(Võ Chí Công là giả! Bọn quỷ đã giết cả gia đình Võ Toàn – chỉ còn người con út, rồi gán vào)
A. Bằng chứng và nghiên cứu.
- Các đồng chí của Võ Chí Công thật bị diệt.
“Cuối năm 1939, …tổ chức đảng ở Quảng Nam bị bể vỡ nặng nề. Toàn bộ Ban Tỉnh ủy bị bắt” (Văn bản 1)
Nhận xét: Đây là cơ hội để quỷ làm giả! Pháp bắt hay quỷ thủ tiêu?
2 -3. “Cha – Mẹ” chết cũng không được gặp “con”.
” cụ Võ Nghiệm ” là: ” một trong số đảng viên đầu tiên…”!
“Ông Võ Quốc Tấn, con trai cố chủ tịch Võ Chí Công tưởng nhớ: “…cha tôi đã không có một ngày đoàn tụ với gia đình. Ngày ông nội tôi hy sinh, cha tôi đang ở chiến trường chống Pháp. Ngày bà nội tôi mất, cha tôi đang ở trên chiến trường chống Mỹ…”.” (Văn bản 10 – ảnh 1)
- “Vợ” chết trẻ – và cũng không gặp.
“Bác Võ Chí Công là thân phụ của 2 lính Trỗi – Võ Quốc Tấn, Võ Quốc Công ”
“1965-70, anh em ta học ở truờng Trỗi thì bác trai đang lăn lộn nơi chiến truờng. Ở ngoài Bắc, má anh cùng mẹ tôi đã có những chuyến theo xe của Văn phòng TW lên Đại Từ thăm con.”
“Má tôi mất năm 1969, khi cha đang ở chiến trường” (Văn bản 8 – ảnh 2)
- Anh trai cả: “…Anh ruột của đồng chí Võ Chí Công là Võ Oanh, tham gia cách mạng và trở thành đảng viên cộng sản rất sớm ở Đảng bộ Quảng Nam, bị Pháp giết chết năm 1941.” (Văn bản 3 – ảnh 3)
Nhận xét: Anh ruột chết năm 1941! Chết bệnh hay Pháp xử? Bản án nào? Cùng với ai?…
Bố, mẹ có còn sống tới hòa bình không? Còn khi đang hoạt động chẳng gặp thì ông nói là ông phải đi “hoạt động bí mật” nên… Không được găp!
và rồi người thân thì chỉ: “ thời tiền khởi nghĩa “! Sau khởi nghĩa họ không được dùng à? Hay họ đã bị giết hết rồi? Vậy là ông có gặp họ bao giờ đâu!
Ha ha: Võ Chí Công kể chuyện nhầm rồi: “ Huỳnh Thúc Kháng ” được Đảng CS đông Dương gọi là “tụi Huỳnh Thúc Kháng “!
- Anh chị em chết tan hoang.
“Ông Võ Văn Thái – em trai út của đồng chí Võ Chí Công, rưng rưng: …Người anh thứ sáu của tôi hy sinh ở Tiên Phước năm 1973. Các chị tôi đã mất.” (Văn bản 8 – ảnh 4)
- Gặp em:
“Chiến tranh, anh đi làm cách mạng liên miên, chúng tôi ít có dịp gặp nhau. Chỉ gặp anh khi anh từ chiến khu ra.”
- Gặp con: “Ngày 30.4.1975, tôi vào Hội An, lúc đó, cha đang đóng quân ở đó. Sau mấy chục năm xa cách, lúc đó hai cha con mới gặp nhau. ”
- Tuổi con:
“Võ Quốc Tấn Sinh năm: 1950 Kỹ sư Lữ T596 Sài Gòn ”
Nhận xét:
Như vậy Con gái Võ Thị Mai sinh khoảng 1948, con út Võ Quốc Công sinh khoảng 1952.
Mà “Đầu năm 1954, ông dẫn một đoàn cán bộ lãnh đạo Liên khu 5 ra Bắc học tập kinh nghiệm về cải cách ruộng đất”
“Ngày 23 tháng 1 năm 1961, Trung ương Cục miền Nam đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thành lập. Với bí danh Võ Chí Công, hoặc Năm Công, ông được phân công làm Phó bí thư Trung ương Cục. Sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, năm 1962, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương, đại diện của đảng tại Mặt trận. ”
Như vậy là 1954 Võ Toàn đã bị giết, Vào khoảng 1960, 1961 chuẩn bị thành lập: “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ” Thì Võ Chí Công xuất hiện!
Đến 1969 giết nốt vợ Võ Toàn. Mẹ Võ Toàn rồi anh em còn để lại người em út Võ Văn Thái!
Thế mới thật là:
Chí Công là quỷ rõ ràng
“Mẹ Cha” giết hết chẳng từ một ai
Võ Toàn kia thật đáng thương
54 ra Bắc để mà thiệt thân
Trong quê chúng giết Cha, Anh.
