Bài 6. Văn tiến Dũng là quỷ – kể chuyện rất phét!

Bằng chứng: Hai 2 Vợ chồng Văn Tiến Dũng kể với một mô típ giống nhau:

  1. Văn Tiến Dũng kể:

Chuyện ít biết về các bậc lão thành cách mạng – Kỳ 3

  1. Cha mẹ mất sớm, mẹ mất lúc nhỏ – cha mất khi thanh niên:

” Nhà nghèo, không ruộng đất, mẹ mất sớm

” Nhưng đến năm 15 tuổi, cha đột ngột qua đời “

  1. Anh Trai:

” Văn Tiến Dũng đành phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ may.”

  1. Kể những người không xác định:

” Nguyễn Tiến Lãng – Cũng là một chiến sĩ hoạt động tích cực trong thời kỳ 1936 – 1939, chưa bị lộ tung tích “

  1. Cùng làm sư và bị trêu:
  2. Cũng có một Lý Trưởng:

” Không những thế, Văn Tiến Dũng còn “thu phục” được một “thầy” Lý trưởng của làng Vĩnh Lạc tên là Nguyễn Viết Bảng thường gọi là Lý Bảng “

  1. Làm mướn cho một bà cụ bán hàng ở chợ – Không tên!

” Mãi rồi Văn Tiến Dũng cũng tìm được công việc làm mướn cho một bà cụ chuyên bán hàng ở chợ Nứa “

  1. Nguyễn Thị Kỳ kể:

Kỳ 4: “Bắc cô nương” và lá “thư tỏ tình” thời chiến

  1. Cha mẹ mất sớm, mẹ mất lúc nhỏ – cha mất khi thanh niên:

” Nhưng khi Tám mới 7 tuổi thì mẹ qua đời “

” Khi Tám tròn 18 tuổi (1940), cha qua đời sau một trận ốm nặng “

” Bạch Thành Phong, Lê Tất Đắc “

  1. Chị gái: ” Đầu năm 1943, để lại gánh nặng gia đình lên vai người chị gái tên là Thất “
  2. Kể những người không xác định:

” Số là, trong số cán bộ lãnh đạo hồi đó, có người vừa ở tù ra, lần đầu gặp cô gái xóm nghèo Lương Yên, đã say như điếu đổ cứ nhất mực đòi cưới Tám làm vợ. “

” Một cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ đã đưa Tám đến chùa Đề Trụ (Gia Lâm, Hà Nội). Sư thầy chùa này vốn là người yêu nước “

” Cứ đều đặn hàng tháng dăm bảy lần, có người đưa “hàng” tới cho Tám để Tám chuyển trực tiếp tới chỗ đồng chí Trường Chinh rồi lại nhận “hàng” về. “Hàng” gồm báo Cứu Quốc, Cờ giải phóng, tài liệu, tin tức của Đảng.”

“, cuối cùng cán bộ trong đội công tác của Xứ ủy đành phải chuyển Tám sang chùa Ghênh (thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên) nơi sư cụ Quỳnh đang trụ trì. “

  1. Cùng làm sư và bị trêu:

” cố làm ra vẻ xuề xòa lem nhem, nhưng đã có đám con trai cứ lẵng nhẵng đằng sau: “Lại cắc cớ làm sao mới đi tu đây!”,”

  1. Cũng có một Lý Trưởng:

“…Chẳng bao lâu sau, nhan sắc của “ni cô” chùa Đề Trụ đã lọt vào mắt viên lý trưởng trong làng. “

  1. Cũng Một bà cụ bán nước, gần chợ – Không tên!

” Thế là Tám lại phải chuyển cơ sở hoạt động tới làm con nuôi một bà cụ bán quán nước trên đê gần chợ Bỏi (Đông Anh).”

  1. Kể Như bịa:

“…Tám liền cất giấu tài liệu ra sau vườn. Khi bọn tuần phiên tới khám chẳng phát hiện ra gì cả, quát mấy câu rồi bỏ đi. Tuy thế, đề phòng bất trắc, ngay hôm sau, Tám lại phải chuyển địa bàn hoạt động…”

…Rồi gặp nhau và… cưới!

