Bài 5. Nguyễn Ái Quốc bị bệnh Lao nặng – Hồ Chí Minh thì tắm sông giữa mùa Đông và hút thuốc lá liền mồm đến khi sắp chết

Lời dẫn. Nguyễn Ái Quốc bị bệnh Lao nặng – mà hồi đó, bệnh lao khó chữa như thế nào mọi người đều biết, ấy thế mà Hồ Chí Minh thì hút thuốc lá liền mồm, rất nhiều ảnh đã chụp Hồ với điếu thuốc lá trên tay. Rồi năm 1943 Hồ còn tắm sông giữa mùa Đông ở phương Bắc giá rét.

A. Bằng chứng và phân tích.

  1. Nguyễn Ái Quốc bị lao nặng.

Tháng 5-1927… rời Quảng Châu Tháng 6… tới Mátxcơva  Tháng 7 – tháng 8 ở bệnh viện (Văn bản 1)

            “Đầu tháng 11, Nguyễn Ái Quốc bị bệnh lao phổi ở dạng tái phát. ” (Văn bản 2)

  1. Hồ Chí Minh thì hút thuốc lá liền mồm đến khi sắp chết.

            “…Tuy nhiên Bác tự nhận Bác có thói quen xấu là hút thuốc lá…Đầu tháng 3-1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn…(Văn bản 3)

  1. Hồ Chí Minh tắm sông giữa mùa Đông.

“Trương Phát Khuê nói: “Hồ tiên sinh là người An Nam. An Nam ở về nhiệt đới, sang đất Liễu Châu chúng tôi chịu đựng được cái rét mùa đông đã là không đơn giản. Thế mà nay Hồ tiên sinh còn bơi được dưới dòng nước lạnh giá này, thật là kỳ tài! Thật là kỳ tài!”

Thế mới thật là: Bệnh Lao là Quốc tôi đây

                        Hồ kia thuốc lá liền mồm đấy dân.

Thắc mắc: Hồ chẳng phải NAQ! chuyện bệnh tình của NAQ khác hẳn với Hồ như vậy! Còn chuyện vợ con thì như thế nào? Xin xem bài 6 sẽ rõ.

B. Tài liệu nghiên cứu.

            (Văn bản 1)

Thư gửi ban Phương đông Quốc tế cộng sản (12-4-1928) 
Hồ Chí Minh toàn tập
Tập 2 (1924-1930)

03/06/2003

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30008&cn_id=55794

Các đồng chí thân mến, Đây là tóm tắt tình hình của tôi: Tháng 5-1927… rời Quảng Châu Tháng 6… tới Mátxcơva Tháng 7 – tháng 8 ở bệnh viện Tháng 11 được phái đi Pháp Tháng 12 rời Pháp (không thể công tác được do cảnh sát) đến hội nghị Bruyxen. Tháng 1 – tháng 4-1928 Chờ chỉ thị của các đồng chí ở Béclin và sống bằng sự giúp đỡ của MOPRE 1 . * Vì không thể công tác ở Pháp, ở Đức thì vô ích, nhưng cần thiết ở Đông Dương, nên tôi đã xin lại lên đường về xứ sở này. Trong những thư gửi cho các đồng chí, tôi đã lập một ngân sách công tác và một ngân sách đi đường. Khi đồng chí Đôriô qua Béclin, đồng chí đã hứa sẽ quan tâm đến vấn đề của tôi. Tôi đã nói với đồng chí ấy là nếu không được kinh phí công tác, miễn là đồng chí cho tôi tiền đi đường, thì dù thế nào tôi cũng sẽ đi, bởi vì đã một nǎm tôi lang thang từ nước này sang nước khác trong khi có nhiều việc phải làm ở Đông Dương. Nhưng cho tới nay tôi chưa nhận được chỉ thị của các đồng chí, cả câu trả lời của đồng chí Đôriô. Hiện nay, tôi ở trong hoàn cảnh khó khǎn không chịu nổi: l) Chờ đợi vô thời hạn (tôi chờ chỉ thị đã 4 tháng). 2) Không có gì để sống vì rằng MOPRE không thể giúp tôi một cách vô hạn, ngay cả cho 18 đồng mác mỗi tuần (số tiền đối với tôi không đủ sống nhưng quá nặng cho tổ chức). Vậy tôi xin các đồng chí cho tôi càng sớm càng tốt những chỉ thị chính xác về điều mà tôi phải làm và bao giờ thì tôi có thể lên đường. Xin gửi lời chào cộng sản. NGUYỄN ÁI QUỐC Béclin ngày 12-4-1928.