Vợ con chúng bảo: Ra vùng tự do (2)
Mấy con còn nhỏ biết gì
Tưởng Cha còn sống ở nơi chiến trường.
69 giết tiếp vợ ông
Mẹ ông dịp đó về chầu Diêm Vương.
73 giết nốt người em
75 gặp mặt “Cha” gà – “Con” ngan!
Kết tội Võ Chí Công như vậy có oan không? Nếu ai có nghi ngờ hãy xem lại Phần HCM!
B. Tài liệu nghiên cứu!
(Văn bản 1)
Đồng chí Võ Toàn (Võ Chí Công) với Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Quảng Nam
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=5416&print=true
17:46′ 7/8/2012
Cuối năm 1939, trước sự khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp, tổ chức đảng ở Quảng Nam bị bể vỡ nặng nề. Toàn bộ Ban Tỉnh ủy bị bắt, Đảng bộ còn lại một số huyện ủy viên và 2 chi bộ ở Tam Kỳ, một số ít đảng viên ở Duy Xuyên. Bấy giờ, đồng chí Võ Toàn (tên của đồng chí Võ Chí Công trong thời kỳ hoạt động Cách mạng tháng Tám) đang là Phủ ủy viên Phủ ủy Tam Kỳ. Dựa vào thông tin từ “Ban Bí mật” gồm các đồng chí chủ chốt trong Ban Tỉnh ủy đang bị giam trong nhà lao Hội An gửi ra, đồng chí tích cực tìm bắt liên lạc với các cơ sở cán bộ còn lại và quần chúng cách mạng ở các phủ, huyện để gây dựng tổ chức và phong trào. Cùng với hoạt động của đồng chí Nguyễn Sắc Kim, đến tháng 1-1940 Phủ ủy Tam Kỳ được lập lại, đồng chí Võ Toàn làm Bí thư. Vì là Phủ ủy đầu tiên được lập lại của Đảng bộ Quảng Nam nên Phủ ủy Tam Kỳ làm luôn nhiệm vụ xây dựng tổ chức đảng và phong trào quần chúng cho các phủ, huyện khác trong tỉnh. Đồng chí Võ Toàn trực tiếp phụ trách các phủ, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An, Thăng Bình và nhà lao Hội An. … Cuối năm 1940, hệ thống tổ chức của Đảng đã khôi phục lại ở các phủ huyện đồng bằng, Ban Tỉnh ủy Quảng Nam chính thức được thành lập, do đồng chí Hồ Tỵ (phái viên tăng cường của Xứ ủy) làm Bí thư, nhưng sau đó, đồng chí Hồ Tỵ có nhiệm vụ khác, đồng chí Võ Toàn được giao phụ trách công việc chung của Tỉnh ủy Quảng Nam.
Phong trào vừa mới được nhen nhóm thì tháng 11-1940, hai xứ ủy viên Hồ Tỵ và Nguyễn Đức Dương đều bị bắt, Đảng bộ Quảng Nam lại mất liên lạc với Xứ ủy Trung Kỳ và bị bể vỡ. Cả Tỉnh ủy chỉ còn hai đồng chí Võ Toàn và Nguyễn Sắc Kim. …
Từ tháng 3 đến tháng 10-1942, thực dân Pháp mở đợt khủng bố mới, tổ chức đảng ở Quảng Nam lại bị bể vỡ trên diện rộng. 942 đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt. Tỉnh ủy Quảng Nam lại chỉ còn 2 tỉnh ủy viên là Võ Toàn và Nguyễn Sắc Kim. Toàn ban Xứ ủy Trung kỳ cũng bị vỡ và đây là lần bể vỡ dài nhất, phải mãi đến sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công mới lập lại được. Đồng chí Võ Toàn phải cùng đồng chí Nguyễn Sắc Kim tạm chuyển vào các tỉnh phía trong, vừa tránh sự truy nã của địch, vừa xây dựng cơ sở ở Phan Thiết và Đà Lạt. 3 tháng sau, hai đồng chí quay về Quảng Nam, lập Ủy ban vận động Việt Minh tỉnh và triệu tập hội nghị Tỉnh ủy. Cuộc họp này đi đến quyết định thành lập liên tỉnh – thành ủy Quảng Nam – Hội An – Đà Nẵng, do đồng chí Võ Toàn làm Bí thư, không chỉ có nhiệm vụ xây dựng phong trào tại chỗ, sẵn sàng đón thời cơ khởi nghĩa, mà còn đẩy mạnh hoạt động ra khắp các tỉnh miền Trung. Khi phong trào cách mạng trong tỉnh phục hồi, Tỉnh ủy mới được tái lập, thay cho liên tỉnh – thành ủy, cũng do đồng chí Võ Toàn làm Bí thư.
Tháng 4-1943, thực dân Pháp lại mở đợt khủng bố kéo dài cho đến cuối năm. Tỉnh ủy cũng chỉ còn 2 đồng chí Võ Toàn và Nguyễn Sắc Kim, phải chuyển lên hoạt động tại huyện Tiên Phước, rồi đến tháng 11 cũng bị địch bắt và đày lên Buôn Ma Thuột.