Kỳ 5.

  1. Kể Phét:

” Trung ương ra lệnh phải tuyệt đối giữ bí mật cho Hoài không để tiếp xúc với bất kỳ ai, kể cả vợ. Biết vậy, nhưng nỗi nhớ, thương chồng quá lớn, Tám bèn lần mò được tới cơ sở bí mật đang nuôi dưỡng chồng. “

Bí mật mà thế sao? và còn nhiều chuyện phét khác…!

Phét tiếp phét:

” Tháng 3/1945, lúc Hoài vừa kịp bình phục thì Tám lại nhận một nhiệm vụ khác. Đích thân Tổng Bí thư Trường Chinh giao nhiệm vụ vào Nam, bắt liên lạc với xứ ủy Nam Kỳ và đưa một số tài liệu của Trung ương vào trong đó. Trước Tổng khởi nghĩa, Tám đã hoàn thành trót lọt 3 chuyến vào Nam ra Bắc, trong đó, lần cuối, Tám vinh dự là người cầm “mật lệnh” Tổng khởi nghĩa trao cho các đồng chí trong Sài Gòn…”

Trao cho ai?

“Đồng chí Văn Tiến Dũng…là người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. (Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

Chuyện ít biết về các bậc lão thành cách mạng – Kỳ 3

29/11/2006

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/68176/Chuyen-it-biet-ve-cac-bac-lao-thanh-cach-mang—Ky-3.html

TP – Nhiều người biết đến Đại tướng Văn Tiến Dũng – Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đã góp phần đem lại thắng lợi vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Song, chuyện danh tướng này đã từng có thời kỳ “xuống tóc, đi tu”, có lẽ còn ít người biết.

Mối tình đầu của hai người “nương nhờ cửa Phật”

>> Kỳ 2: Tình láng giềng giữa gia đình các vị tướng
>> Kỳ 1: “Cô tiên xứ Quảng” và món quà trị giá hàng chục biệt thự

Văn Tiến Dũng là người Hà Nội gốc, sinh cùng năm với Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). Quê ông xưa nổi tiếng với cái tên kẻ Noi, nay là xã Cổ Nhuế (Từ Liêm).

Nhà nghèo, không ruộng đất, mẹ mất sớm, cậu bé họ Văn theo cha ra Hà Nội. Cha cậu cũng thuộc dạng “tứ cố vô thân”, xoay xở mãi mới xin được chân “gác dan” (gardier: bảo vệ, gác cổng) ở nhà thương Phủ Doãn (Bệnh viện Việt – Đức, Hà Nội bây giờ – PV).

Qua tuổi thơ ấu, bằng những đồng tiền chắt chiu của cha, Văn Tiến Dũng trở lại quê theo học tại Đông Ngạc, cách nhà 3 cây số. Hằng ngày, cậu phải dậy từ sáng sớm, đem theo một nắm cơm cộng chút muối vừng để ăn trưa vì phải học hai buổi.

Biết phận nhà nghèo nên Văn Tiến Dũng hết sức chịu khó học hành, bất kể mưa nắng, gió bão, bao giờ cậu cũng có mặt sớm nhất tại lớp học.

Nhưng đến năm 15 tuổi, cha đột ngột qua đời, Văn Tiến Dũng đành phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ may. Dẫu không đến lớp, nhưng Văn Tiến Dũng vẫn tranh thủ lúc rảnh rỗi, mua sách về tự học thêm các môn Lịch sử, Pháp văn, Văn học…

Nhằm bớt gánh nặng cho anh chị, 17 tuổi, Văn Tiến Dũng xin anh cho ra Hà Nội làm công cho các xưởng dệt Thanh Văn (Hàng Đào), sau chuyển sang xưởng Đức Xương Long, Cự Chung (Hàng Bông). Hàng ngày cậu phải làm việc 10 giờ bất kể Chủ nhật, có hôm bị chủ ốp làm tới 12 giờ.

