Bài 1. Nữ anh hùng tình báo Đinh Thị Vân – những chuyện bi hài

Chương 3. Nữ anh hùng tình báo Đinh Thị VânBị giết cả họ vì cùng là … Cộng sản kỳ cựu! Sau đó bọn quỷ lấy một quân nhân quèn thế vào.

***

Bài 1. Nữ anh hùng tình báo Đinh Thị Vânnhững chuyện bi hài.

                                                ***

A.Bằng chứng và phân tích.

  1. Quên lãng.

Thú thật là thế hệ 7X, 8X chúng tôi biết về nữ anh hùng tình báo Đinh Thị Vân chưa nhiều! …

– Thời kỳ trước, chính Báo Quân đội nhân dân đã đưa những hành động anh hùng của cô tôi đến với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Năm 1970, khi bà được phong anh hùng, hồ sơ chỉ ghi là “Thiếu tá bộ binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Phải đến khi bà được trên cho phép công khai thành tích, các phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã kiên trì, công phu tìm hiểu và phản ánh những chiến công huyền thoại của bà. Tôi nhớ, có hai nhà báo là Khánh Vân và Phú Bằng được bà nhận là em nuôi…” (Văn bản 1)

  1. Nghi vấn

… chúng tôi – với sự tò mò của tuổi trẻ – muốn tìm hiểu kỹ hơn về những huyền thoại, chẳng hạn: “Vì sao một người phụ nữ không hề được học qua một lớp nghiệp vụ tình báo nào mà lại có thể trực tiếp xây dựng và chỉ huy những mạng lưới tình báo chiến lược, hoạt động trong lòng địch hàng chục năm, thu được hàng trăm tin tức quý giá mà lại không bị lộ ?…”.” (Văn bản 1)

  1. Không thuyết phục:

Năm 1953, đang là Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định, bà được Trung ương điều động vào quân đội, làm nhiệm vụ tình báo. Đinh Thị Vân đã khéo hóa trang vào vai một “chị dâu đi thăm em chồng”. ” (Văn bản 1)

Nhận xét: “vào vai một “chị dâu đi thăm em chồng”. thì đi thăm ai? ở đâu? Làm gì?

Việt Nam Cộng Hòa không dễ để mơ hồ như vậy!

  1. Chuyện hài.

“…Những ngày đầu đến Sài Gòn hoạt động, vỏ bọc của Vân đã che được mắt địch nhưng lại gây sự chú ý của tổ chức ta. Trong lúc chị đang xây dựng cơ sở ở địa bàn mới thì các đồng chí lãnh đạo cơ quan tuyên huấn Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn đã họp bàn về “mụ Sáu di cư” (ám chỉ chị Đinh Thị Vân). Có chiến sĩ biệt động tưởng chị là tay sai của Ngô Đình Diệm đi dò la tin tức, đề nghị lập phương án thủ tiêu. …Kế hoạch thủ tiêu “mụ Sáu” suýt được thực hiện nếu không có “ông Ba” – Trưởng ban tuyên huấn của Đặc khu. Bằng sự nhạy cảm của một cán bộ dày kinh nghiệm, ông Ba tin rằng chị Vân là người yêu nước, nên ông dùng chính tính mạng của mình để thử thách “mụ Sáu”. Nhờ sự “thử thách” này, Đinh Thị Vân đã giữ nguyên được vỏ bọc của mình còn tổ chức của ta cũng không biết chị là tình báo.” (Văn bản 1)

…Anh giải đáp thêm một thắc mắc mà chúng tôi đã nêu ra từ đầu: “Các bạn hỏi sự thật về chuyện anh hùng Đinh Thị Vân cưới vợ cho chồng để đi hoạt động ư? Đó là sự thật 100% … Sau này, khi ông Vân tuổi cao, bệnh trọng, bà Vân đã về chăm sóc, giúp đỡ ông cho đến khi ông nhắm mắt, xuôi tay. …” (Văn bản 1)

Nhận xét: Kể cho vui mà thôi.