Sau sự kiện Nhật đảo chính lật Pháp (3-1945) đồng chí Võ Toàn thoát khỏi nhà đày về lại tỉnh nhà. Bấy giờ phong trào cách mạng ở Quảng Nam đã được phục hồi, đồng chí được mời tham gia vào Ủy ban cứu quốc của Tỉnh và tuy không ở trong Ban Tỉnh ủy lâm thời nhưng đồng chí vẫn được mời họp góp ý kiến vào công tác chỉ đạo chung của Tỉnh ủy. Trong thời gian này đồng chí được Thường vụ Tỉnh ủy giao phụ trách các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, đồng thời dù chưa khôi phục đảng tịch nhưng vẫn tham gia kiện toàn và trực tiếp lãnh đạo các huyện ủy. Những huyện do đồng chí phụ trách, phong trào phát triển sôi nổi, cơ sở Việt Minh, đoàn thể cứu quốc, tự vệ bí mật phục hồi và phát triển nhanh. Đồng chí còn đóng góp ý kiến với Tỉnh ủy về đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền công khai, xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, cô lập huynh hướng sai lầm của một số đảng viên vốn có uy tín nhưng do bị tù lâu ngày, không nắm được tình hình nên chủ trương cải tổ chính phủ Trần Trọng Kim, dùng chính phủ này ban hành hiến pháp quân chủ lập hiến và lập tổ chức Đoàn Thanh niên Tân lập hiến làm hậu thuẫn đấu tranh đòi thi hành hiến pháp, hy vọng như thế sẽ giành được độc lập.
…đêm 17-8-1945, đồng chí Võ Toàn lấy danh nghĩa Thường trực Ủy ban bạo động tỉnh triệu tập khẩn cấp cuộc họp Ủy ban bạo động Hội An. …
PGS, TS. Ngô Văn MinhHọc viện Chính trị – Hành chính khu vực III.
(Văn bản 2)
Tên: ” tên khai sinh là Võ Toàn”!
Bài 1: Đồng chí Võ Chí Công, người dành trọn đời cho cách mạng
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/56/58/58/200488/Default.aspx
QĐND – Thứ Sáu, 03/08/2012, 18:47 (GMT+7)
QĐND Online – Đồng chí Võ Chí Công, tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7-8-1912, tại thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ (nay là huyện Núi Thành) tỉnh Quảng Nam.
Trọn đời hoạt động cách mạng
… Người thanh niên yêu nước Võ Chí Công đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên yêu nước ở cơ sở những năm 1930-1931. Tháng 5-1935, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) và bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng.
Năm 1940, đồng chí Võ Chí Công được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng; năm 1941 được cử vào xứ ủy Trung Kỳ, phụ trách các tỉnh từ Quảng Nam-Đà Nẵng tới Phú Yên. Đến năm 1942 đồng chí được phân công vào gây dựng cơ sở tại các tỉnh vùng Nam Trung Bộ, sau đó bị địch bắt và kết án tù chung thân nhưng được giảm án xuống còn 25 năm tù ở nhà lao Hội An rồi bị đày đi nhà tù Buôn Ma Thuột. Tháng 3-1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp đồng chí được ra tù và trở về Quảng Nam tiếp tục hoạt động cách mạng.
Sau thành công của Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đến đầu năm 1954 đồng chí ra miền Bắc và được phân công là đoàn ủy viên cải cách ruộng đất ở khu Việt Bắc. Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết, đồng chí được phân công trở lại khu V làm Phó Bí thư Khu ủy Khu V (1955-1958). Tháng 9-1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Khi Trung ương Cục miền Nam thành lập, đồng chí được Bộ Chính trị điều động vào Nam Bộ làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Tại Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam và là đại diện của Đảng trong mặt trận. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí là Phó ban đại diện của Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam; đến năm 1976 được giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản…
Những đóng góp to lớn với sự nghiệp giải phóng dân tộc
Sau khi từ nhà tù Buôn Ma Thuột trở về năm 1945, đồng chí tham gia ngay vào Ban lãnh đạo khởi nghĩa tỉnh Quảng Nam, bằng nhiều biện pháp đấu tranh quyết liệt và khôn khéo đã cùng ban lãnh đạo khởi nghĩa giành được thắng lợi trong tỉnh một cách nhanh chóng. Quảng Nam trở thành một trong 4 tỉnh giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất trong cả nước.
Việt Cường (tổng hợp)
(Văn bản 3)
Nhân dân đánh giá mới là quan trọng nhất (*)
http://baoquangnam.com.vn/chinh-tri/57/39131-nhan-dan-danh-gia-moi-la-quan-trong-nhat-.html
Thứ tư, 01 Tháng 8 2012 07:10
…Qua cuộc chính biến, Trần Cao Vân và Thái Phiên bị xử tử, nhiều người bị bắt vào tù, trong đó có cụ Võ Nghiệm (tức Võ Dương) – thân sinh đồng chí Võ Chí Công.
