Bài 11. Ba Quốc chẳng phải người Cộng sản Đặng Trần Đức!

“Sau khi “mẹ” chết, “bố” mù, “vợ” liệt và ngớ ngẩn thì lúc đó Ba Quốc mới được “Thượng cấp” để cho về “thăm quê”. Và kìa thăm quê Ba Quốc chụp ảnh với “vợ cả”: Nhìn tưởng 2 cô cháu!”

                                                ***

Khi nghiên cứu các “Siêu điệp viên” này ta thường gặp khó khăn khi họ về thăm quê ngay khi chiến tranh kết thúc (1975). Sự thật các lần thăm quê đó là gì?

  1. Những diễn biến trước khi Ba Quốc thăm quê lần cuối: “Mẹ chết, Bố Mù, Vợ Liệt”

Sau khi “mẹ” chết, “bố” mù, “vợ” liệt và ngớ ngẩn thì lúc đó Quốc mới được “Thượng cấp” cho về thăm quê, gặp 2 con – mà khi chia tay thì 2 con chưa biết gì! Công nhận đấy là bố mình thì được ít chế độ và “Lý lịch” trong sạch! Thì ai nỡ nào lại còn: “…không có cảm giác đấy là bố mình.” Mà phải là: “…tôi mới có cảm giác rằng đấy là người bố của mình”!

  1. “Mẹ” chết.

“…Khi mẹ qua đời, bà tha thiết mong nông trường giúp lo tang lễ chu đáo, có nghi thức đọc điếu văn để tạ ơn đấng sinh thành. Người ta bảo sẽ làm với điều kiện là bà không được để khăn tang của chồng sau linh cữu mẹ vì chồng bà theo giặc. Bà nuốt lệ, tự an táng mẹ mình ngay trên khu đồi cạnh nhà.” (Phía sau người anh hùng – Bài 2: Nỗi oan nghiệt của người ở lại, phapluattp.vn, 31/07/2012)

  1. “Bố” mù.

“Niềm vui đoàn tụ kéo dài chưa quá hai ngày thì ông Ba Quốc nhận được lệnh trở vào Nam ngay để tiếp quản Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo vì lúc này Sài Gòn đã được giải phóng. Khi ông lên đường vào Nam thì cũng là lúc người cha không thể chịu đựng thêm nỗi đau cha con xa cách, ông cụ đã khóc mù cả đôi mắt… ”. (Phía sau người anh hùng – Bài cuối: Nước mắt ngày đoàn tụ, phapluattp.vn, 02/08/2012)

  1. “Vợ” liệt.

“…Với bà Thanh, ông Ba Quốc hứa sẽ sớm trở về gặp bà. Thế nhưng cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam lại tiếp tục cuốn ông đi mãi. 21 năm dài chờ đợi theo suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ, giờ đây bà lại tiếp tục đợi chồng.

Hơn một năm sau, ông trở lại. Nhưng ông cũng chỉ sống được với bà vỏn vẹn có năm ngày chồng vợ, rồi một chuyến công tác đặc biệt lại kéo ông lên đường đi tiếp. Bà ở lại một mình. Rồi một cơn bão lớn ập đến, căn nhà bà ở bị đổ sập. Một bức tường đè lên khiến bà bị liệt nửa người. Thế là hết. Bà không còn khả năng làm vợ nữa. ”

“Bố ngồi bên giường lặng yên nghe mẹ thở/ Mà trong lòng nức nở nỗi thương đau/ Năm mươi lăm năm có dài đâu/ Mà như thấy trước, thấy sau một đời.

Cuộc đời là mấy mươi năm/ Đắng cay khổ cực âm thầm chia ly/ Bảy mươi lăm tuổi mẹ già đi/ Nhưng tình yêu mẹ vẫn thì xuân xanh/ Dịu dàng tiếng mẹ gọi anh/ Yêu thương tiếng bố thì thầm em ơi…”. (Phía sau người anh hùng – Bài cuối: Nước mắt ngày đoàn tụ, phapluattp.vn, 02/08/2012)

            Nhận xét: “Năm mươi lăm năm có dài đâu” Cộng với 20 tuổi mới cưới thì cũng đã 75!“Bà không còn khả năng làm vợ nữa” câu này không chuẩn trong độ tuổi đó. Mà phải là “Bà không còn khả năng nhận biết người thân nữa.”!