  1. Mâu thuẫn với các Siêu khác.

…Nhân đây, chúng tôi cũng xin được “bật mí” đôi điều về cuộc đời thân mẫu của bà Đinh Thị Vân. Cả cuộc đời bà là một sự hy sinh lặng lẽ. …chăm nuôi 5 người con của chị và chỉ có thêm một người con duy nhất là bà Đinh Thị Vân. Bởi vậy, năm 1954, khi nhận nhiệm vụ vào Sài Gòn công tác, Vân đã đề nghị tổ chức cho chị được về thăm mẹ một lần, nhưng vì yêu cầu phải đặc biệt giữ bí mật, chị đành gác lại nguyện vọng đó. Đến khi bị giặc bắt, dùng đủ mọi loại nhục hình, tra tấn dã man vẫn không lung lạc được chị, địch bảo chị Vân: “Mày lặn lội vất vả vào đây hoạt động cho Cộng sản, còn ở ngoài kia, mẹ mày bị dân đấu tố thuộc thành phần tư sản, tra tấn đến chết. Sao không trở về với quốc gia để báo thù cho mẹ?”…” (Văn bản 1)

Nhận xét: Ô kìa, “Vân đã đề nghị tổ chức cho chị được về thăm mẹ một lần, nhưng vì yêu cầu phải đặc biệt giữ bí mật, chị đành gác lại nguyện vọng đó.” Sao Mười Hương thì còn xin phép Mẹ con đi “Tình Báo” cơ mà! Vũ Ngọc Nhạ với Vũ Hữu Duật thì cả nhà đều đi rất vui vẻ đó thôi.

  1. Lại chuyện “Hồi ký” – Chết mới xuất bản.

Bà quyết không tin. Địch lại tiếp tục tra tấn. Anh Đạt cho tôi đọc đoạn hồi ký Đinh Thị Vân viết về giai đoạn này: “… Nó treo ngược tôi lên, rồi đạp văng từ bên này sang bên kia, có lúc xoay tít đi như con quay, …ngực căng lên và máu ứa ra…

…Tôi nhớ đến câu Bác Hồ nói: “Uy vũ bất năng khuất”, và tôi thì thầm thưa với Bác: “Bác ơi, dẫu cho có phải chết, cháu cũng sẽ đứng vững, sẽ xứng đáng là người đảng viên của Đảng đã được Bác khai sinh…”…” (Văn bản 1)

Nhận xét: Có mấy phần đúng là của Đinh Thị Vân viết thật?

– Hồi ký do bồi bút viết hộ: “quá trình hoạt động cách mạng của Anh hùng Đinh Thị Vân được viết trong hồi kí “Tôi đi làm tình báo” do Nhà báo Khánh Vân ghi ”

– Hồi ký viết láo:

Văn bản 1 thì nói: “Bởi vậy, năm 1954, khi nhận nhiệm vụ vào Sài Gòn công tác, Vân đã đề nghị tổ chức cho chị được về thăm mẹ một lần, nhưng vì yêu cầu phải đặc biệt giữ bí mật, chị đành gác lại nguyện vọng đó.

Nhưng văn bản 2 lại nói: “Cuối năm 1953, bà được Trung ương điều động tham gia công tác đặc biệt bí mật. Bấy giờ, hoàn cảnh gia đình bà đang gặp khó khăn, thân mẫu già yếu, chồng luôn bị đau ốm. Bà đã chủ động đề nghị để chồng lấy vợ khác để có người chăm sóc. Bà cũng chủ động đi hỏi bà Nguyễn Thị Sen (người Vụ Bản, Nam Định) về làm vợ cho chồng mình và bố trí người cháu ruột là Đinh Quang Tỉnh (3) làm con nuôi của vợ chồng ông Vân bà Sen. Sau khi đã bố trí xong chuyện gia đình, bà bắt tay vào thực hiện công tác.”

Thế rồi, hồi ký lại khác:

“Và thế là Đinh Thị Vân kiên quyết chia tay chồng trong sự phản đối quyết liệt của cả gia đình đôi bên và cả của chồng.

Trước khi vào Nam, Đinh Thị Vân được tổ chức cho biết tin người chồng đã bằng lòng kết hôn với một người khác…” (Văn bản 4)

            – Và Chết mới xuất bản. Đây là thủ thuật của bọn quỷ, cho ra đời những “Hồi Ký cách Mạng” khi mà người đứng tên tác giả đã chết: “Bà qua đời ngày 11 tháng 12 năm 1995 tại Hà Nội, thọ 79 tuổi.” thì năm 2003 hồi kí “Tôi đi làm tình báo” do Nhà báo Khánh Vân ghi mới được xuất bản!

Tha hồ mà ghi, ai còn cãi nữa!

Hãy xem thêm (Quyển 19. Viết Hồi ký láo để sửa Lịch Sử đảng.)