Bị giam cầm 3 năm, ra tù, cụ Võ Dương tiếp tục hoạt động trong các phong trào cứu nước và sau đó đã trở thành một trong số đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Quảng Nam.
…Anh ruột của đồng chí Võ Chí Công là Võ Oanh, tham gia cách mạng và trở thành đảng viên cộng sản rất sớm ở Đảng bộ Quảng Nam, bị Pháp giết chết năm 1941. Cụ bà thân sinh đồng chí Võ Chí Công là người hết lòng chăm lo việc nhà, giúp đỡ chồng con hoạt động cách mạng. Bà là cơ sở cách mạng rất sớm, có nhiều công lao nuôi giấu cán bộ, được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồng chí Võ Chí Công còn có người chú ruột là Võ Tâm, hai người cô ruột là Võ Thị Hoặc và Võ Thị Đáng đều là những người tham gia hoạt động trong các phong trào yêu nước chống Pháp và là cơ sở cách mạng thời tiền khởi nghĩa.
…Những thông tin về Nguyễn Ái Quốc qua lời các bậc tiền bối như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...
___________________
(*) Tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.
- Vũ Ngọc Hoàng
(Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương)
(Văn bản 4)
Đồng chí Võ Chí Công – Tấm gương người cộng sản cách mạng
Cập nhật: Thứ sáu, 3/8/2012 | 4:38:14 PM
http://www.baothaibinh.com.vn/28/10450/Dong_chi_Vo_Chi_Cong__Tam_guong_nguoi_cong_san_cach_mang.htm
Tóm tắt về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Võ Chí Công
Đồng chí Võ Chí Công tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7/8/1912, tại thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ (nay là huyện Núi Thành), tỉnh Quảng Nam. Thân phụ là ông Võ Nghiệm (tức Võ Đường), một nhà nho yêu nước, một đảng viên cộng sản, được Đảng, Nhà nước truy tặng liệt sĩ. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Thân, một cơ sở cách mạng tin cậy của Đảng, được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.
…Năm 1936, đồng chí làm Bí thư chi bộ ghép (một số xã thuộc huyện Tam Kỳ). Năm 1939, làm Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ. Tháng 3/1940, làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 1941, đồng chí được cử vào xứ ủy Trung Kỳ, phụ trách các tỉnh từng Quảng Nam – Đà Nẵng đến Phú Yên. Năm 1942, đồng chí được phân công vào gây dựng cơ sở tại các tỉnh vùng Nam Trung Bộ. Năm 1943, đồng chí bị địch bắt, bị kết án chung thân, sau đó giảm xuống 25 năm tù, giam ở nhà lao Hội An, sau bị đày đi nhà tù Buôn Mê Thuột. Tháng 3/1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, đồng chí được ra tù, trở về Quảng Nam tiếp tục hoạt động cách mạng, làm trưởng ban khởi nghĩa tỉnh, chỉ huy cướp chính quyền ở Quảng Nam.
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, đồng chí là ủy viên Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam – Đà nẵng; Chính trị viên Trung đoàn 93. Năm 1946, làm Phó ban Tổ chức cán bộ và Thanh tra quân khu V. Năm 1951, làm Bí thư Ban cán sự Đông Bắc Miên (Campuchia), Khu ủy viên khu V. Năm 1952, làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng.
Đầu năm 1954, đồng chí ra Bắc và được phân công là Đoàn ủy viên cải cách ruộng đất ở khu Việt Bắc. …
(Văn bản 5)
Võ Chí Công
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_Ch%C3%AD_C%C3%B4ng
Võ Chí Công (1912–2011) là một chính khách Việt Nam, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1992.[1]
Thân thế
Ông tên thật là Võ Toàn, sinh ngày 7 tháng 8 năm 1912, tại làng Tam Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay là thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam[2]. Thân phụ ông là cụ Võ Nghiệm, một nhà nho yêu nước, về sau cũng là một đảng viên Cộng sản trong chi bộ do con trai mình làm bí thư, được nhà nước Việt Nam truy tặng là Liệt sĩ. Thân mẫu ông là Nguyễn Thị Thân, về sau được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
…Bắt đầu hoạt động cách mạng
Từ năm 1930 đến 1934, ông tham gia hoạt động trong các phong trào thanh niên do những người Cộng sản tổ chức. Năm 1935, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và năm 1936, ông được cử làm Bí thư chi bộ ghép một số xã thuộc huyện Tam Kỳ, trong đó có nhiều người thân trong gia tộc ông, kể cả thân phụ ông là cụ Võ Nghiệm.