            Vô tình hay hữu ý mà “Mẹ chết, Bố Mù, Vợ Liệt”? Các em “Dung-Hòa” đâu không thấy nhắc khi về thăm quê lần này? Hay họ đã đi chầu Diêm vương để “Anh” tha hồ “Thăm quê”?

  1. Ba Quốc “thăm quê” mấy lần?
  1. Tài liệu cho rằng Ba Quốc thăm quê ít nhất 3 lần, năm 1975, 1976, 1977 trước lần cuối.

1.1 Anh “con trai” xác nhận … Bố ít nhất 1 lần trước lần cuối.

“Về chuyện ông Ba Quốc gặp người cha già của mình, anh con trai của ông ở miền Bắc kể: “Lúc đó ông nội tôi đang dọn cơm trên nhà, nghe bố tôi về ông bàng hoàng quăng cả mâm cơm xuống đất, chén bát vỡ tan hết cả. Ông nội tôi không thể tin rằng sẽ có ngày còn gặp được con mình”.” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 30): Hai cuộc đoàn tụ)

Nhận Xét:

Tới ngoài những năm 2000 khi Ba Quốc về nói là Ba mình, nhà báo mớm lời đề nghị anh kể về lần 1, lần 2 khi “Cha” về thăm… ta hình dung nhà anh ta đang bị cho là có Bố theo địch, giờ lại có bố là Thiếu Tướng – Anh Hùng về thăm thì ai còn nói… không phải bố tôi!

Bảo kể gì chả kể!

Cũng rất có thể là tên bút nô kia đã nói bừa ra thế, hoặc viết theo một ai đó ở trên chỉ đạo thế! Việc này ở Việt Nam là chuyện thường, kìa Phạm Văn Đồng vợ ốm, đã chẳng chăm nom còn chẳng ở cùng vậy mà bọn bút nô đã viết rất tình dó thôi!

1.2 Chuyện ghi … vợ kế.

Chúng tôi đã từng phỏng vấn tất cả người thân trong gia đình ông Ba Quốc khi làm bộ phim tài liệu Con đường bí ẩn về ông. Đây là những lời tâm sự của chị Đặng Thị Hữu Hạnh, con gái ông Ba Quốc với người vợ sau: “Trước năm 1975, khi nhìn tờ khai sanh của mình, tôi thấy dòng cuối, phần ghi là vợ chính thức hay vợ kế, bố tôi ghi là vợ kế. Tôi có hỏi bố tại sao gọi là vợ kế khi bố chỉ có một mình mẹ. Bố tôi nói khi nào con lớn lên thì bố sẽ nói cho nghe… Sau 1975, bố tôi mới lấy tờ khai sanh ra và nói rằng: Hồi trước con Hạnh có hỏi bố tại sao ở đây ghi là vợ kế mà không ghi là vợ chính thức thì bố giải thích luôn, bố hoạt động như thế này nên do điều kiện, bố đã có hai người vợ…”.” (Phía sau người anh hùng – Bài 1: Tháo hoa tai cho chồng cưới vợ kế

30/07/2012 )

Nhận xét: Nếu khai “Vợ kế” để chỉ rằng Ba Quốc có vợ ngoài Bắc thì chả hóa ra lại lộ chân tướng của Siêu à?

Không thể!

Rất có thể ông Tá 2 vợ – nhưng không phải bà Thanh!

            1.3 Con gái vợ cả nói: Bố – Ba Quốc thăm quê ít nhất 3 lần trước lần cuối.

            “Hơn 7.000 ngày xa cách

Về phần ông Ba Quốc, khi ra đến Bắc, buổi sum họp đầu tiên của gia đình ông có quá nhiều tâm trạng. Ông bố sau bao nhiêu năm chờ đợi, mong ngóng tin tức con đã đem bao thương nhớ gửi vào những đòn roi đánh ông Ba Quốc một trận vì đứa con ra đi biền biệt, không một dòng tin nhắn gửi lại. Hai đứa con mà ngày ông ra đi, đứa lớn còn chưa biết gì, đứa nhỏ hãy còn trong nôi, giờ cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ với chính người bố ruột của mình.