  1. Chuyện ở Miền Bắc.

Vân đã không biết một sự thật khá phũ phàng: Trong thời gian chị đi vắng diễn ra đợt cải cách ruộng đất ở quê nhà. Mẹ chị cũng bị quy nhầm vào thành phần địa chủ vì là con của gia đình nhà Nho. Bà không chịu, nói: “Cả nhà tôi một lòng theo Đảng, theo cách mạng, bản thân tôi được Bác Hồ tặng “Đồng tiền vàng” vì đã có nhiều đóng góp cho chính quyền mới, tôi không thuộc thành phần bóc lột”. Bà đã mất khi lòng còn đầy uẩn khúc vì tổ chức Đảng chưa kịp minh oan.

Cũng vào thời điểm đó, để hỗ trợ cho hoạt động của Vân, cấp trên quyết định ra thông báo: “Đinh Thị Vân đã phản Đảng, bỏ nhiệm vụ chạy trốn vào Nam. Tuyên án tử hình vắng mặt”. Tin dữ lan truyền nhanh, anh em đồng chí, họ hàng, quê hương… đều bàng hoàng, sửng sốt. “Vụ án chính trị” này đã khiến nhiều anh em, con cháu ruột thịt của chị trên miền Bắc bị “vạ lây” suốt trong nhiều năm, nhưng đã đánh hỏa mù vào cơ quan mật vụ của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho Vân hoàn thành nhiệm vụ.” (Văn bản 1)

  1. Bí danh Trần Thị Mỹ.

Tháng 6 năm 1954, bà chính thức được điều động vào quân đội, nhận công tác tại Cục Nghiên cứu Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng (tiền thân của Tổng cục 2 ngày nay), được giao nhiệm vụ về Hà Nội rồi xuống Hải Phòng hoạt động bí mật với bí danh Trần Thị Mỹ

            Nhận xét: Chuyện kể thường được thêm lên cho nó hoàng tráng! Những chuyện Nhảm nhí mà tụi tay sai của H gọi là Huyền thoại, đại khái như sau:

  1. lấy vợ cho chồng ” để …đi hoạt động! là không thực! mà Bà Đinh Thị Vân đã bị giết rồi! “Đinh Thị Vân đã phản Đảng, bỏ nhiệm vụ chạy trốn vào Nam. Tuyên án tử hình vắng mặt”!
  2. “chẳng hạn: “Vì sao một người phụ nữ không hề được học qua một lớp nghiệp vụ tình báo nào mà lại có thể trực tiếp xây dựng và chỉ huy những mạng lưới tình báo chiến lược”
  3. Có ai dám: “ông Ba tin rằng chị Vân là người yêu nước, nên ông dùng chính tính mạng của mình để thử thách “mụ Sáu”…” Ông Ba là ai mà giỏi thế?
  4. Sau này, khi ông Vân tuổi cao, bệnh trọng, bà Vân đã về chăm sóc” Điều này có 2 khả năng: Một là, khi đánh thuốc độc cho ông thập tử nhất sinh rồi thì mới đưa bà Trần Thị Mỹ về giả làm Đinh thị Vân! Hoặc có thể là sau này con cháu hoặc nhà văn đã thêu dệt thêm!

Tuy nhiên, những điều này là thật:

  1. Năm 1970, nhìn lại thấy gia đình bà Đinh Thị Vân bị giết nhiều quá nên tụi tay sai của H mới “Điền vào chỗ Trống”, bằng cách yêu cầu bà Trần Thị Mỹ khai thêm như vậy, khai mình là Anh Hùng tình báo Đinh Thị Vân… Thấy món hời, bà Mỹ liền khai! Sau này có hứ hự cũng sợ vì rằng đã có bản khai trong tay tụi tay sai của Hồ rồi!

Vả lại có lẽ bà cũng bị “bảo vệ” Như Phạm Xuân Ẩn rồi! (Xem Phạm Xuân Ẩn)

  1. Đã giết mẹ bà: “Mẹ chị cũng bị quy nhầm vào thành phần địa chủ …Bà đã mất khi lòng còn đầy uẩn khúc vì tổ chức Đảng chưa kịp minh oan.” Thực ra bà đã bị: “ở ngoài kia, mẹ mày bị dân đấu tố thuộc thành phần tư sản, tra tấn đến chết.”! Nói là bà bực mà chết cho nó nhẹ bớt mà thôi!
  2. khiến nhiều anh em, con cháu ruột thịt của chị trên miền Bắc bị “vạ lây”” Là gì đây? Ta hãy xem tiếp ở bài 2.