…Đầu năm 1939, ông được cử làm Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ.[4]
Lãnh đạo phong trào ở Trung Kỳ
Tháng 8 năm 1939, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam là Nguyễn Đức Thiệu bị bắt cùng với nhiều cán bộ Tỉnh ủy. Tỉnh ủy Quảng Nam gần như ngưng hoạt động. Tháng 3 năm 1940, một Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam được thành lập và ông được bầu làm Bí thư. Tháng 10 năm 1940, ông Hồ Tỵ thay ông giữ chức Bí thư.[cần dẫn nguồn]
Tháng 10 năm 1941, ông được cử vào Xứ ủy Trung Kỳ vừa được tái lập[5], được phân công phụ trách các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Đầu năm 1942, chính quyền thực dân Pháp khủng bố phong trào cách mạng các tỉnh miền Trung, nhiều cán bộ Xứ uỷ Trung kỳ và các tỉnh bị bắt, một số tạm chuyển vùng hoạt động để bắt liên lạc với cấp trên. Bản thân ông phải lánh vào các tỉnh cực nam Trung Bộ, sau đó tiếp tục lên Đà Lạt xây dựng cơ sở.[6]
Tháng 6 năm 1942, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam là Trương Hoàn bị bắt, bị chính quyền thực dân kết án 20 năm tù giam, đày lên Buôn Ma Thuột.[cần dẫn nguồn] Ông được điều về giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 2. Tháng 8 năm 1942, Liên Tỉnh Thành ủy Quảng Nam – Hội An – Đà Nẵng được thành lập và sau Hội nghị 16 tháng 1 năm 1943 thì 3 đảng bộ hợp nhất thành Đảng bộ Quảng Nam. Ông được bầu làm Bí thư của Đảng bộ Quảng Nam mới.[7]
Tháng 10 năm 1943, do sự phản bội của một tỉnh ủy viên tên Cao Tiến Khai, ông và một số cán bộ tỉnh ủy là Nguyễn Sắc Kim và Lê Bá bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Ông bị kết án tù chung thân, sau đó giảm xuống 25 năm tù giam ở nhà lao Hội An, sau đó chuyển sang đi đày ở Buôn Ma Thuột[8], bị giam cấm cố (khám số 2) không cho giao tiếp với ai.[4]
Công tác ở Khu ủy Khu V
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương. Để mị dân, lôi kéo người Việt Nam ủng hộ sự cai trị của Nhật, quân đội Nhật đã cho thả nhiều tù chính trị, trong đó có cả Võ Toàn. Sau khi được trả tự do, ông về Quảng Nam, được phân công vào Ban Cứu quốc của Tỉnh bộ Việt Minh Quảng Nam, làm Trưởng ban khởi nghĩa, chuẩn bị cướp chính quyền.[9]
Do nỗ lực của ông và các đồng chí, cũng như chủ động nhanh nhạy, khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Nam, khởi đầu từ Hội An, diễn ra ngày 17 tháng 8 năm 1945. Quảng Nam trở thành một trong 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất cả nước.[3]
Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, ông được cử làm Trưởng ty Tư pháp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông được cử làm Chính trị viên Trung đoàn 93. Đầu năm 1946, ông làm Phó ban Tổ chức cán bộ và Thanh tra Quân khu V.
Năm 1951, ông làm Bí thư Ban cán sự Đông – Bắc Miên, Khu ủy viên Liên khu V. Tháng 3 năm 1952, ông được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng lần thứ 3. Ông giữ chức vụ này đến hết năm 1953. Đầu năm 1954, ông dẫn một đoàn cán bộ lãnh đạo Liên khu 5 ra Bắc học tập kinh nghiệm về cải cách ruộng đất, sau đó được phân công làm Đoàn ủy viên cải cách ruộng đất ở Việt Bắc. Ông được cho là một trong những người đã phát hiện và báo cáo với Trung ương về những sai lầm gây mất đoàn kết ở nông thôn, đồng thời chủ trương không thực hiện cải cách ruộng đất mà chỉ thực hiện giảm tô, hiến ruộng đất. Do động thái này mà Cải cách ruộng đất tạm thời chưa thực hiện triệt để.[8]
Sau Hiệp định Genève, 1954, ông được phân công trở lại Khu V, hoạt động bí mật thay vì tập kết ra Bắc, giữ chức Phó Bí thư Khu ủy. Năm 1960, ông ra Bắc và là một trong những người ủng hộ chủ trương chuyển hướng đấu tranh và tham gia xây dựng Nghị quyết 15. Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Khu ủy Khu V.
Ngày 23 tháng 1 năm 1961, Trung ương Cục miền Nam đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thành lập. Với bí danh Võ Chí Công, hoặc Năm Công, ông được phân công làm Phó bí thư Trung ương Cục. Sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, năm 1962, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương, đại diện của đảng tại Mặt trận. Năm 1964, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, phụ trách Bí thư Khu ủy Khu V, Chính ủy Quân khu V. Năm 1975, ông được cử làm Phó ban Đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam.
Chủ nhật, 11/9/2011, 11:36 GMT+7
(Văn bản 6)
Năm Công – con người với dấu ấn lịch sử Chủ nhật, 11/09/2011, 17:24 (GMT+7)
http://www.sggp.org.vn/xahoi/2011/9/267755/
Cả một cuộc đời trăm năm (ngày 7 tháng 8 năm 1912-ngày 8 tháng 9 năm 2011), trước bao khó khăn tưởng chừng không có lối ra, ông không bao giờ quên câu nói bất hủ: Dám đi, mới thấy đường đi cụ thể.