Chị Đặng Thị Chính Giang, con gái của ông Ba Quốc và bà Thanh (người vợ đầu), kể: “Tôi không thể tưởng tượng bố tôi như thế. Tôi cảm thấy đó là một người đàn ông xa lạ lắm. Trong trí tưởng tượng của tôi, bố tôi là một người thanh mảnh, nhẹ nhõm và ngọt ngào, chứ tôi không nghĩ rằng ông cụ trông nghiêm khắc và trông sợ đến thế. Và tôi không có cảm giác đấy là bố mình. Đến năm 1976, cụ ra tôi vẫn chưa quen. Đến năm 1977, tôi mới có cảm giác rằng đấy là người bố của mình”.

Còn người vợ, niềm vui gặp lại chồng sau bao nhiêu năm xa cách bỗng chốc mặn môi khi bà hay tin ông đã có bốn con với người vợ sau… ” (Phía sau người anh hùng – Bài cuối: Nước mắt ngày đoàn tụ, phapluattp.vn, 02/08/2012)

            “Và rồi một năm sau ngày ông Ba Quốc được phong tặng danh hiệu anh hùng (1977), cuộc sum họp đại gia đình đã được tổ chức tại miền Bắc, gồm bố ông, gia đình ngoài Bắc và gia đình trong Nam. Sau rất nhiều những trở ngại, băn khoăn và day dứt, cuối cùng ông Ba Quốc cũng được hưởng một ngày vui sum họp gia đình trọn vẹn trong niềm vui hòa bình, thống nhất của dân tộc.” (Phía sau người anh hùng – Bài cuối: Nước mắt ngày đoàn tụ, phapluattp.vn, 02/08/2012)

Nhận xét: Thế anh “Con Trai” kể ở phần 1.1 là sai à?

Nhố nhăng!

  1. Ba Quốc chỉ “thăm quê” để trình diễn 1 lần rồi chết!

2.1 Sum họp sau khi bà Thanh đã: “mẹ lớn với tình trạng cơ thể bị liệt

“…Chị Chính Giang chỉ được mẹ tiết lộ về việc bố có gia đình thứ hai vào đúng ngày chị nghe tin bố trở về. Tương tự, chị Đặng Thị Hữu Hạnh, con gái ông Ba Quốc – bà Xuân, cũng được bố giải thích những thắc mắc về tờ giấy khai sinh của mình (ghi mẹ là vợ kế của cha) ngay trong ngày đoàn tụ với gia đình thứ hai, sau 1975. …Chị Hạnh chia sẻ: “Mẹ tôi nói là chúng tôi phải ra thăm mẹ lớn. Vì trong cuộc chiến tranh này, mất mát thì đã nhiều rồi, bây giờ gia đình được đoàn tụ như vậy thì không còn gì hơn. Tức là bố tôi còn sống, mẹ lớn còn sống, chúng tôi còn đầy đủ nguyên vẹn thì không còn gì quý hơn. Khi ra Hà Nội, tôi gặp mẹ lớn với tình trạng cơ thể bị liệt, tôi đã rất xúc động. Tôi ôm chầm lấy bà và bà cũng ôm tôi… ” (Phía sau người anh hùng – Bài cuối: Nước mắt ngày đoàn tụ, phapluattp.vn, 02/08/2012)

2.2 Đoàn tụ lần 1 viết theo …nhật ký!

“Ông Ba Quốc lên đường ra Bắc bằng ô tô quân sự, dự định sẽ đi trên đường Trường Sơn. Ông viết trong nhật ký: “… Ra đến Pleiku thì được tin Bình Định đã giải phóng. Xe đi sang phía đèo An Khê rồi xuống đường số 1 về Hà Nội đi thẳng ra Hà Nội. Lúc này tin chiến thắng cứ dồn dập. …