Cũng chính trong những ngày tháng gian lao, cực nhọc này, Văn Tiến Dũng được giác ngộ và bước chân vào cuộc đời cách mạng, nhanh chóng trở thành một chiến sĩ xuất sắc.

Tháng 7/1939, Văn Tiến Dũng bị Pháp bắt, nhưng do không có bằng chứng nên chúng buộc phải thả ra sau 3 ngày giam giữ. Hai tháng sau, Văn Tiến Dũng lại bị bọn thực dân bắt giam, bị kết án 2 năm tù về tội tàng trữ tài liệu, sách báo, tuyên truyền các khẩu hiệu của Đệ tam Quốc tế và gây rối trị an.

Tháng 11/1939, Văn Tiến Dũng cùng một số chiến sĩ cách mạng bị Pháp đày đi nhà tù Sơn La. Vượt qua mọi gian nguy, hà khắc của nhà tù thực dân, hai năm sau, trên đường bị địch áp giải từ Sơn La về Hà Nội để đưa vào trại tập trung, Văn Tiến Dũng đã nhanh trí trốn thoát.

Ngay sau khi thoát khỏi tay giặc, Văn Tiến Dũng tìm mọi cách bắt liên lạc với Trung ương mà đại diện là “Anh to đầu” – người thợ in Nguyễn Văn Đáng, tức Trần Đăng Ninh, một trong những cán bộ kiệt xuất của Đảng. Chẳng ngờ, chỉ ít lâu sau, “Anh to đầu” bị bắt và Văn Tiến Dũng bị mất liên lạc hoàn toàn với tổ chức.

Đời cách mạng, đau khổ nhất là bị cắt đứt liên lạc với đồng chí, đồng đội. Trong cái giá lạnh của từng đợt giá rét cuối đông 1941, nỗi nhớ nhà, nhớ anh chị, làng xóm chợt trỗi dậy trong lòng người chiến sĩ trẻ sau hơn 2 năm xa cách, song Văn Tiến Dũng phải dằn lòng, nén nhịn nỗi nhớ mong bởi anh vừa trốn thoát, đang bị địch truy lùng, sơ hở một chút là bị bắt, ảnh hưởng tới người thân…

Không thụ động ngồi chờ, Văn Tiến Dũng quyết định rủ Nguyễn Tiến Lãng – Cũng là một chiến sĩ hoạt động tích cực trong thời kỳ 1936 – 1939, chưa bị lộ tung tích – về Hà Đông để vừa gây dựng phong trào và chờ dịp nối liên lạc với Trung ương.

Vì Lãng rất giỏi nghề thợ mộc nên hai người sắm vai hai anh thợ mộc đi về các làng xóm sửa chữa vặt các đồ gỗ, đồng thời khéo léo tuyên truyền cách mạng. Hai người lang thang hết làng này xóm khác. Nhiều lúc đói quá chẳng lần ra được gì cho vào miệng, Lãng lại ngâm nga: “Tứ hải mong mang vô hữu dung thân chi địa” (Bốn bể bao la mà sao ta không có đất dung thân)…

Mãi rồi Văn Tiến Dũng cũng tìm được công việc làm mướn cho một bà cụ chuyên bán hàng ở chợ Nứa (mỗi tháng 6 phiên, làng Đoan Nữ, Mỹ Đức, Hà Tây). Trẻ tuổi, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát lại rất trung thực nên Văn Tiến Dũng được bà chủ rất tin yêu.

Lúc rảnh rỗi, Văn Tiến Dũng rủ con trai bà chủ la cà vào trong xóm kết bạn với đám trai làng cho đến khi thân thì lựa lời giác ngộ họ. Chẳng bao lâu sau, chi bộ Đảng vùng này được thành lập và lan sang cả làng bên (Vĩnh Lạc).

Không những thế, Văn Tiến Dũng còn “thu phục” được một “thầy” Lý trưởng của làng Vĩnh Lạc tên là Nguyễn Viết Bảng thường gọi là Lý Bảng.

…Cuối cùng, cả gia đình Lý Bảng đã trở thành một cơ sở vững cho cách mạng và cũng chính Lý Bảng làm nòng cốt cho sự ra đời của Ủy ban Việt Minh ở làng Vĩnh Lạc.

