Bài 7. Sự Thật tài liệu: “Lời khai của Ngô Đức Trì” và nỗi lòng người con trai – Giáo sư Ngô Đức Thọ.

I. Bằng chứng và phân tích.

  1. Chỉ là “Bản dịch của Hà Huy Giáp”

Trần Phú tiểu sử (Nxb Chính trị quốc gia – 2007), viết: “ Lời khai của Ngô Đức Trì (tiếng Pháp), tháng 5-1931. Bản dịch của Hà Huy Giáp, tài liệu lưu tại Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Thành phố Hồ Chí Minh. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh, tr.6.” (Xem tại bài 1)

Đây chỉ là “Bản dịch của Hà Huy Giáp” chứ hoàn toàn không có bản “tiếng Pháp”!

  1. Những người nói “Ngô Đức Trì phản bội” họ là ai?

Hiện có 2 Hồi ký sau nói “Ngô Đức Trì phản bội”. Một là cuốn “VỪA ĐI ĐƯỜNG VỪA KỂ CHUYỆN” của Hồ Chí Minh (Dưới bút danh: T.LAN) cuốn này viết: “…Tháng Ba năm 1931, trong lúc Trung ương Đảng bí mật họp hội nghị ở Sài Gòn, Ngô Đức Trì bị bắt và phản bội. Vì nó khai mà đồng chí Trần Phú và nhiều đồng chí khác bị bắt. ” (Văn bản 1)

Hai là Hồi ký “SẴN SÀNG LÊN MÁY CHÉM” LÊ VĂN LƯƠNG cuốn này viết: “Ngô Đức Trì bị bắt chịu đòn đến ngày thứ bảy thì chịu không nổi nữa, khai ra hết. Chính vì nó khai mà anh Trần Phú bị bắt. Bọn Tây để Trì ngồi ở bóp Ca-ti-na dịch tài liệu cho chúng và có gì chúng hỏi thì thưa. Còn anh  em khác đánh chán ở bóp rồi bị điệu vào khám. Tôi không nhận gì hết” (Văn bản 2)

Thật giả của cuốn “VỪA ĐI ĐƯỜNG VỪA KỂ CHUYỆN” của Hồ Chí Minh, Lê Văn Lương là ai tôi sẽ phân tích kỹ ở một quyển khác.

Ở đây ta sẽ nghiên cứu xem Hồi ký “SẴN SÀNG LÊN MÁY CHÉM” của LÊ VĂN LƯƠNG (Văn bản 2) viết có đúng sự thật không?

  1. Hồi ký Lê Văn Lương viết láo!

3.1 Ngô Đức Trì phản bội?

“…Ngô Đức Trì bị bắt chịu đòn đến ngày thứ bảy thì chịu không nổi nữa, khai ra hết. Chính vì nó khai mà anh Trần Phú bị bắt. Bọn Tây để Trì ngồi ở bóp Ca-ti-na dịch tài liệu cho chúng và có gì chúng hỏi thì thưa. Còn anh  em khác đánh chán ở bóp rồi bị điệu vào khám. Tôi không nhận gì hết” (Văn bản 2)

Ngô Đức Trì là ai? Một người tới lúc đó (năm 1931) đã 30 tuổi, là “Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương được bầu tại Hội nghị tháng 10-1930” Học Đại học Cộng sản Phương Đông ở Liên Xô, mà lại không bản lĩnh băng 2 ông mói 19 tuổi là Lê Văn Lương và Phạm Hùng? (Chưa có chức vụ gì trong đảng – Lúc đó chưa được một văn bản nào của đảng CS Đông Dương nhắc tới)

3.2 Sử dụng tên riêng hay bí danh?

Đoạn trích dưới đây của Hồi ký có nhắc đến tên 4 người: Gồm “tên Trì”  Ngô Đức Trì, “anh Hùng – Phạm Hùng”, “Anh Tự ” – Ngô Gia Tự, “Lương, ” – Lê Văn Lương.

Có gì nghi vấn ở đây? 2 người nhắc đúng tên riêng là “tên Trì”  Ngô Đức Trì và “Anh Tự ” – Ngô Gia Tự, thì 2 người này đã chết từ 1941!

2 người nói tên bí danh là “anh Hùng – Phạm Hùng”, , “Lương, ” – Lê Văn Lương, thì 2 người này còn sống sau là Lãnh Tụ của Đảng.