Từ năm lên chín, lên mười, chàng trai Võ Toàn đã được người cha Võ Nghiêm dạy về lòng yêu nước…
Khi họp bàn thành lập Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam, ông Năm Công giới thiệu đồng chí Khưu Thúc Cự làm bí thư vì đồng chí Cự vào đảng sớm hơn, lớn hơn ông 6 tuổi. Nhưng đồng chí Cự và các đồng chí khác cử ông làm Bí thư.
Địch đánh phá gắt gao, sau nhiều tháng mất liên lạc với Xứ ủy, khoảng tháng 8-1940, ông hoạt động ở Duy Xuyên bất ngờ gặp đồng chí Hồ Tỵ tại nhà một cơ sở. Hai người ôm nhau mừng chảy nước mắt. Đồng chí Hồ Tỵ cho biết, ông là phái viên của Xứ ủy vào tăng cường và truyền đạt Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương. Cuối tháng 10-1940, bấy giờ Tam Kỳ có 9 chi bộ, toàn tỉnh Quảng Nam có 30 chi bộ, được sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy.
Cuối năm 1943, bị một người trong tổ chức phản bội, ông rơi vào tay giặc, bị tra tấn cực hình, bị kết án 25 năm tù khổ sai đày biệt xứ. Ở nhà tù Ban Mê Thuột ra, vào thời gian Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, ra tù ông liền tham gia Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam, được giao nhiệm vụ thành lập Uỷ ban bạo động, vạch kế hoạch cướp chính quyền.
Chiều 17-8-1945, ông đạp xe đi một vòng quanh thị xã Hội An thấy tình hình vô cùng rạo rực, ông quyết định triệu tập khẩn cấp Uỷ ban vận động bàn ra quyết định khởi nghĩa cướp chính quyền tại Hội An tỉnh lỵ ngay trong đêm…
Đêm 8-9-2011
Hồ Duy Lệ
(Văn bản 7)
Một chiến sĩ cách mạng kiên trung bất khuất
Thứ hai, 06 Tháng 8 2007 15:57
Tôi biết đồng chí Võ Chí Công (Võ Toàn) từ hồi đồng chí còn đi bán thuốc lá Trường Xuân làm công cụ ngụy trang để hoạt động cách mạng. Đồng chí đã lặn lội vào tận các xã phía nam phủ Tam Kỳ như Thọ Hương tổ chức xây dựng phong trào, liên lạc với các đồng chí Phan Khắc, Nguyễn Phùng, Lê Bá và Nguyễn Sắc Kim.
Đồng chí Võ Chí Công sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Đồng chí Võ Chí Công sớm giác ngộ và nuôi dưỡng một ý chí cách mạng tiến công, bám sát cơ sở lo xây dựng phong trào. Trong thời kỳ công khai cũng như lúc bí mật, từ trước Cách mạng Tháng Tám đến những năm kháng chiến chống Pháp và liền đó 21 năm chống Mỹ, đồng chí luôn bám sát phong trào trong tỉnh rồi đến toàn Liên khu V.
Với vị trí Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Liên Khu ủy, đồng chí Võ Chí Công luôn luôn vững vàng chèo chống mọi trường hợp, luôn luôn một lòng một dạ vì sự nghiệp giải phóng quê hương, giải phóng đất nước.
Ở tỉnh nhà (Quảng Nam – Đà Nẵng), từ đầu năm 1939, phong trào trong tỉnh bị vỡ, đồng chí phải thoát ly trốn tránh vẫn kiên trì tiếp tục xây dựng phong trào từ năm 1939, 1940, 1941. Đầu năm 1942, phong trào trong tỉnh lại bị bể, kẻ địch, mật thám, lý hương lùng bắt dữ dội, đồng chí phải lánh vào cực Nam Trung Bộ một thời gian, sau đó trở về tiếp tục xây dựng lại phong trào toàn tỉnh. Đến tháng 10-1943, do sự phản bội của tên Cao Tiến Khai – nguyên Tỉnh ủy viên, đồng chí Võ Chí Công bị bắt cùng các đồng chí Nguyễn Sắc Kim và Lê Bá. Sự phản bội của Cao Tiến Khai một lần nữa làm cho phong trào trong tỉnh bị tan rã nghiêm trọng; mất cả bộ máy đầu não chỉ huy của tỉnh nhà. Các cơ sở còn sót lại không nhiều và như rắn không đầu; phần thì bọn mật thám, lý hương lùng bắt đánh phá ngày đêm. Các đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Sắc Kim, Lê Bá sa vào lưới giặc đã bị tra tấn cực hình dã man, song các đồng chí vẫn giữ được khí tiết kiên trung, bất khuất.
Giam ở nhà lao tỉnh một thời gian, nhà cầm quyền đày các đồng chí lên nhà đày Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc). Vào tù, 3 đồng chí bị cấm cố nhốt riêng một khám (khám số 2) không cho giao tiếp với ai.