…Lý Bảng sốt sắng bắt tay vào việc “đạo diễn” cho Văn Tiến Dũng trở thành “nhà sư”. Mấy hôm sau, Lý Bảng hớn hở tới đưa Văn Tiến Dũng ra ngoài đồng, quan sát ngôi chùa có tên là Bột Xuyên (Mỹ Đức, Hà Tây).

…Trong hồi ức của mình, Đại tướng Văn Tiến Dũng nhớ lại: Mọi việc chuẩn bị xong xuôi, ngày “nương cửa Phật” đã đến. Từ nhà anh Bảng đi ra, qua một cánh đồng, tôi chui vào một lùm cây rậm rạp, trút nhanh bộ quần áo thường, mặc bộ nâu sồng nhà chùa, bịt khăn che tóc. …

Kỳ 4: “Bắc cô nương” và “lá thư tỏ tình” thời chiến

Ghi chép của Mạnh Việt

Chuyện ít biết về các bậc lão thành cách mạng

Kỳ 4: “Bắc cô nương” và lá “thư tỏ tình” thời chiến

30/11/2006

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/68275/Chuyen-it-biet-ve-cac-bac-lao-thanh-cach-mang.html

TP –

…Tên cha mẹ đặt cho bà là Cái Thị Tám, sinh ra và lớn lên ở làng Đồng Nhân (Hà Nội) nghèo khó, trong một gia đình 8 chị em. Cha làm chân quét dọn công sở, vừa chạy vặt trong phòng giấy của sở Lục Bộ nên đồng lương cũng chẳng đáng là bao, may nhờ có mẹ tần tảo, tằn tiện ăn một dành mười, lại thêm gian hàng bán quà bánh nên cũng mua được một ngôi nhà gạch ở đầu phố Lò Lợn (nay là Lê Quý Đôn).

Nhưng khi Tám mới 7 tuổi thì mẹ qua đời. …Từ cuối những năm 30 (thế kỷ trước), có một người thường hay qua lại, nhiều hôm ăn nghỉ lại nhà Tám.

Người ấy dong dỏng cao, gày gò, có vầng trán rộng nhà Tám, thường đóng vai người bán thuốc nam. Sau này Tám được biết, người đó chính là lãnh tụ Hoàng Văn Thụ. Khi Tám tròn 18 tuổi (1940), cha qua đời sau một trận ốm nặng. Gia cảnh sa sút, mấy chị em phải bán ngôi nhà gạch trên phố chuyển về xóm nghèo Lương Yên sinh sống…

Đầu năm 1943, để lại gánh nặng gia đình lên vai người chị gái tên là Thất, Tám thoát ly tham gia cách mạng dưới cái tên mới là Nguyễn Thị Kỳ. Trước đó, Tám đã nhiều lần hoàn thành xuất sắc những công việc mà các anh Hoàng Văn Thụ, Bạch Thành Phong, Lê Tất Đắc… giao cho.

…Hoạt động chưa được bao lâu thì một sự cố xảy ra khiến cho Tám phải bước chân vào cửa Phật. Số là, trong số cán bộ lãnh đạo hồi đó, có người vừa ở tù ra, lần đầu gặp cô gái xóm nghèo Lương Yên, đã say như điếu đổ cứ nhất mực đòi cưới Tám làm vợ. Mặc cho Tám bằng mọi cách từ chối khéo, song vị cán bộ nọ vẫn một mực “trồng cây si”. Cuối cùng, sau 6 tháng trời, tổ chức đành phải để Tám chuyển công tác.

Một cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ đã đưa Tám đến chùa Đề Trụ (Gia Lâm, Hà Nội). Sư thầy chùa này vốn là người yêu nước. Đây là một chùa nghèo, phong cảnh tiêu điều. Sư thầy vui vẻ đón tiếp “ni cô” rồi hỏi ngay:

“Làm tín nữ ở đây khổ hạnh lắm. Liệu người tỉnh thành có chịu được không?”.

