báo tin sang, anh Quốc đã về đến Long Châu. Tôi và anh phải đi đón anh Quốc…Phải đến tháng 5/1940 ông Đặng Văn Cáp mới gặp lại Thầu Chín…” (trang 107)

Nhận xét: – Đoạn này cho thấy: Đặng Văn Cáp – tới năm 1939 vẫn là lính trong quân của Tưởng! chưa là Cộng sản! Chẳng biết Phùng Chí Kiên.

Đến khi Phùng Chí Kiên bị giết rồi thì ai đó xui Đặng Văn Cáp khai thế cho oách! Đặng Văn Cáp thấy khai như vậy có lợi cho mình, vả lại Thượng cấp bảo vậy có mất gì đâu mà không kể như vậy!

“Bên nhà (trong nước) báo tin sang” vậy ai là người báo tin? Văn bản báo tin đâu? Không có! Vậy là Phùng Chí Kiên bị lừa mà đi tìm thật! thế rồi, H cứ để Phùng Chí Kiên đi tìm, vòng vo mãi để khẳng định lòng tin, một thời gian sau mới xuất hiện!

Chắc là chẳng có chuyện gặp Phùng mà giết Phùng rồi bịa ra thế!

  1. Vợ Đặng Văn Cáp cũng kể láo: “Cùng thời gian đó, ông Hoàng Đình Giong trong một lần về kiểm tra phong trào ở Hải Phòng cũng bị sa lưới mật thám Pháp và bị đưa về Cao Bằng kết án 5 năm tù. Sau đó chúng lần lượt giam cầm ông tại các nhà tù Cao Bằng, Hỏa Lò, căng Bắc Mê, nhà tù Sơn La rồi đày biệt xứ đến Karianga thuộc đảo Madagascar (châu Phi)…

Còn bà Hoàng Thị Vọng Bình cũng bị giải đi các nhà tù Hỏa Lò, Phú Thọ, Tuyên Quang…” (văn bản 2)

                Nhận xét: Hoàng Đinh Giong đã bị giết rồi kể lằng nhằng – Không thể quân Anh lại dào tạo tình báo từ tù cộng sản! (Xem quyển 4)

B. Tài liệu nghiên cứu.

                (văn bản 1)

Đặng Văn Cáp và hành trình theo Bác Hồ trở về tổ quốc
9:25, 01/09/2005

http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Dang-Van-Cap-va-hanh-trinh-theo-Bac-Ho-tro-ve-to-quoc-323770/

Đặng Văn Cáp còn có tên là Đặng Văn Linh. Ông xuất thân trong một gia đình nho học yêu nước, nhiều đời làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, cứu người. Cha ông là Đặng Văn Hữu từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp và đã đưa cụ Phan Đình Phùng về nhà mình chữa bệnh.

…Những kỷ niệm đầu tiên được gặp Bác Hồ đã in đậm trong ký ức và đi theo ông suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng. Trong hồi ký của mình, ông viết: “Năm 1929, tôi ở với Bác vừa đúng một năm tròn. Tôi phụ trách hiệu thuốc bắc. Bác cùng ở với tôi trong hiệu thuốc liền từ tháng 1 đến tháng 6/1929. Lúc đầu tôi ở phố, sau hiệu thuốc của tôi dọn về cùng ở với anh em ở trong làng. Gần cuối năm 1929, tôi thấy Bác chuẩn bị 3 bộ quần áo. Sau đó, Bác đi vắng một thời gian. Tôi nhớ hồi đó là sau tết vào khoảng 3/1930. Tôi đang đi cày thì được gọi về. Sau thời gian đi vắng, Bác đã trở lại. Cùng ngày hôm đó, tôi được Bác công nhận là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam… Rồi Bác chia tay anh em ở Xiêm và đi Trung Quốc. Cho đến năm 1934, tôi lại bị bắt và đến tháng 6/1935, tôi cũng như những người bị bắt lần trước, bị trục xuất sang Trung Quốc… trong đó có vợ tôi là Nguyễn Thị Kẹo, nữ đảng viên từng tham gia phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh năm 1930…”. Tại Nam Ninh,  Trung Quốc, Đặng Văn Cáp tiếp tục hoạt động trong phong trào yêu nước và ông được bầu làm Bí thư Chi bộ Việt kiều.

…Mãi đến tháng 5/1940, nghĩa là sau hơn 10 năm, Đặng Văn Cáp mới gặp lại đồng chí Thầu Chín. Sau khi thăm hỏi sức khỏe, tình hình bà con Việt kiều ở Xiêm, Bác giao cho Đặng Văn Cáp làm liên lạc giữa các đồng chí Đảng ta với các đồng chí Đảng bạn Trung Quốc. Những ngày ở Côn Minh, ông được Bác chỉ bảo, dặn dò tỉ mỉ, nhất là cách nắm tình hình. Bác yêu cầu người làm liên lạc là phải nhớ trong óc, không được viết ra giấy.