Sao vậy?

2 kỳ cựu của Đảng CS Đông Dương đã chết 1941 không có tên bí danh ư?

Tại văn bản 6 nói là “Ngô Đức Trì mang tên là Phan Văn Quốc bị bắt” cơ mà?

“Khi ra tòa. Trì cứ cúi đầu ngồi, không dám nhìn ai, mặt tái đi. Tòa kết “tội chính trị” cho những người tổ chức và viết báo cách mạng, còn bãi công và lấy thóc, đánh lính… chúng nhất loạt gọi là “ăn cướp, giết người”, không coi là tù chính trị. Ra tòa, chúng không cho cãi. Tôi chỉ nói được mấy câu: “Các ông muốn chặt đầu người ta mà chỉ cho người ta nói “ủy” hay “nông” còn là cái quái gì!” liền bị lính xách cổ ra ngoài mất. Anh Hùng được một câu: “Luật pháp các ông kỳ thật. Tôi có mỗi cái đầu, đã bị án chém, nay các ông muốn chém thì còn đầu nào nữa mà chém?”, lính cũng xách tuột anh đi. Anh Tự trước sau khăng khăng: “Các ông vu khống Đảng của tôi. Trước hết, phải để tôi bào chữa cho Đảng tôi. Còn phần tôi, tôi trả lời sau”. Cứ đòi cãi cho Đảng mình như thế.”

Có một đồng chí nhất định không nhận gì hết, tòa nó bảo: “Đồng chí Trì của anh khai là có anh kia mà?”. Một thày kiện chỉ ngay vào mặt Trì: “Sao tòa lại nghe lời một tên phản phúc?”. Trì run lên, gập mặt xuống. ”

“Lương, Lương, thôi có bạn rồi, vào ở đây cho vui!”

3.3 Làm sao khi đó Lê Văn Lương, Phạm Hùng mới là 2 thanh niên 19 tuổi, không có chức vụ gì trong Đảng mà lại biết tên thật của Ngô Đức Trì – một ủy viên Trung Ương, và tên thật của Ngô Gia Tự – một Bí thư xứ Ủy?

Trong khi đó Lê Văn Lương lại biết cả tên bí danh của Phạm Hùng, Phạm Hùng lại biết cả tên bí danh của Lê Văn Lương?

Vậy tức là Lê Văn Lương cũng phải biết cả tên thật của Phạm Hùng, và Phạm Hùng cũng phải biết cả tên thật của Lê Văn Lương. Và đương nhiên khi Lương đã biết tên bí danh của Phạm Hùng, Hùng đã biết cả tên bí danh của Lương, thì Lương và Hùng cũng sẽ biết cả tên bí danh của Ngô Đức Trì và Ngô Gia Tự!

Thắc mắc ở đây là: Sao Lương và Hùng không gọi Ngô Đức Trì và Ngô Gia Tự theo tên bí danh như 2 người đã gọi nhau? Không lẽ chóp bu của Đảng thì gọi tên thật còn 2 thanh niên 19 tuổi thì lại gọi nhau theo tên bí danh?

Làm sao khi đó Lê Văn Lương và Phạm Hùng mới là 2 thanh niên 19 tuổi, không có chức vụ gì trong Đảng mà lại biết cả tên thật và tên bí danh của những người chóp bu trong Đảng?

Đây là một điều vô lý!

3.4 Lê Văn Lương chỉ viết chung chung:

“…quần chúng đánh chết một tên cai và trọng thương một tên bếp, “Đảng cộng sản Pháp mượn thày kiện tiến bộ ở Sài-gòn bênh vực chúng tôi.”

Tên cụ thể của họ là gì?

Có một đồng chí nhất định không nhận gì hết”, “Đồng chí của ta đứng ngay lên”

Tên gọi của họ là gì? Thiết tưởng ông Lê Văn Lương không nên vô tình như thế!

3.5 Tòa hay chợ?

“Một thày kiện chỉ ngay vào mặt Trì: “Sao tòa lại nghe lời một tên phản phúc?”.”

3.6 Trại tù hay ký túc xá mà rủ nhau vào cùng ở cho vui:

“…Tôi với anh Sung vào khám lớn Sài-gòn, vừa đến khu xà-lim án chém, tôi đã nghe có tiếng gọi quen quá:

“Lương, Lương, thôi có bạn rồi, vào ở đây cho vui!”.