Một kỷ niệm tôi còn nhớ mãi, là vào khoảng tháng 2-1944, tôi và một số đồng chí mãn hạn tù, nhưng tụi đế quốc không tha mà tìm cách đưa đi đày nơi khác. Biết vậy, chi bộ nhà lao quyết định chọn 4 đồng chí trong đoàn 11 người cùng về một đợt phải tìm đủ mọi cách trốn thoát ra hoạt động. Sau khi có quyết định của chi bộ nhà lao, 4 anh em gồm Lê Tự Nhiên, Nguyễn Tiến Chế, Trần Khoa và tôi bàn kế hoạch vượt đi. Tôi và đồng chí Chế được phân công về Quảng Nam – Đà Nẵng, anh Lê Tự Nhiên và Trần Khoa vào phía Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận). Tôi tìm đủ mọi cách liên hệ với đồng chí Võ Chí Công và Nguyễn Sắc Kim để nhờ các anh giới thiệu cho một vài cơ sở còn sót lại ở tỉnh nhà.
Bằng cách đưa cơm mỗi ngày 2 lần vào khám, chúng tôi tìm đủ mọi cớ để tiếp cận với đồng chí Võ Chí Công và Nguyễn Sắc Kim nhưng rất khó vì tụi lính canh gác rất nghiêm ngặt không cho chúng tôi lại gần. Đưa cơm đến cửa rồi để đó, tụi chúng đưa vào rồi đuổi chúng tôi đi xa ra.
Đã biết ý nhau, ở đằng xa chúng tôi nói vọng vào: “Chúng tôi sắp được về”. Nghe chúng tôi nói, các đồng chí Kim, Toàn qua khe cửa sổ nói lại: “Nếu các anh về tỉnh nhà tìm cách liên lạc với chị Hằng ở xã Tịch Tây – phía Nam của tỉnh và ra Kim Bồng – phía Bắc của tỉnh tìm gặp anh Bảy Phe đang làm thợ mộc. Các anh tiếp tục cho phát hành báo Cờ Độc lập lấy số 11 vì chúng tôi đã ra đến số 10 thì bị bắt. Các anh cố làm như vậy xem như phong trào trong tỉnh vẫn tiếp diễn”.
Y hẹn, trên đường giải đi, tôi và 3 đồng chí khác nhảy tàu trốn thoát. Như sự phân công đã định, tôi và đồng chí Chế lần mò về địa bàn tỉnh nhà. Đúng như lời giới thiệu của các anh Công, Kim, sau khi chúng tôi vượt qua đèo Kẻ Thá (đèo giáp ranh giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi), tôi và anh Chế bắt ngay liên lạc với chị Hằng bằng cách trốn tránh và vận động tiếp mối, tổ chức lại các cơ sở ở xã Tam Giang, Tam Nghĩa, Thọ Khương, Vân Trai, An Hòa.
Dần dà ngót 3 tháng trời, chúng tôi xây dựng xong các cơ sở ở các xã phía Nam phủ Tam Kỳ và sau đó ra phía Bắc phủ. Khi cơ sở trong toàn huyện được xây dựng lại, chúng tôi thành lập lại Phủ ủy, giao nhiệm vụ lại cho các đồng chí rồi tìm cách ra phía bắc tỉnh. Đến Kim Bồng móc nối với đồng chí Bảy Phe để bàn kế hoạch tổ chức xây dựng phong trào ở các huyện phía bắc tỉnh.
Một vài cơ sở do đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Sắc Kim nói với ra từ nhà đày Buôn Ma Thuột là chỗ dựa vững chắc để chúng tôi tiếp tục xây dựng mở rộng phong trào toàn tỉnh.
Ngày 9 – 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp, anh chị em ở các căng an trí, nhà lao được giải phóng về, các đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Xuân Nhĩ, Phan Khắc cũng từ nhà đày Buôn Ma Thuột về, rồi tham gia ngay vào phong trào cứu quốc của tỉnh, cùng với Ban Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh phong trào trong toàn tỉnh lên thành cao trào cách mạng rồi thành lập Ủy ban bạo động giành chính quyền tỉnh nhà. Và sau đó tiến hành cuộc đấu tranh khởi nghĩa giành lại quyền độc lập tự chủ trong toàn tỉnh đúng vào ngày 18 – 8 – 1945. Trong 9 năm chống Pháp và 21 năm chống Mỹ, đồng chí Võ Chí Công vẫn luôn liên tục vững vàng bám trụ xây dựng phong trào trong tỉnh rồi đến Liên khu V. Đồng chí luôn luôn biểu hiện một ý chí chiến đấu kiên trung bất khuất mãi đến giờ phút sôi động nhất, thiêng liêng nhất là chiến thắng của chiến dịch 30 – 4 – 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Đồng chí Võ Chí Công xứng đáng là một chiến sĩ cách mạng kiên trung bất khuất trọn đời vì nước vì dân.