Nói: “Năm 1933, được 2 người anh cùng cha khác mẹ là Đinh Lai Hạp và Đinh Thúc Dự (2) , vốn là những đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, vận động tham gia hoạt động cách mạng,… ” mà lại: “…Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 30 tháng 6 năm 1946” là nói bừa!

            Thử thách 13 – 14 năm cơ à?

            Chắc chắn bà là KỲ CỰU Cộng sản Đông Dương!

  1. Vì sao mãi tới: “Năm 1982, Bộ Thương Binh và Xã hội công nhận ông Đinh Thúc Dự là Liệt sỹ.”? Phải chăng đây là thời điểm bắt đầu xúc tiến “Làm anh hùng tình báo Đinh Thị Vân”?

***

  1. Tài Liệu Nghiên cứu.

            (Văn bản 1)

Rưng rưng huyền thoại!

QĐND – Thứ Năm, 09/10/2008, 19:58 (GMT+7)

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/40459/print/Default.aspx

Thú thật là thế hệ 7X, 8X chúng tôi biết về nữ anh hùng tình báo Đinh Thị Vân chưa nhiều! …

Ngược dòng huyền thoại

Trong lịch sử tình báo quân sự Việt Nam, có một nữ điệp viên chiến lược đã hy sinh hạnh phúc riêng – lấy vợ cho chồng để rồi suốt mấy chục năm âm thầm làm nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm trong lòng địch, …. Biết chúng tôi là phóng viên Báo Quân đội nhân dân, anh Đinh Đức Đạt rất vui, nói:

– Thời kỳ trước, chính Báo Quân đội nhân dân đã đưa những hành động anh hùng của cô tôi đến với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Năm 1970, khi bà được phong anh hùng, hồ sơ chỉ ghi là “Thiếu tá bộ binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Phải đến khi bà được trên cho phép công khai thành tích, các phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã kiên trì, công phu tìm hiểu và phản ánh những chiến công huyền thoại của bà. Tôi nhớ, có hai nhà báo là Khánh Vân và Phú Bằng được bà nhận là em nuôi…

Tôi nói với anh Đạt rằng, hai nhà báo Khánh Vân và Phú Bằng bây giờ đã vào tuổi 80, … chúng tôi – với sự tò mò của tuổi trẻ – muốn tìm hiểu kỹ hơn về những huyền thoại, chẳng hạn: “Vì sao một người phụ nữ không hề được học qua một lớp nghiệp vụ tình báo nào mà lại có thể trực tiếp xây dựng và chỉ huy những mạng lưới tình báo chiến lược, hoạt động trong lòng địch hàng chục năm, thu được hàng trăm tin tức quý giá mà lại không bị lộ ?…”.

Hiểu được những “thắc mắc” của chúng tôi, anh Đạt vui lòng trò chuyện, dù cho rằng, để anh giải thích cũng chưa “đúng vai” lắm. “Cô tôi là một điệp viên đặc biệt, đã tổ chức và lãnh đạo các lưới tình báo hoạt động tại Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp và tại Sài Gòn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. …

Vâng, thật hiếm có người điệp viên nào tài vận động, thuyết phục ngụy quân, ngụy quyền như bà. Năm 1953, đang là Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định, bà được Trung ương điều động vào quân đội, làm nhiệm vụ tình báo. Đinh Thị Vân đã khéo hóa trang vào vai một “chị dâu đi thăm em chồng”. Còn trong thời kỳ chống Mỹ, bà con ở các xóm nghèo Sài Gòn vẫn hằng ngày thấy “dì Sáu di cư” (tên bà con gọi Đinh Thị Vân) trĩu nặng trên đôi vai gầy gánh guốc đi bán rong ….

Những ngày đầu đến Sài Gòn hoạt động, vỏ bọc của Vân đã che được mắt địch nhưng lại gây sự chú ý của tổ chức ta. Trong lúc chị đang xây dựng cơ sở ở địa bàn mới thì các đồng chí lãnh đạo cơ quan tuyên huấn Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn đã họp bàn về “mụ Sáu di cư” (ám chỉ chị Đinh Thị Vân). Có chiến sĩ biệt động tưởng chị là tay sai của Ngô Đình Diệm đi dò la tin tức, đề nghị lập phương án thủ tiêu. Ở vào tình thế cực kỳ nguy hiểm ấy, chị vừa phải ngụy trang để che mắt địch vừa phải khôn khéo né tránh kế hoạch thủ tiêu từ phía lực lượng của ta. Lúc ấy, cơ quan lãnh đạo của Đặc khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn bị chỉ điểm, hầu hết các cơ sở đều bị đàn áp và khủng bố rất dã man. Kế hoạch thủ tiêu “mụ Sáu” suýt được thực hiện nếu không có “ông Ba” – Trưởng ban tuyên huấn của Đặc khu. Bằng sự nhạy cảm của một cán bộ dày kinh nghiệm, ông Ba tin rằng chị Vân là người yêu nước, nên ông dùng chính tính mạng của mình để thử thách “mụ Sáu”. Nhờ sự “thử thách” này, Đinh Thị Vân đã giữ nguyên được vỏ bọc của mình còn tổ chức của ta cũng không biết chị là tình báo.