…Sáng hôm sau, “ni cô” Tám vừa mới ra đường, dù quần áo nâu sồng, lại cố làm ra vẻ xuề xòa lem nhem, nhưng đã có đám con trai cứ lẵng nhẵng đằng sau: “Lại cắc cớ làm sao mới đi tu đây!”, “Tội gì mà ở chùa, nhà mình đang neo người đây!”…

Tám lại phải căng đầu vắt óc tìm cách thoát khỏi “vòng vây”. Công việc “tu hành” của Tám cũng dần ổn định. Cứ đều đặn hàng tháng dăm bảy lần, có người đưa “hàng” tới cho Tám để Tám chuyển trực tiếp tới chỗ đồng chí Trường Chinh rồi lại nhận “hàng” về. “Hàng” gồm báo Cứu Quốc, Cờ giải phóng, tài liệu, tin tức của Đảng.

…Chẳng bao lâu sau, nhan sắc của “ni cô” chùa Đề Trụ đã lọt vào mắt viên lý trưởng trong làng. Mặc dù sư thầy viện ra nhiều lý do chống đỡ cho Tám, song tay lý trưởng đó vẫn kiếm cớ ra vào chùa, nằng nặc đòi cưới cô Bắc làm vợ lẽ. Nếu cứ dùng dằng, tất sẽ có ngày bại lộ, cuối cùng cán bộ trong đội công tác của Xứ ủy đành phải chuyển Tám sang chùa Ghênh (thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên) nơi sư cụ Quỳnh đang trụ trì.

Sư Quỳnh cũng là người rất có cảm tình với cách mạng, đã trụ trì chùa này lâu năm và có uy tín đối với làng xóm, chính quyền bản địa…

Sư cụ rất tốt, mặc dù mắt gần như đã lòa, nhưng hàng ngày vẫn dạy các kinh nhà Phật cho Bình. Được độ vài tháng thì lại xảy ra chuyện. Chả là, sư cụ Quỳnh có một người thân đang tu tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Đó là một người con trai còn rất trẻ.

Một bữa, về thăm mẹ, nhà sư trẻ ghé qua chùa, thấy “ni cô” Bình xinh đẹp quá, anh ta liền ở tịt lại chùa, suốt ngày xoắn xuýt quanh Bình đòi… “hoàn tục”. Sư cụ thì mù lòa, chùa lại nằm giữa đồng không mông quạnh. Thế là Tám lại phải chuyển cơ sở hoạt động tới làm con nuôi một bà cụ bán quán nước trên đê gần chợ Bỏi (Đông Anh).

…Tám liền cất giấu tài liệu ra sau vườn. Khi bọn tuần phiên tới khám chẳng phát hiện ra gì cả, quát mấy câu rồi bỏ đi. Tuy thế, đề phòng bất trắc, ngay hôm sau, Tám lại phải chuyển địa bàn hoạt động…

Dẫu thường xuyên phải hoạt động một mình và liên tục đổi địa bàn, song, Tám luôn vững tâm không chỉ vì niềm tin vào cách mạng, mà bên cạnh đó, còn hình bóng một người luôn bên cạnh che chở, động viên, an ủi. Đó là Hoài – Cấp trên trực tiếp của Tám.

Lần đầu tiên hai người gặp nhau dưới gốc cây đa trên đường chợ Bỏi đi xuống. Lần gặp đó, đích thân Tổng Bí thư Trường Chinh đã giao nhiệm vụ cho Tám làm giao thông liên lạc giữa anh Hoài (tức đồng chí Văn Tiến Dũng-lúc đó làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ) với đồng chí Trường Chinh.

Qua những lần gặp gỡ vì công việc, tình cảm giữa hai người ngày càng thắm thiết. Song “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, suốt cả một thời gian dài, cả hai đều chưa ai một lần ngỏ lời. Mãi đến một hôm, Tám nhận được một mảnh giấy, vỏn vẹn có một câu “Bắc cô nương! Ngày mai hẹn gặp tại phiên chợ Táo” phía dưới đề chữ “Hoài”.