Tháng 6/1940, khi Chính phủ Pêtanh ở Pháp đầu hàng phát xít Đức, Bác khẳng định: “Thời cơ cho Cách mạng Việt Nam đã đến. Mọi người không nên ở lại Quế Lâm nữa, phải tìm cách về nước ngay để hoạt động. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng…”. Cuối năm 1940, Bác Hồ và các đồng chí Phạm Văn Đồng, Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp cùng một số đồng chí khác rời Quế Lâm tìm đường về nước….

Bà Nguyễn Thị Kẹo, người con gái quê hương hát ví phường vải Trường Lưu, Can Lộc – vợ đầu của ông, sau khi bị bắt ở Thái Lan và trục xuất sang Trung Quốc rồi bị bọn Tưởng Giới Thạch giao cho thực dân Pháp giam đến chết. Sau này ông kết duyên với bà Hoàng Thị Vọng Bình, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, nguyên là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Khu tự trị …

Võ Xuân Báu (Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Tĩnh)

(văn bản 2)

Cụ bà Đặng Văn Cáp – Chiếc lá vàng cuối thu
11:15, 08/03/2010

http://antg.cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Cu-ba-Dang-Van-Cap—Chiec-la-vang-cuoi-thu-296983/

Cụ bà ngồi lặng lẽ trên chiếc xe lăn, mái tóc mang theo từng lớp sóng thời gian của tuổi gần thế kỷ ngả xuống, lúc này trông cụ như chiếc lá vàng cuối thu. Nếu không nhìn những phần thưởng của Đảng và Nhà nước treo trên tường trong căn phòng nhỏ cụ đang tạm trú nằm sau trụ sở Hội Đông y Việt Nam (19 Tôn Đản): Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng… sẽ không ai nghĩ đây là một cán bộ lão thành cách mạng, mà vẫn coi đó chỉ là một cụ bà bình dị như bao người già khác. Cụ là Hoàng Thị Vọng Bình – vợ cụ Đặng Văn Cáp – Chủ tịch đầu tiên Hội Đông y Việt Nam.

“Con gái Cao Bằng/ Đánh giặc bằng tay trái/ Tay phải để nuôi con, ôm chồng…”, lời bài hát dân ca Tày ấy văng vẳng bên tai tôi khi ngồi nghe cụ kể chuyện. Sinh ngày 20/3/1915 tại xã Phúc Tăng (nay là xã Hồng Việt), huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, 15 tuổi Hoàng Thị Vọng Bình đã sớm tham gia hoạt động cách mạng. Sau hai năm thử thách, tháng 8/1932, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong những năm tháng hoạt động, bà đã gặp ông  Hoàng Đình Giong. Tình yêu nảy nở giữa hai người nhưng đất nước còn nằm dưới gót sắt người Tây nên họ hẹn nhau đến khi nào không còn bóng dáng một tên thực dân trên quê hương, đất nước mình, lúc đó họ sẽ xây dựng hạnh phúc gia đình.

Giữa lúc đó, phong trào cách mạng tại Hải Phòng bị khủng bố dữ dội trong cao trào cách mạng 1930-1931, nhiều cơ sở Đảng bị phá vỡ. Tháng 7/1933, ông Hoàng Đình Giong được Trung ương Đảng tin cậy giao nhiệm vụ bí mật xuống Hải Phòng và Hồng Gai khôi phục lại các cơ sở Đảng. Sau một thời gian hoạt động tại địa phương, bà Hoàng Thị Vọng Bình được cử xuống Hải Phòng hỗ trợ xây dựng và phát triển cơ sở Đảng khi ông Hoàng Đình Giong đã tái lập lại được chi bộ Đảng tại Hải Phòng. Khi đang hăng hái hoạt động để lãnh đạo các cơ sở Đảng tại Hải Phòng đang phát triển với phong trào đấu tranh của công nhân cảng, công nhân nhà máy tơ, phong trào đấu tranh đòi thả tù chính trị tại Việt Nam thì bà bị thực dân Pháp bắt giam.

Cùng thời gian đó, ông Hoàng Đình Giong trong một lần về kiểm tra phong trào ở Hải Phòng cũng bị sa lưới mật thám Pháp và bị đưa về Cao Bằng kết án 5 năm tù. Sau đó chúng lần lượt giam cầm ông tại các nhà tù Cao Bằng, Hỏa Lò, căng Bắc Mê, nhà tù Sơn La rồi đày biệt xứ đến Karianga thuộc đảo Madagascar (châu Phi)…

Còn bà Hoàng Thị Vọng Bình cũng bị giải đi các nhà tù Hỏa Lò, Phú Thọ, Tuyên Quang…

Kiều Mai Sơn

Bài 3. Võ Nguyên Giáp cũng vợ đầu chết, cưới vợ 2 sau 1945 –  “người thân” chết hết và viết hồi ký láo. (Xem chi tiết tại quyển 6)

Bài 4. Phạm Văn Đồng cưới vợ 2 sau 1945 (Nhưng lại ngớ ngẩn), người thân gặp liền chết – và viết hồi ký láo. (Xem chi tiết tại quyển 6)

Bài 5. Lê Thiết Hùng cũng vợ đầu chết, cưới vợ 2 sau 1945 – “người thân” chết hết và viết hồi ký láo. (Xem chi tiết tại quyển 3)

1. Ve cung Ho 2. Vo dau chet

Leave a comment