…Nhân đây, chúng tôi cũng xin được “bật mí” đôi điều về cuộc đời thân mẫu của bà Đinh Thị Vân. Cả cuộc đời bà là một sự hy sinh lặng lẽ. …chăm nuôi 5 người con của chị và chỉ có thêm một người con duy nhất là bà Đinh Thị Vân. Bởi vậy, năm 1954, khi nhận nhiệm vụ vào Sài Gòn công tác, Vân đã đề nghị tổ chức cho chị được về thăm mẹ một lần, nhưng vì yêu cầu phải đặc biệt giữ bí mật, chị đành gác lại nguyện vọng đó. Đến khi bị giặc bắt, dùng đủ mọi loại nhục hình, tra tấn dã man vẫn không lung lạc được chị, địch bảo chị Vân: “Mày lặn lội vất vả vào đây hoạt động cho Cộng sản, còn ở ngoài kia, mẹ mày bị dân đấu tố thuộc thành phần tư sản, tra tấn đến chết. Sao không trở về với quốc gia để báo thù cho mẹ?”.

Bà quyết không tin. Địch lại tiếp tục tra tấn. Anh Đạt cho tôi đọc đoạn hồi ký Đinh Thị Vân viết về giai đoạn này: “… Nó treo ngược tôi lên, rồi đạp văng từ bên này sang bên kia, có lúc xoay tít đi như con quay, …ngực căng lên và máu ứa ra…

…Tôi nhớ đến câu Bác Hồ nói: “Uy vũ bất năng khuất”, và tôi thì thầm thưa với Bác: “Bác ơi, dẫu cho có phải chết, cháu cũng sẽ đứng vững, sẽ xứng đáng là người đảng viên của Đảng đã được Bác khai sinh…”.

Vân đã không biết một sự thật khá phũ phàng: Trong thời gian chị đi vắng diễn ra đợt cải cách ruộng đất ở quê nhà. Mẹ chị cũng bị quy nhầm vào thành phần địa chủ vì là con của gia đình nhà Nho. Bà không chịu, nói: “Cả nhà tôi một lòng theo Đảng, theo cách mạng, bản thân tôi được Bác Hồ tặng “Đồng tiền vàng” vì đã có nhiều đóng góp cho chính quyền mới, tôi không thuộc thành phần bóc lột”. Bà đã mất khi lòng còn đầy uẩn khúc vì tổ chức Đảng chưa kịp minh oan.

Cũng vào thời điểm đó, để hỗ trợ cho hoạt động của Vân, cấp trên quyết định ra thông báo: “Đinh Thị Vân đã phản Đảng, bỏ nhiệm vụ chạy trốn vào Nam. Tuyên án tử hình vắng mặt”. Tin dữ lan truyền nhanh, anh em đồng chí, họ hàng, quê hương… đều bàng hoàng, sửng sốt. “Vụ án chính trị” này đã khiến nhiều anh em, con cháu ruột thịt của chị trên miền Bắc bị “vạ lây” suốt trong nhiều năm, nhưng đã đánh hỏa mù vào cơ quan mật vụ của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho Vân hoàn thành nhiệm vụ.

Sau này, năm 1969, khi chị được cấp trên điều ra miền Bắc để an dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Được biết mẹ đã mất, chị Vân vô cùng đau đớn nhưng hiểu rõ thực chất vấn đề. Chị nói với bà con thân thích: “Mẹ tôi đã hy sinh vì cách mạng. … Năm 1995, trước khi mất ít ngày, bà còn viết “Lời để lại”, dặn dò con cháu: “Gia đình nhà ta kể cả những người đã mất và những người còn sống đến hôm nay đều một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc và của Đảng…Anh giải đáp thêm một thắc mắc mà chúng tôi đã nêu ra từ đầu: “Các bạn hỏi sự thật về chuyện anh hùng Đinh Thị Vân cưới vợ cho chồng để đi hoạt động ư? Đó là sự thật 100% … Sau này, khi ông Vân tuổi cao, bệnh trọng, bà Vân đã về chăm sóc, giúp đỡ ông cho đến khi ông nhắm mắt, xuôi tay. …