Ngỡ ai hóa ra anh Hùng. Anh đang ngồi kề ngay cửa xà-lim chơi. Lúc bấy giờ, các anh đã đòi phải mở cửa xà-lim, mỗi ngày vài bận cho sáng xà-lim, và nhìn ra ngoài cho vui. Thanh và Rỗ cũng mời: “Các anh vào đây. Chật một tý không sao ạ!”. Thế là bảy mạng cả thảy trong một xà-lim.”

3.7 Sự thật Lê Văn Lương có đi tù trong vụ án đó không?

Đọc bài trên Blog “Tù chính trị Côn Đảo 30-45” bài về Lê Văn Lương, tôi rất chú ý tới nhận xét của Nick name “hameok6” đính kèm dưới đây (Văn bản 10).

hameok607:11 Ngày 06 tháng 07 năm 2011

Theo báo “Công luận” ngày 9/5/1933, danh sách 8 người bị kết án tử hình là: Huỳnh văn Bỉnh, Nguyễn văn Tôn, Huỳnh văn Gòn, Nguyễn văn Út, Đặng văn Cu, Lê Quang Sung, Phan văn Khương, Cao văn Lương.
Trong này ai là 2 ông Lê văn Lương, Phạm Hùng?”

Tôi không có bài báo ở “báo “Công luận” ngày 9/5/1933” nhưng đây cũng rất có thể là một nghi vấn.

Nick name “hameok6” có địa chỉ email là “hameok6@hotmail.com”, tên thật là “Hà Chí Quang K4”

Chỉ một đoạn trích ngắn mà có những sai sót và nghi vấn như trên thì sự thật của Hồi ký này được mấy phần?

  1. Hồi ký Lê Văn Lương do Trần Đĩnh viết hộ.

Ở cuối Hồi ký trên có ghi: “Đồng chí Lê Văn Lương kể T.Đ ghi”, theo tiết lộ của Trần Đĩnh ở cuốn “Đèn Cù” thì “T.Đ” là Trần Đĩnh.

Phải chăng ở Việt Nam Cộng sản có một nhà máy chuyên “Sản Xuất” các Hồi Ký Cách Mạng?

  1. Vì sao Ngô Đức Trì chết và chết cả người thân? (dấu hiệu bị diệt thân)

Với các thắc mắc, nghi vấn về thật – giả như trên, nhưng giờ cứ tạm cho là Ngô Đức Trì – Một người tới lúc đó (năm 1931) đã 30 tuổi, là “Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương được bầu tại Hội nghị tháng 10-1930” Học Đại học Cộng sản Phương Đông ở Liên Xô, mà lại không bản lĩnh băng 2 ông mói 19 tuổi là Lê Văn Lương và Phạm Hùng. (Chưa có chức vụ gì trong đảng – Lúc đó chưa được một văn bản nào của đảng CS Đông Dương nhắc tới).

Nếu Ngô Đức Trì phản bội là đúng sự thật, thì giải thích làm sao cái chết của ông vào năm 1941? (Văn bản 5)

Nếu đúng là: “Chính vì nó khai mà anh Trần Phú bị bắt. Bọn Tây để Trì ngồi ở bóp Ca-ti-na dịch tài liệu cho chúng và có gì chúng hỏi thì thưa. ” thì Trì phải trở thành Công Chức của Pháp chứ, để còn tiếp tục Chỉ Điểm và viết phương pháp phá Cộng sản chứ?  Sao lại còn “sau hắn cũng bị kết án 15 năm tù” (Văn bản 3)

Ông ta “Ông mất vào năm 1941.” vì sao? Vì tù đày của Pháp, vì bệnh tật hay vì tổ chức nào thủ tiêu?

Ông Ngô Đức Trì còn có người Chú ruột là Ngô Đức Diễn và người em con chú ruột là Ngô Đức Tốn bị chết mất xác mà không được công nhận Liệt Sĩ (Xem bài 3)

  1. Nỗi lòng người con của kẻ “Phản bội” Ngô Đức Trì.

Phuc Nguyen <phucng…>

02/07/2013

tới: ngoducthohn

Kính gửi: Gs Ngô Đức Thọ.
Bác có thấy sự vô lý của việc nói Nhà CM Ngô Đức Trì – Cha Bác, là phản bội không?