(Văn bản 2)

Thời gian: – 11 – 1931

Sự kiện: Nguyễn Ái Quốc bị tái phát bệnh lao phổi. Nhờ sự can thiệp của luật sư Lôdơbi, Người được chuyển từ ngục Víchtôria sang bệnh xá của nhà tù.

http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/1124/PreTabId/465/Default.aspx

Nội dung sự kiện:

 Đầu tháng 11, Nguyễn Ái Quốc bị bệnh lao phổi ở dạng tái phát. Nhờ sự can thiệp của luật sư Lôdơbi, Người được chuyển từ ngục Víchtôria sang bệnh xá của nhà tù.

Những ngày nằm ở bệnh viện, Nguyễn Ái Quốc được mọi người kính trọng. Một lần, cô y tá Trung Quốc thường ngày chăm sóc Người, hỏi: “Cộng sản là thế nào? Chú làm cộng sản làm gì để bị bắt bớ khổ thân?”. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích tóm tắt cho cô hiểu và khêu gợi ở cô tinh thần dân tộc chống đế quốc.

Nguồn trích:

 – T. Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1994, tr. 46.

– Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông 1931 – 1933, (Tư liệu và hình ảnh), Nxb. Chính trị quốc gia – Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004, tr. 201, 281.

– Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t.2, tr. 44

Từ khóa:

Nguyễn Ái Quốc,  Bệnh viện,  Hồng Kông,  Lao phổi,

(Văn bản 3)

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Kỳ 17: Bác Hồ bỏ thuốc lá – Câu chuyện minh chứng cho đạo đức nói đi đôi với làm của Bác”

http://sinhviendanghoc.lhu.edu.vn/537/24719/Hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-Ho-Chi-Minh-Ky-17-Bac-Ho-bo-thuoc-la-Cau-chuyen-minh-chung-cho-dao-duc-noi-di-doi-voi-lam-cua-Bac.html

…Tuy nhiên Bác tự nhận Bác có thói quen xấu là hút thuốc lá. Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái Quốc.

…Đầu tháng 3-1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn…

(Văn bản 4)

Năm 1943

Ngày 18/11/2009.

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT19110933967

Mùa đông, một ngày chủ nhật

Sáng sớm, Hồ Chí Minh ra sông tắm.

Một lát sau, Trương Phát Khuê mặc áo lông đắt tiền, cưỡi con ngựa hồng cao lớn đi ngang qua, nhận ra người tắm dưới sông liền dừng ngựa lại chào.

Tướng Trương Phát Khuê nói: “Hồ tiên sinh là người An Nam. An Nam ở về nhiệt đới, sang đất Liễu Châu chúng tôi chịu đựng được cái rét mùa đông đã là không đơn giản. Thế mà nay Hồ tiên sinh còn bơi được dưới dòng nước lạnh giá này, thật là kỳ tài! Thật là kỳ tài!”

Người đáp lại rất tự nhiên: “Đâu dám! Đâu dám!”.

– Vũ Trường Khuê: Cùng sinh hoạt với Bác Hồ. Báo Tân Việt Hoa, ngày 18-5-1961.

HCM tam song giua Mua Dong Ho hut Thuoc la NAQ bi lao NAQ o benh vien

4 thoughts on “Bài 5. Nguyễn Ái Quốc bị bệnh Lao nặng – Hồ Chí Minh thì tắm sông giữa mùa Đông và hút thuốc lá liền mồm đến khi sắp chết”

Leave a comment