HỒNG HẢI

(Văn bản 2)

Đinh Thị Vân (19161995) http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh_Th%E1%BB%8B_V%C3%A2n

http://library.kiwix.org/wikipedia_vi_all/A/html/%C4%90/i/n/h/%C4%90inh_Th%E1%BB%8B_V%C3%A2n.html

Đinh Thị Vân (19161995) là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Thân thế và bước đầu sự nghiệp

Bà tên thật là Đinh Thị Mậu, sinh năm 1916 tại làng Đông An, tổng Cát Xuyên, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường (nay là làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường), tỉnh Nam Định. …Thân phụ bà là ông Đinh Đức Hợp, … Ông có 2 đời vợ. Người vợ đầu là bà Nguyễn Thị Mộc, sinh cho ông được 3 con trai và 2 người con gái. Sau khi bà Mộc qua đời, ông Hợp tái giá với em bà Mộc là bà Nguyễn Thị Quì (1), và sinh một người con gái đặt tên là Đinh Thị Mậu.

Sau khi sinh được 6 tháng, thân phụ bà qua đời. …Năm 1933, được 2 người anh cùng cha khác mẹ là Đinh Lai Hạp và Đinh Thúc Dự (2) , vốn là những đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, vận động tham gia hoạt động cách mạng,… Thời gian này bà lập gia đình với một người cùng quê, từ đó mọi người thường gọi tên bà theo tên chồng là Vân. Cái tên Đinh Thị Vân ra đời từ đó.

Năm 1940, người chị dâu cả qua đời, bà nuôi ăn học 2 người cháu ruột là Đinh Xuân Mẫn và Đinh Văn Năng. Cả hai về sau đều tích cực tham gia hoạt động cho Mặt trận Việt Minh.

…Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 30 tháng 6 năm 1946, và được cử giữ các chức vụ Huyện ủy viên huyện Xuân Trường, Ủy viên ban Thường vụ Phụ nữ cứu quốc tỉnh Nam Định, Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định (1951-1953).

Bà Đinh Thị Vân (1954)

Hoạt động tình báo

Cuối năm 1953, bà được Trung ương điều động tham gia công tác đặc biệt bí mật. Bấy giờ, hoàn cảnh gia đình bà đang gặp khó khăn, thân mẫu già yếu, chồng luôn bị đau ốm. Bà đã chủ động đề nghị để chồng lấy vợ khác để có người chăm sóc. Bà cũng chủ động đi hỏi bà Nguyễn Thị Sen (người Vụ Bản, Nam Định) về làm vợ cho chồng mình và bố trí người cháu ruột là Đinh Quang Tỉnh (3) làm con nuôi của vợ chồng ông Vân bà Sen. Sau khi đã bố trí xong chuyện gia đình, bà bắt tay vào thực hiện công tác.

Tháng 6 năm 1954, bà chính thức được điều động vào quân đội, nhận công tác tại Cục Nghiên cứu Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng (tiền thân của Tổng cục 2 ngày nay), được giao nhiệm vụ về Hà Nội rồi xuống Hải Phòng hoạt động bí mật với bí danh Trần Thị Mỹ để gây dựng cơ sở, tìm hiểu những ý đồ chiến lược của quân Pháp… Bà đã cung cấp nhiều tin tức quan trọng để cấp trên chỉ đạo thắng lợi và giành thế chủ động trong thời gian “300 ngày tập kết”.

Tháng 10 năm 1954, bà nhận lệnh bí mật theo đoàn di cư vào Nam với vỏ bọc dì Sáu di cư, vừa hoạt động vừa buôn bán kiếm sống. Bấy giờ, tại miền Bắc, để hỗ trợ cho hoạt động của bà, cấp trên quyết định thông báo “Lệnh truy nã khẩn cấp” với nội dung: “Đinh Thị Vân đã phản Đảng, bỏ nhiệm vụ chạy trốn vào Nam. Tuyên án tử hình vắng mặt”. “Vụ án chính trị” này đã khiến nhiều anh em, con cháu ruột thịt của bà tại miền Bắc bị vạ lây trong nhiều năm. Trong Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, gia đình bà bị quy là địa chủ, cộng án “phản bội” của bà, bị đấu tố nặng nề đến nỗi chính mẹ bà, người từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng một đồng tiền vàng vì những đóng góp cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, uất ức đến mức phải tự vẫn. Về sau này chính phủ phục hồi lại danh dự cho gia đình bà, nhưng sự biến này lại tạo cho bà một vỏ bọc tốt để hoàn thành nhiệm vụ.