Tôi có tài liệu chứng minh điều đó rõ như ban ngày.

Bác muốn biết hãy gửi cho tôi số Điện thoại. Tôi sẽ hẹn sau.

Kính.

Ngô Đức Thọ ngoducthohn@gmail.com

06/07/2013

tới tôi

Cám ơn ông Phúc Nguyên. Những gì về ngưòi cha đã mất của tôi đều rất mong muốn được tìm hiểu. Rất mong được ông liên hệ về việc đó: ĐTDi động:098 299 3665 ĐT bàn: 04 38464397

Ngô Đức Thọ ngoducthohn@gmail.com

08/07/2013

tới tôi

Anh Phuc Nguyen,

Mấy câu trao đổi ngắn đàu giờ sáng nay khiến cho lòng tôi cảm thấy nhẹ nhõm, vì là anh đã gọi đến. Hẳn anh hiểu rõ tôi rất muón gặp anh biết chừng nào! Nhưng anh có lý do để ngần ngại. Tôi, bạc cả đầu vì vấn đề đó, tất nhiên tôi hiểu ý nghĩa và tính chất cưc kỳ nhạy cảm của vấn đề! Tôi cũng có viết lách ít nhiều, nhưng chuyện và vấn đề ấy tuyệt đối không hé răng! Nhưng ở tôi, hiện nay theo tự đánh giá, có lẽ không có dấu vết của những cái đuôi hoặc máy đánh hơi của KGB. Tôi phải cách 1-2 hôm nữa mới mở đựoc acount mới, vì phải chờ để nhờ cậu đệ tử ruột lập giúp.Lúc có, mong sẽ nhận được thư anh về chuyện nói trên. Còn, tất nhiên tôi vẫn rất chân thành mong gặp anh nói chuyện trực tiếp khoảng 20-30 phút ở đâu  đó, nhưng phải chờ anh quyết định. Chúc vui mạnh. Cám ơn nhiều. Ngô Đức Thọ.

Giáo sư Ngô Đức Thọ, nguyên cán bộ Viện nghiên cứu Hán Nôm đã nghỉ hưu, học đại học Tổng Hợp Hà Nội (cùng lớp TBT Nguyễn Phú Trọng) – và là một Blogger.

http://ngoducthohn.blogspot.com/

LỚP VĂN 8 VÀ NGƯỜI GIỮ CHỨC TỔNG BÍ THƯ

http://ngoducthohn.blogspot.com/2012/06/lop-van-8-va-nguoi-giu-chuc-tong-bi-thu.html

Kết luận: Với những chứng cứ như trên: Phải chăng Ngô Đức Trì bị diệt rồi diệt cả người thân? Rồi bịa ra chuyện Ngô Đức Trì và vẽ ra Lời khai của Ngô Đức TrìBản dịch của Hà Huy Giáp, tài liệu lưu tại Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Thành phố Hồ Chí Minh. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

            Thế mới thật là:

Đức Trì phản bội thật không?

                                    Ta nghiên cứu kỹ để ta đau lòng

                                    Lời khai bản gốc mất đâu?

                                    Chỉ còn bản dịch lấy gì làm tin?

                                    Văn Lương là đứa chi mô

                                    Bảo ông phản động đau lòng dân tôi.

                                    Phản động thì Pháp phải cưng

                                    Vì đâu ông chết thế này là sao?

                                    Người thân kỳ cựu đàng hoàng

                                    Cớ sao bị giết như là diệt thân?

                                    Đức Thọ là một Giáo Sư

                                    Cả đời bạc tóc đi tìm về Cha.

Thắc mắc: Chuyện sử dụng các Hồi ký láo, các tài liệu giả để viết Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam còn những sự thật gì nữa? Xin xem tiếp chương II sẽ rõ.