Tám cứ suy tư trăn trở mãi không hiểu vì sao anh ấy lại gọi mình là “Bắc cô nương”? Rõ ràng có điều gì đó khác thường! Suy nghĩ “miên man”, Tám nhai nát mảnh giấy và nuốt đi lúc nào không hay.

…Ít lâu sau, một bữa, đồng chí Hoàng Quốc Việt cho gọi Tám tới và báo tin mừng là “tổ chức” đã đồng tâm “tác thành” cho đám cưới của anh Hoàng Quốc Việt với chị Vĩnh cùng với lễ thành hôn của Hoài và Tám.

Liền sau đó, lễ cưới của hai đôi được tổ chức hết sức giản dị nhưng vui vẻ, đầm ấm. Chi bộ tặng một con vịt, mấy người còn xúc được mớ tép, cá đòng đong để nấu canh chua dọc mùng, cộng thêm mấy cân bánh đa, vậy mà “cỗ” diễn ra rôm rả lắm…

Kỳ 5: Trả biệt thự rộng 3.000m2 không hề suy tính

Ghi chép của Mạnh Việt

Chuyện ít biết về các bậc lão thành cách mạng – Kỳ 5

Kỳ 5: Trả biệt thự rộng 3.000 m2 không hề suy tính

 01/12/2006

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/68415/Chuyen-it-biet-ve-cac-bac-lao-thanh-cach-mang—Ky-5.html

TP – Năm 1995, nghe tin Nhà nước cần cho một dự án lớn, vợ chồng Đại tướng Văn Tiến Dũng chả suy tính gì, xin trao lại ngay cho Nhà nước ngôi biệt thự số 26 Hoàng Diệu rộng trên 3.000m2, có khuôn viên, cây xanh, cổ thụ, vườn hoa, sân bóng.

>> Kỳ 4: “Bắc cô nương” và lá “thư tỏ tình” thời chiến
>> Kỳ 3: Mối tình đầu của hai người “nương nhờ cửa Phật”
>> Kỳ 2: Tình láng giềng giữa gia đình các vị tướng
>> Kỳ 1: “Cô tiên xứ Quảng” và món quà trị giá hàng chục biệt thự

Tuy đã chính thức thành vợ, thành chồng, nhưng Hoài và Tám đâu có được hưởng “tuần trăng mật”. Họ phải chia tay nhau mỗi người mỗi phương vì ai đều có nhiệm vụ người ấy.

Mấy tháng sau, Tám vừa tham gia học xong một lớp chính trị tập trung còn Hoài cũng vừa kết thúc khóa học quân sự ở chiến khu ATK. Thông qua đường dây liên lạc, hai vợ chồng trẻ hẹn gặp nhau tại bến đò-nơi mới hôm nào họ ngồi chờ đò, cùng che chung một chiếc áo tơi… Đó là ngày không bao giờ phai trong tâm trí người vợ trẻ.

Hôm ấy là một ngày đầu thu 1944. Điều trùng hợp là đêm trước mưa rất to mãi sáng mới tạnh, đường trơn như đổ mỡ. Sắp tới bến đò Tiếu, lòng đang lâng lâng niềm vui sắp được gặp chồng thì bỗng Tám thấy tiếng người chạy xình xịch, gọi nhau í ới. Lát sau lại thấy có tiếng súng nổ. Linh tính mách bảo điều chẳng lành.

Tám nhớ mấy tháng trước, anh Hoài được trang bị một khẩu súng lục kiểu cối xay, anh Trường Chinh lại cho thêm gần hai chục viên đạn. Tiếng súng ấy ắt là của anh Hoài báo động cho Tám biết mà đề phòng. Tám bèn cải trang, trà trộn vào đám bà con đang nghìn nghịt sân đình làng Sen Hồ để xem mặt người cộng sản trẻ kiên cường. Tám không dám để chồng nhìn thấy mặt. Anh bị bọn địch trói chặt giữa sân đình.