Bí danh: Mai, Lộc, Mỹ

– Đầu năm 1956, …bà với vai trò là lưới trưởng tình báo trên trận tuyến thầm lặng, đầy cam go trong lòng địch. Đinh Thị Vân nhận lệnh hoả tốc ra Hà Nội trực tiếp báo cáo tình hình và nhận chỉ thị đặc biệt của thượng cấp.

– Tháng 3-1956, từ Hà Nội trở lại Sài Gòn, thì đường dây liên lạc với Trung ương đột nhiên bị đứt. Sau hơn 3 tháng mất liên lạc, ngày 15-7-1956 Đinh Thị Vân quyết định đi Phnôm Pênh để liên lạc với Hà Nội bằng hình thức trao đổi thư từ, bưu thiếp công khai.

– Tháng 6 năm 1957, do đường dây Phnôm Pênh – Hà Nội không an toàn, nên cấp trên yêu cầu Đinh Thị Vân hủy đường liên lạc này và tổ chức đường dây Tây Nguyên (Pleiku Kontum) – Hà Nội, …

Trên đường từ Huế trở về Sài Gòn, Đinh Thị Vân bị bắt và biệt giam ở các trại giam: Vân Đồn, Lê Văn Duyệt, Sở Thú… Sau năm năm tù đày qua các nhà lao, nếm đủ mọi cực hình tra tấn dã man … Bà Đinh Thị Vân có câu nói nổi tiếng với bạn tù: “Chúng ta là dân một nước, chỉ thờ một chủ”.

…- Năm 1968, để chuẩn bị cho Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, mà tình báo gọi là kế hoạch “Vụ Mùa”. Lưới tình báo của Đinh Thị Vân đã thăm dò khả năng phản ứng của địch về kế hoạch chuẩn bị của ta, …

– Tháng 2-1969, do yêu cầu công tác và tình hình sức khoẻ của Đinh Thị Vân bị giảm sút …

Ngày 25-8-1970, Thiếu tá Đinh Thị Vân được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân với lời tuyên dương: “Đồng chí Thiếu tá Đinh Thị Vân là một cán bộ mẫu mực trung thành tận tuỵ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng trong những hoàn cảnh rất khó khăn”.

– Ngày 30-4-1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng, sỹ quan tình báo Đinh Thị Vân được cử vào Sài Gòn giúp các cơ quan an ninh xác minh nhân sự để trả lại sinh mạng chính trị cho những đồng chí hoạt động bí mật trong lực lượng của đối phương. Giao nhiệm vụ mới để đồng đội tiếp tục tham gia công tác giải quyết các vấn đề hậu chiến, chống gián điệp lọt lưới cài lại chống phá cách mạng…

– Năm 1975, khi chồng bà Sen qua đời, Bà Đinh Thị Vân đã giúp bà Sen lo toan, chu tất phần mộ cho ông với tấm lòng quý trọng, yêu thương trọn nghĩa vẹn tình, …

– Năm 1977, được thăng quân hàm Trung tá. – Năm 1990, được thăng vượt cấp quân hàm Đại tá.

Bà qua đời ngày 11 tháng 12 năm 1995 tại Hà Nội, thọ 79 tuổi.

…(2) Đinh Thúc Dự … Ông hy sinh năm 1952. – Ông được truy tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp Hạng Hai (Chủ tich Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 22/LCT Đợt I – Năm 1961). Năm 1982, Bộ Thương Binh và Xã hội công nhận ông Đinh Thúc Dự là Liệt sỹ.

(3) Đinh Quang Tỉnh (người con nuôi) trong bài viết này là Họa sỹ Đinh Quang Tỉnh – biệt danh:Ba Tỉnh, là chủ bút trang Web: batinh.com

Liên kết ngoài

  • Báo Quân đội nhân dân năm 1976 in 8 chương, 43 kì trọn bộ Truyện kí “Người đảng viên trên trận tuyến đặc biệt” của nhà báo Khánh Vân viết về Nữ anh hùng tình báo Đinh Thị Vân.
  • “Almanach những nền văn minh Thế giới”, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 1996.

Hồi ký “Tôi đi làm tình báo”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tháng 4 năm 2003.