II. Tài liệu nghiên cứu:

(Văn bản 1)

Vừa đi đường vừa kể chuyện (T.Lan, Nxb Chính trị quốc gia – 2008)

Ngày 29/3/2010. Cập nhật lúc 14h 8′

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

T.LAN

VỪA ĐI ĐƯỜNG VỪA KỂ CHUYỆN

(Xuất bản lần thứ ba)

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9&id=BT3031050421

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Hà Nội – 2008

…Tháng Ba năm 1931, trong lúc Trung ương Đảng bí mật họp hội nghị ở Sài Gòn, Ngô Đức Trì bị bắt và phản bội. Vì nó khai mà đồng chí Trần Phú và nhiều đồng chí khác bị bắt. Suốt sáu tháng bị tra tấn dã man, tháng Chín năm ấy đồng chí Trần Phú đã chết trong nhà tù… (Trang 31/57)

(Văn bản 2)

Hồi ký LÊ VĂN LƯƠNG (In trong tập quyển: Nhân dân ta rất anh hùng, NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC Hà-nội-1976)

SẴN SÀNG LÊN MÁY CHÉM

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,15867.0/wap2.html

Tôi làm công nhân ở Nhà-bè và tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân ở đấy. Trong lần này, quần chúng đánh chết một tên cai và trọng thương một tên bếp, giật mấy khẩu súng khu lính đến khủng bố anh  em. Tôi bị bắt, năm ấy mười chín tuổi và ra tòa cùng “vụ án Đảng cộng sản Đông-dương”.

Ngô Đức Trì bị bắt chịu đòn đến ngày thứ bảy thì chịu không nổi nữa, khai ra hết. Chính vì nó khai mà anh Trần Phú bị bắt. Bọn Tây để Trì ngồi ở bóp Ca-ti-na dịch tài liệu cho chúng và có gì chúng hỏi thì thưa. Còn anh  em khác đánh chán ở bóp rồi bị điệu vào khám. Tôi không nhận gì hết, nên phải vào hầm cấm cố, tối như đêm. Tôi ở đó hai mươi mốt ngày, không trông rõ cái gì. Đêm hôm thứ năm mới biết mỗi bữa nó vất cho hai ca cơm với thức ăn. Trước tưởng chỉ có một.

Khi ra tòa. Trì cứ cúi đầu ngồi, không dám nhìn ai, mặt tái đi. Tòa kết “tội chính trị” cho những người tổ chức và viết báo cách mạng, còn bãi công và lấy thóc, đánh lính… chúng nhất loạt gọi là “ăn cướp, giết người”, không coi là tù chính trị. Ra tòa, chúng không cho cãi. Tôi chỉ nói được mấy câu: “Các ông muốn chặt đầu người ta mà chỉ cho người ta nói “ủy” hay “nông” còn là cái quái gì!” liền bị lính xách cổ ra ngoài mất. Anh Hùng được một câu: “Luật pháp các ông kỳ thật. Tôi có mỗi cái đầu, đã bị án chém, nay các ông muốn chém thì còn đầu nào nữa mà chém?”, lính cũng xách tuột anh đi. Anh Tự trước sau khăng khăng: “Các ông vu khống Đảng của tôi. Trước hết, phải để tôi bào chữa cho Đảng tôi. Còn phần tôi, tôi trả lời sau”. Cứ đòi cãi cho Đảng mình như thế.

Lần xử này, Quốc tế cứu tế đỏ, Đảng cộng sản Pháp mượn thày kiện tiến bộ ở Sài-gòn bênh vực chúng tôi.

 Có một đồng chí nhất định không nhận gì hết, tòa nó bảo: “Đồng chí Trì của anh khai là có anh kia mà?”. Một thày kiện chỉ ngay vào mặt Trì: “Sao tòa lại nghe lời một tên phản phúc?”. Trì run lên, gập mặt xuống. Có một thày kiện bào chữa: “Xin xét cho thân chủ của tôi còn trẻ: suy nghĩ chưa chín…”. Đồng chí của ta đứng ngay lên: “Không! Cãi thế không đúng! Tôi không nhận. Chúng tôi còn trẻ, nhưng chúng tôi có suy nghĩ. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, làm việc ấy ai dám nói là suy nghĩ chưa chín?”.

Cuối cùng, chúng nghị án. Đối với “tội chính trị” thì phát lưu chung thân 20, 15 năm, đày ra Côn-đảo. Còn tù “giết người, làm loạn” như đồng chí Lê Quang Sung (1), tôi và sáu người nữa thì tử hình. Riêng đồng chí Hùng ngoài án xử tử cũ lại đèo them hai mươi năm khổ sai nữa.

                         * * *

Tôi với anh Sung vào khám lớn Sài-gòn, vừa đến khu xà-lim án chém, tôi đã nghe có tiếng gọi quen quá:

“Lương, Lương, thôi có bạn rồi, vào ở đây cho vui!”.