Tám đau đớn quá tưởng ngất đi ngay, cổ tắc lại, tim như ngừng đập. Tay đã thủ sẵn con dao trong thắt lưng, có lúc Tám định xông ra liều mạng với bọn giặc, nhưng nhớ lời anh Trường Chinh dạy, trong bất kỳ tình huống nào, người cộng sản cũng phải hết sức bình tĩnh sáng suốt…

Nghĩ đến đó, Tám đành cắn răng nhìn bọn giặc áp giải chồng lên phủ. Trời đã xế chiều. Tám một mình đau đớn trở lại bến đò Tiếu, vừa đi vừa thầm khóc một mình…

Hôm sau, Tám đổ bệnh, sốt li bì. Đêm nằm một mình, vừa sốt, vừa đói, nghe tiếng ếch kêu bên bờ ao, nỗi nhớ chồng lại trào lên, nhất là khi nghe tin chồng bị giặc tra tấn rất dã man, Tám lại nằm khóc một mình cho tới sáng.

3 giờ sáng ngày 27/12/1944, Hoài đã dũng cảm vượt ngục. Chỉ ít ngày sau, Tòa án thực dân ở Bắc Ninh đã kết án tử hình vắng mặt người cộng sản này. Tin Hoài đã trốn thoát khỏi nhà tù Bắc Ninh đã làm cho Tám như người chết sống lại. Lúc này địch lùng sục rất gắt gao, Trung ương ra lệnh phải tuyệt đối giữ bí mật cho Hoài không để tiếp xúc với bất kỳ ai, kể cả vợ. Biết vậy, nhưng nỗi nhớ, thương chồng quá lớn, Tám bèn lần mò được tới cơ sở bí mật đang nuôi dưỡng chồng.

…Xong xuôi, vừa dìu chồng lên giường trò chuyện được mấy câu thì nghe tin anh Nguyễn Lương Bằng tới, Tám sợ quá liền chui tọt vào gầm giường nằm im thin thít.

Sau khi đưa thuốc men và hỏi han sức khỏe Hoài, anh Nguyễn Lương Bằng liền gõ gõ vào đầu giường bảo: “Thôi, cô Bắc ra đi, không ai kỷ luật cô vì “tội” thương chồng đâu, nhưng phải hết sức đề cao cảnh giác, bởi bọn giặc đang điên cuồng lùng bắt anh Hoài khắp nơi đấy, chúng treo giải thưởng cao lắm…”.

Tháng 3/1945, lúc Hoài vừa kịp bình phục thì Tám lại nhận một nhiệm vụ khác. Đích thân Tổng Bí thư Trường Chinh giao nhiệm vụ vào Nam, bắt liên lạc với xứ ủy Nam Kỳ và đưa một số tài liệu của Trung ương vào trong đó. Trước Tổng khởi nghĩa, Tám đã hoàn thành trót lọt 3 chuyến vào Nam ra Bắc, trong đó, lần cuối, Tám vinh dự là người cầm “mật lệnh” Tổng khởi nghĩa trao cho các đồng chí trong Sài Gòn…

*  *  *

…Sau đấy, được Nhà nước cấp cho 250m2 nơi bác cháu ta ngồi đây, hồi đó vốn là một cái ao. Lúc đầu cấp trên cho 200 triệu đồng để xây, sau thấy hoàn cảnh khó khăn, lại trợ cấp thêm cho 100 triệu đồng nữa. …

Dạo Hà Nội “sốt đất”, có rất nhiều người tới “gạ” mua, có người trả tới 22 cây vàng/m2, …

Cụ cười bảo: “Kỷ niệm và cũng là những món quà của mỗi lần về thăm là những đứa con, duy nhất vậy thôi”. Sáu lần “về thăm” ấy là sáu lần sinh nở. Người con gái đầu lòng sinh ra đúng lúc gian nan nhất, thiếu thốn đủ thứ, nên đã lìa đời từ lúc còn thơ, và đó cũng là lần sinh duy nhất được hộ sinh giúp đỡ đẻ; còn lại 5 người con sau (2 trai, 3 gái) đều một mình tự sinh, tự đỡ, tự cắt rốn, chăm sóc cho con và tự chăm sóc mình.