(Văn bản 3)

Tôi đi làm tình báo , Hồi ký

http://www.vinabook.com/c420/toi-di-lam-tinh-bao-hoi-ky-p4076.html

Tác giả: Đại tá Đinh Thị Vân
Nhà phát hành: Phương Nam

http://www.vinabook.com/c420/toi-di-lam-tinh-bao-hoi-ky-p4076.html

Ngày phát hành: 04/2003

(Văn bản 4)

Cuộc đời huyền thoại của nữ anh hùng tình báo

20-10-2013

http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/cuoc-doi-huyen-thoai-cua-nu-anh-hung-tinh-bao-a5750.html

Sau ánh hào quang

Năm 1969, do sức khỏe giảm sút, Đinh Thị Vân được tổ chức đưa ra Bắc để điều trị và ở lại miền Bắc làm công tác huấn luyện tình báo. Một năm sau, ngày 25/8/1970, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân để biểu dương công lao của bà.

Ít người biết rằng, sau bản thành tích huy hoàng, Đại tá Đinh Thị Vân có một cuộc sống riêng tư không được hạnh phúc. Để chiến đấu vì tương lai của cả đất nước, bà đã tự nguyện hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình.

Trước khi chuyển sang hoạt động tình báo, Đinh Thị Vân đã lập gia đình. Tên Vân chính là tên chồng. Cả hai vợ chồng cùng tham gia công tác cách mạng nhưng ít khi có dịp ở gần nhau.

Khi cấp trên điều bà về ngành tình báo, trong đời sống riêng tư nổi lên vấn đề phải giải quyết việc gia đình như thế nào cho ổn thỏa. Trong hồi ký Tôi đi làm tình báo, Đại tá Vân kể lại: “Một lần về tỉnh họp, nghe các chị trong cơ quan kể lại nhà tôi thường tìm đến hỏi thăm tin tức về tôi, lần nào cũng khóc, tôi thấy lòng không yên. Nếu để anh cứ phải lo nghĩ về mình thì cũng khổ cho anh mà mình thì không yên tâm làm nhiệm vụ được. Muốn lo tròn phận sự với gia đình thì chỉ có cách là thôi công tác. Tôi không thể làm vậy được. Trách nhiệm của một đảng viên không cho phép tôi bỏ công tác về lo việc gia đình. Vậy thì chỉ có cách khuyên anh lấy người khác để về phía anh, anh có người chăm sóc, về phía mình, mình được yên bề”.

Nghĩ là vậy nhưng đâu phải đơn giản như thế. Những cặp vợ chồng bất hòa đến phải chia tay mà khi ly dị cũng còn day dứt hụt hẫng huống chi tình cảm vợ chồng bà Vân rất đằm thắm. Cả hai cùng thương yêu nhau hết mực. Bởi vậy nên quyết định của Đại tá Vân trong thời điểm ấy cũng cực kỳ khó khăn. Bà kể: “Thực tình tôi đã phải trải qua biết bao đêm trằn trọc không tài nào chợp mắt được để tự định đoạt lấy công việc nó hệ trọng đến cả cuộc đời và hạnh phúc của mình. Tôi biết như vậy tôi sẽ không còn được anh chăm sóc như những năm tháng sống với nhau ở Sơn Tây, Hà Nội, anh lo cho tôi từ quả bồ kết gội đầu. Cuộc đời rồi sẽ mất đi tình yêu thương của chồng, vĩnh viễn mất đi. Có đêm nghĩ đến đây tôi cảm thấy lòng trống trải, bâng khuâng ngồi dậy thắp đèn nhìn quanh, ngó quẩn rồi lại nằm xuống trùm chăn kín đầu muốn cho quên đi hết kỷ niệm nhưng không sao quên được”.

Động lực chính để bà quyết định thực hiện suy nghĩ ấy là vì: “Nếu như có phải mất đi cái hạnh phúc riêng nhỏ bé đó vì sự nghiệp lớn lao chung của dân tộc đâu có phải là uổng… Bao nhiêu đồng chí đã hy sinh cả cuộc đời mình trong tù ngục, trong đấu tranh nơi mũi tên hòn đạn cũng vì mục đích như vậy”. Và thế là Đinh Thị Vân kiên quyết chia tay chồng trong sự phản đối quyết liệt của cả gia đình đôi bên và cả của chồng.

Trước khi vào Nam, Đinh Thị Vân được tổ chức cho biết tin người chồng đã bằng lòng kết hôn với một người khác…

Câu chuyện của nữ anh hùng Đinh Thị Vân một lần nữa lại cho chúng ta một minh chứng về đức hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam.

Trần Vũ

Leave a comment