Ngỡ ai hóa ra anh Hùng. Anh đang ngồi kề ngay cửa xà-lim chơi. Lúc bấy giờ, các anh đã đòi phải mở cửa xà-lim, mỗi ngày vài bận cho sáng xà-lim, và nhìn ra ngoài cho vui. Thanh và Rỗ cũng mời: “Các anh vào đây. Chật một tý không sao ạ!”. Thế là bảy mạng cả thảy trong một xà-lim.

Thế là lại bắt đầu vào cuộc chiến đấu mới…

Đồng chí Lê Văn Lương kể

T.Đ ghi

(Hồi ký của đồng chí Lê Văn Lương, trong Nhân dân ta rất anh hùng, NXB. Văn học, Hà Nội, 1969)

(Văn bản 3)

Những người cộng sản chân chính trong “Vụ án khổng lồ”

http://langxuancau.blogspot.com/2011/08/le-van-luong.html

“Vụ án khổng lồ” là vụ Tòa đại hình Sài Gòn xử năm 1933 “kết án 120 chiến sĩ cộng sản…; tuyên án 8 người tử hình, 19 án chung thân,…” mà các báo thời đó gọi là Procès monstre, là một sự kiện rất lớn trong lịch sử của Đảng và cách mạng nước ta. Báo chí Sài Gòn ngày đó lại viết vụ án này là xử những người lãnh đạo Cộng sản Nam Kỳ bị bắt trong phong trào 30-31, và có nhiều bài viết trên báo chí nhưng nhiều chỗ chưa chính xác, làm người đọc dễ bị hiểu nhầm. Kỷ niệm 75 mùa xuân của Đảng, xin làm rõ thêm một số điểm khác nhau trong các tài liệu, để bạn đọc hiểu thêm cho đúng:

Cuốn “Những sự kiện lịch sử Đảng”, NXB Sự thật-1976, có viết: “Từ ngày 2 đến 9-5-1933, Tòa án đại hình Sài Gòn đã mở một phiên tòa lớn để kết án 120 chiến sĩ cộng sản…”. Nhưng hai đồng chí: Phạm Văn Khương, người cộng sản 19 tuổi bị bắt trong cuộc tham gia lãnh đạo bãi công của công nhân ở Nhà Bè, cùng Phạm Văn Thiện bị bắt ở Mỹ Tho 1931,… ra tòa trong vụ án năm 1933 ấy, chính là hai đồng chí Lê Văn Lương và Phạm Hùng. Phạm Văn Khương, tên hồi nhỏ là Phạm Văn Miều, sau ngày cách mạng thành công, từ Côn Đảo trở về mới lấy tên gọi Lê Văn Lương, là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa 2, 3, 4 và Ủy viên dự khuyết BCT năm 1951, rồi chính thức năm 1976… Còn Phạm Văn Thiện, chính là Phạm Hùng, về sau là Bí thư Trung ương cục miền Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng…

Các đồng chí Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp,… cùng nhiều tư liệu lưu trữ đều khẳng định: thời gian xử án là từ ngày 2-5 đến 7-5 (chứ không phải đến 9-5). Tòa đại hình của thực dân Pháp xử vụ này do tên Weil chủ tọa. “Vụ án khổng lồ” xử 120 người (đúng ra 121 người), mà chỉ xử trong có 5 ngày, và sự thực trong 5 ngày ấy chúng xử tới 6 vụ án không liên quan gì với nhau. Đây là âm mưu của chúng cố tình ghép chung vào thành một “vụ án cộng sản”, nhằm bôi nhọ thanh danh của Đảng Cộng sản Đông Dương. Còn trong số bị cáo đưa ra tòa vụ này, có một số tù phạm tội giết người, không hề dính dáng gì đến hoạt động của Đảng. Pháp đưa ra “xử” cả những kẻ đã đầu hàng, phản bội như Ngô Đức Trì (bị bắt 1-4-1931, lúc đó là ủy viên trung ương lâm thời), Dương Hạc Đính (bị bắt 31-5-1930)…

Đồng chí Lê Văn Lương kể:

“… Tên Trì về Sài Gòn hoạt động từ tháng 11-1930, ăn đòn đến ngày thứ bảy thì chịu không nổi nữa, khai ra hết… Khi ra tòa, Trì cứ cúi đầu ngồi, không dám nhìn ai, mặt tái đi… (sau hắn cũng bị kết án 15 năm tù, còn Đính án khổ sai chung thân). Khi bị bắt, bị tra tấn, Trì đã khai báo ra nhiều bí mật của tổ chức, khiến địch bắt được nhiều cán bộ lãnh đạo quan trọng của Đảng. Chính vì Trì khai mà đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư của Đảng bị bắt…”. Địch phá vỡ nhiều cơ sở của Trung ương và Xứ ủy Nam Kỳ. Bọn Tây để Trì ngồi ở bót Ca-ti-na dịch tài liệu cho chúng và có gì chúng hỏi thì thưa. Còn anh em khác bị đánh chán ở bót rồi bị điệu vào khám. Tôi không nhận gì hết, nên phải vào hầm cấm cố… Khi ra tòa, tòa kết “tội chính trị” những người tổ chức hoạt động, viết báo cách mạng; còn bãi công, lấy thóc, đánh trả lính,… chúng nhất loạt gọi là “ăn cướp, giết người”, không coi là tù chính trị. Khi ra trước tòa, chúng cũng không cho cãi…

Đồng chí Phạm Hùng, bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 1-5-1931 ở Mỹ Tho, thực ra đã bị chúng kết án tử hình trong phiên tòa hồi tháng 11-1932, tức từ 6 tháng trước, cùng với các anh Phạm Văn Ó, Nguyễn Văn Cầu,… vì “… tội biểu tình có giết người…”- hồi đó ta đã xử bắn tên hương quản rất gian ác.

Tờ Công luận ra ngày 2-5-1933 tại Sài Gòn chạy tít lớn: “Tòa đại hình Sài Gòn đã bắt đầu xét xử vụ án chính trị lớn Dương Hạc Đính và Ngô Gia Tự, lãnh tụ cách mạng với 120 yếu nhơn khác ra tòa”. Thực ra, vụ “xử 121 (chứ không phải 120) người lãnh đạo Cộng sản Nam Kỳ bị bắt trong phong trào 30-31”, chúng “chỉ xử có 101 người, vì 20 người đã chết trong khi tra tấn hay chết vì hậu quả của tra tấn… Các báo thời đó gọi là Procès monstre”.

Nguyễn Thiện (Theo cuốn “Ngọn đuốc”)
Ngày 29 tháng 01 năm 2005, http://www.quandoinhandan.org.vn

(Văn bản 4)

Đồng chí Ngô Đức Trì

Ngày 1/4/2010. Cập nhật lúc 16h 19′

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/banchaphanh/details.asp?topic=105&subtopic=211&leader_topic=505&id=BT241058269

Họ và tên: Ngô Đức Trì

Tên gọi khác: Vân

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương được bầu tại Hội nghị tháng 10-1930

(Văn bản 5)

Ngô Đức Trì (1901-1941), http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%E1%BB%A9c_Tr%C3%AC

Ngô Đức Trì (1901-1941), tên gọi khác: Vân – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN được bầu tại Hội nghị tháng 10-1930 [1]. Quê quán: xã Đại Lộc, huyện Can Lộctỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai của nhà cách mạng Ngô Đức Kế.

Ông học tại Vinh cùng với các bạn Đặng Thai Mai và Tôn Quang Phiệt những năm 1920-1925, sau đó học tại Đại học Thương mại tại Hà Nội. Sau sự kiện để tang Phan Chu Trinh, ông bị đuổi và sau đó được Vương Thúc Oánh giới thiệu với Nguyễn Thế Truyền đến Pháp, sau đó qua học tại Liên Xô và làm bạn với Trần Phú.