…Năm 2002, Đại tướng Văn Tiến Dũng từ trần; liên tiếp sau đó, hai người con trai cũng lần lượt theo cha ra đi vào cõi vĩnh hằng. …

Kỳ 6: Vị Đại tướng không có nhà riêng

Ghi chép của Mạnh Việt

Đại tướng Văn Tiến Dũng và hơn 3.000 ngày tìm nguồn cội

>> Kỳ trước

13/05/2008

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/122321/Dai-tuong-Van-Tien-Dung-va-hon-3000-ngay-tim-nguon-coi.html

TP –

…Đến đây thì tôi vô cùng băn khoăn (chắc hẳn bạn đọc cũng vậy) tự hỏi, không hiểu vì sao một nhân vật như Văn Dĩ Thành – có họ tên, gốc tích, năm sinh và ngày tháng năm mất, với những chiến tích và tư tưởng tân tiến như vậy, mà cho đến nay vẫn chưa hề một công trình hay chí ít là một bài nghiên cứu chính thống được đăng tải trên sách hoặc tạp chí, báo chí.

…Từ trước tới nay, chỉ duy nhất có Tạp chí Cửa Biển của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng đã dành cho cụ Văn Dĩ Thành hơn hai chục dòng. Cũng đã đôi lần chúng tôi đặt vấn đề với một số người, nhưng vẫn chưa thấy hồi âm gì!?

Mạnh Việt

Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng lâu năm nhất

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=printpage;topic=1667.0

(http://img835.imageshack.us/img835/2343/daituongvantiendungaiz3.jpg)

“”Đồng chí Văn Tiến Dũng là một trong những tướng lĩnh tài năng xuất sắc của quân đội ta, là người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. (Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

Tháng 11/1937, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.

NX: Tiểu sử Hoạt động vẽ qua Trần Đăng Ninh (Đã chết – 1955), Phải chăng H sử dụng Trần Đăng Ninh để hợp lý hóa lý lịch cho một số thanh niên như Văn tiến Dũng rồi khử Ninh để xóa dấu vết! Những người kiểu Văn Tiến Dũng ai cũng tưởng Vô Tình mà mình thoát nên yên tâm mà Trung Thành với H?

Tham khảo:

HỒ CHÍ MINH – Nhận Định Tổng Hợp

* Chương 14 *
HOÀNG QUỐC KỲ và Ma đầu Hồ Chí Minh

http://xoathantuong2.tripod.com/minhvo/mv_14.htm

…Với nhiều chi tiết cụ thể, tác giả dành hẳn 22 trang kể lại Hồ Chí Minh rất khắt khe với đảng viên cấp thấp về chuyện trai gái, nhưng trực tiếp bao che cho cán bộ cao cấp cạnh bên tha hồ vợ bé, nàng hầu. Ông kể đích danh Lê Duẩn với cô Thùy Nga, Lê Đức Thọ với Nguyễn Thị Chiếu, Hà Huy Giáp với Hồ Thị Chí, Nguyễn Văn Trân, bí thư thành ủy Hà Nội với Nguyễn Thị Mai, bộ trưởng Nguyễn Việt Hùng với một nữ nhân viên thuộc quyền thua tới 30 tuổi rồi âm mưu giết vợ. Đặc biệt trường hợp Văn Tiến Dũng, tác giả nói rõ Hồ Chí Minh đích thân chỉ thị cho Chu Văn Tấn thu xếp để Dũng được lấy vợ lẽ và người vợ chính thức bị thua kiện ra sao. Cuối cùng tác giả viết: “Lịch sử cổ kim đã có ai thấy một đảng trưởng kiêm chủ tịch nước cùng với 2 thằng thượng tướng xúm vào hà hiếp một người đàn bà nhà quê mù chữ hay chưa?” Đảng trưởng ở đây là Hồ Chí Minh và người đàn bà mù chữ là vợ chính thức của Văn Tiến Dũng…

NX: Chuyện lấy vợ lẽ, dĩ nhiên là không công khai và vì thế không thể có báo chính thống nêu!

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s