TRẦN VĂN QUẾ
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam
(Văn bản 8)
Võ Chí Công – người con ưu tú của đất nước
(LĐ) – Thứ ba 13/09/2011
http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Vo-Chi-Cong-nguoi-con-uu-tu-cua-dat-nuoc/47340.bld
Cả cuộc đời đồng chí Võ Chí Công, dù trên cương vị nào, đồng chí cũng nhập tâm một điều: “Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những hậu quả khôn lường đối với vận mệnh của đất nước”.
9 giờ 20 sáng 12.9, sau khi dự lễ an táng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công tại Nghĩa trang TPHCM, …
Bà Võ Thị Nghĩa – con gái trưởng (theo cách gọi của người Nam là bác Hai Nghĩa) của đồng chí Võ Chí Công – nghẹn ngào tâm sự với chúng tôi: “Ông già tôi có ba người con, sau tôi là hai em trai Võ Quốc Tấn và Võ Quốc Công (đã mất). Ông già đi hoạt động miết. Tôi là con gái lớn, ở lại quê chăm nom mẹ. Khổ cực lắm, làm nhiều việc để kiếm sống. Ngày 30.4.1975, tôi vào Hội An, lúc đó, cha đang đóng quân ở đó. Sau mấy chục năm xa cách, lúc đó hai cha con mới gặp nhau. Cha ôm tôi, khóc, thương con gái thiệt thòi không được gần cha. Cha bảo, cha yêu thương mẹ con nhiều lắm.
Má tôi mất năm 1969, khi cha đang ở chiến trường. Năm 1982, tôi về ở với cha. …
Ông Võ Văn Thái – em trai út của đồng chí Võ Chí Công, rưng rưng: “Thân mẫu tôi có 7 người con. Anh Hai tôi hy sinh ở Nhà lao Hội An khi còn trẻ. Người anh thứ sáu của tôi hy sinh ở Tiên Phước năm 1973. Các chị tôi đã mất. Trong mấy anh em, anh Ba Toàn (tên của đồng chí Võ Chí Công trong gia đình) thương tôi nhất vì tôi là út.
Chiến tranh, anh đi làm cách mạng liên miên, chúng tôi ít có dịp gặp nhau. Chỉ gặp anh khi anh từ chiến khu ra. Sau này, về hưu, anh em về cùng sống ở TPHCM; anh bảo, tôi phấn khởi, tự hào có đứa em như cậu… Tôi là đảng viên – huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, nguyên Hiệu phó Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng”.
….
Thuỳ Ân
(Văn bản 9)
Chúng tôi đi viếng bác Võ Chí Công
http://bantroi5.blogspot.com/2011/09/chung-toi-i-vieng-bac-vo-chi-cong.html
…Những kỉ niệm
Bác Võ Chí Công là thân phụ của 2 lính Trỗi – Võ Quốc Tấn, Võ Quốc Công nên với anh em ta thì bác như cha mẹ mình. Hơn nữa, anh Tấn lại học cùng ông anh tôi tại k3 và Quốc Công lại thân với chú em tôi tại k6 Trỗi. Đặc biệt tôi và anh cùng là lính thông tin của truờng Quân sự, sau này anh ở BTLTT, còn tôi ở Học viện KTQS, thuờng phối hợp khai thác các thiết bị thông tin quân sự. Hai tên lại cùng đi thực tập sinh tại Viện IMAT (CHDC Đức) thời 1986-88 (anh là bí thư còn tôi là truởng đoàn).
Những năm 1965-70, anh em ta học ở truờng Trỗi thì bác trai đang lăn lộn nơi chiến truờng. Ở ngoài Bắc, má anh cùng mẹ tôi đã có những chuyến theo xe của Văn phòng TW lên Đại Từ thăm con. Mỗi nhà có 1 cái giuờng nhỏ ở nhà khách và các bà mẹ giở xôi gà, thịt rán chuẩn bị sẵn từ nhà cho bọn trẻ con ăn. Hai bà mẹ vừa to nhỏ tâm sự vừa nhìn bọn trẻ ăn ngấu nghiến…
Xin ghi lại thông tin của người trong cuộc cho anh chị em ở xa.
Được đăng bởi TranKienQuoc
nquangtrung.awardspace.com/dstroik3.html
05-08-2007 – Võ Quốc Tấn Sinh năm: 1950 Kỹ sư Lữ T596 Sài Gòn 45 Tú Xương- Quận 3- TP Hồ Chí Minh 08.9320210 0903737476 141. Lê Minh Tân Sinh …
(Văn bản 10)
Tiễn đưa cố chủ tịch Võ Chí Công về nghĩa trang TP HCM
…Ông Võ Quốc Tấn, con trai cố chủ tịch Võ Chí Công tưởng nhớ: “Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cha tôi đã không có một ngày đoàn tụ với gia đình. Ngày ông nội tôi hy sinh, cha tôi đang ở chiến trường chống Pháp. Ngày bà nội tôi mất, cha tôi đang ở trên chiến trường chống Mỹ…”.