Ông được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu học tại Trường Đại học Phương Đông tại Moskva. Khi vào Trường, ông lấy tên là Min Khan. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất, tháng 10-1930, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đầu năm 1931, trong lúc Trung ương Đảng bí mật họp hội nghị ở Sài Gòn, ông bị thực dân Pháp bắt. Ông đã không giữ được khí tiết và phản bội. Từ những lời khai đó, Trần Phú và nhiều đồng chí khác bị bắt. Theo hồi ký của Lê Văn Lương:

“… Tên Trì về Sài Gòn hoạt động từ tháng 11-1930, ăn đòn đến ngày thứ bảy thì chịu không nổi nữa, khai ra hết… Khi ra tòa, Trì cứ cúi đầu ngồi, không dám nhìn ai, mặt tái đi… (sau hắn cũng bị kết án 15 năm tù, còn Đính[2] án khổ sai chung thân). Khi bị bắt, bị tra tấn, Trì đã khai báo ra nhiều bí mật của tổ chức, khiến địch bắt được nhiều cán bộ lãnh đạo quan trọng của Đảng. Chính vì Trì khai mà đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư của Đảng bị bắt…”

Ông mất vào năm 1941.

Ngô Đức Trì có hai con là Ngô Thị Hà, đảng viên Đảng Cộng sản, và Giáo sư Ngô Đức Thọ, nguyên cán bộ Viện nghiên cứu Hán Nôm đã nghỉ hưu, và là một Blogger.

  1. ^ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (4 tháng 1 năm 2010). “Đồng chí Ngô Đức Trì”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2010. Truy cập 23/2/2011.
  2. ^ Dương Hạc Đính

(Văn bản 6)

Cơ quan Trung ương Đảng nơi thể hiện tập trung năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

Ngày 12/12/2011. Cập nhật lúc 14h 26′

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT13121151084

  1. TRẦN TRỌNG THƠ*

…Đầu năm 1931, do sự đánh phá ác liệt của địch, các ủy viên Trung ương lần lượt sa lưới mật thám Pháp6. Đến tháng 4-1931. Ban Chấp hành Trung ương bị vỡ…

  1. Ngày 1-4-1931, Ngô Đức Trì mang tên là Phan Văn Quốc bị bắt; ngày 17-4-1931, Nguyễn Trọng Nhã bị bắt; ngày 18-4-1931, Trần Phú bị bắt và hy sinh tại Nhà thương Chợ Quán vào ngày 6- 9-1931; ngày 20- 4-1931, Trần Văn Lan bị bắt; ngày 3-5 -1931, Lê Mao bị bắn chết; ngày 3-5- 1931, Nguyễn Phong Sắc bị bắt và sau đó bị sát hại.

(Văn bản 7)

Ngô Gia Tự (3 tháng 121908 – 1935) là một đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh tại làng Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

…Tháng 3 năm 1929, ông giúp thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy lâm thời của Đảng bộ Nam Kỳ.

(Văn bản 8)

Lê Văn Lương (19121995)

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_L%C6%B0%C6%A1ng

…Ông tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1912 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh). Ông xuất thân trong một gia đình quan lại Nho học thất thế, là con trai thứ 2 trong gia đình. Ông là em ruột nhà văn Nguyễn Công Hoan.[1][2]. Mẹ ông là người họ Tô, cùng làng. Nhà thơ Tô Hiệu vốn có họ hàng với ông…

(Văn bản 9)

Phạm Hùng (11 tháng 61912 – 10 tháng 31988)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_H%C3%B9ng

…Ông tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11 tháng 6 năm 1912, tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Long Phướchuyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long).

(Văn bản 10.)

Tù chính trị Côn Đảo 30-45

Thứ bảy, ngày 02 tháng bảy năm 2011

Lê Văn Lương

http://tucondao3045.blogspot.com/2011/07/le-van-luong.html

1 nhận xét:

hameok607:11 Ngày 06 tháng 7 năm 2011

Theo báo “Công luận” ngày 9/5/1933, danh sách 8 người bị kết án tử hình là: Huỳnh văn Bỉnh, Nguyễn văn Tôn, Huỳnh văn Gòn, Nguyễn văn Út, Đặng văn Cu, Lê Quang Sung, Phan văn Khương, Cao văn Lương.
Trong này ai là 2 ông Lê văn Lương, Phạm Hùng?

(Văn bản 11.)

Bài mới Bạn Trỗi K6:

http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/ha-chi-thanh.html

Hà mèo
0903 800 763
hameok6@hotmail.com, thanh.hachi@yahoo.com.vn, meo.ha.1675@facebook.com
TP HCM-VN

2AE – Hà Chí Quang K4

One thought on “Bài 7. Sự Thật tài liệu: “Lời khai của Ngô Đức Trì” và nỗi lòng người con trai – Giáo sư Ngô Đức Thọ.”

Leave a comment