Tới trạm tiếp đón của cơ quan, nghỉ ngơi một lát rồi được cơ quan đưa xe về nhà bố ở khu tập thể Kim Liên. Từ trên lầu bước xuống, nước mắt dàn dụa, bố nghẹn ngào: Mày đấy ư con…! Rồi bố run rẩy ôm lấy đứa con hơn 20 năm xa cách trước sự xúc động của bà con xung quanh. Dắt tay con lên nhà, bố chỉ tấm bản đồ treo trên tường với những mũi tên bằng chì đỏ, bố nói bố chấm không kịp với tin chiến thắng. Vợ chồng Dung-Hòa (vợ chồng người em trai ông Ba Quốc – PV) cũng về kịp. Cả nhà đông nghẹt người, cười nói thăm hỏi nhộn nhịp…”. Về chuyện ông Ba Quốc gặp người cha già của mình, anh con trai của ông ở miền Bắc kể: “Lúc đó ông nội tôi đang dọn cơm trên nhà, nghe bố tôi về ông bàng hoàng quăng cả mâm cơm xuống đất, chén bát vỡ tan hết cả. Ông nội tôi không thể tin rằng sẽ có ngày còn gặp được con mình”.

Ông Ba Quốc viết tiếp: “Chú Dung lên báo cho mẹ con Thanh xuống, lý do là tôi không thể về nhà kịp, vì lúc đó cơ quan có lệnh phải vào gấp Sài Gòn để tiếp quản Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo của địch. Đáng lẽ tôi đã nhận được lệnh trở lại ngay trên đường ra Hà Nội nhưng vì xe rẽ xuống Quốc lộ 1 nên lệnh không truyền tới kịp. Lúc ở cơ quan về lại nhà bố thì Thanh và các con đã xuống. Thanh già đi nhiều, tóc đốm bạc, da nhăn nheo, nhưng nét mặt vẫn dịu dàng hiền hậu như xưa. Lúc ra đi thì các con chưa biết gì, bây giờ thì con gái đã lấy chồng có 2 cháu, chồng là thiếu úy quân đội. Còn con trai bây giờ đã là công nhân xí nghiệp quốc phòng. Chồng vợ, cha con gặp nhau, nước mắt quanh tròng, mừng mừng tủi tủi. Buổi chiều cơm nước xong, khách đã vãn, chỉ còn lại cha con, vợ chồng, ông cháu, anh chị em quây quần hỏi han, chuyện kháng chiến, chuyện của Xuân và các con trong Nam, rồi những chuyện thăng trầm của cuộc sống, của tình người trong hai mươi năm… Đến nửa đêm, Thanh hỏi với ý trách móc: Sao anh lại đi ngay? Nhưng rồi Thanh cũng hiểu công việc và rất thương chồng…”.

Ông Ba Quốc đã đoàn tụ với vợ con chỉ một hôm như vậy, hôm sau ông lại vào Sài Gòn. Anh con trai ông Ba Quốc ở miền Bắc nói: “Sau cuộc gặp đó, một năm sau bố tôi mới trở lại”. Còn bà Ngô Thị Xuân, vợ ông ở Sài Gòn thì kể: “Vào ngày 5/5/1975 nhà tôi mới về. Lúc ông về thì tôi đang dọn dẹp nhà cửa. Thấy ông bước vào mấy đứa nhỏ bảo: Mẹ ơi, bố về ! Ông chả nói gì cả, chỉ cười và chơi với con một lúc rồi vào cơ quan. Lúc ấy ông mặc đồ bộ đội, đội mũ cối”.

Còn ông Ba Quốc thì viết trong nhật ký: “Gặp vợ con ở Hà Nội một hôm, lại một cuộc chuẩn bị “vì nhiệm vụ” đối với cả người ở lẫn kẻ đi. Gần trưa hôm sau xe đón sang sân bay Gia Lâm, lên máy bay quân sự, hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ chiều… ” (Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (Kỳ 30): Hai cuộc đoàn tụ)

            Nhận Xét: Cũng như các quyển “Hồi ký cách mạng” của các con quỷ khác như Lê Thiết Hùng, Nguyễn Lương Bằng… Chết mới xuất bản! Ở đây, khi Ba Quốc đã chết, bọn chúng cũng dùng thủ pháp: Bịa ra Hồi ký – để tha hồ ghi vào mà người chết thì không biết gì mà phản ứng! (Xem thêm chi tiết ở Quyển 19. Viết Hồi ký láo để sửa Lịch Sử đảng.)

Chuyện gì mà gấp vậy? “vì lúc đó cơ quan có lệnh phải vào gấp Sài Gòn để tiếp quản Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo của địch. Đáng lẽ tôi đã nhận được lệnh trở lại ngay trên đường ra Hà Nội nhưng vì xe rẽ xuống Quốc lộ 1 nên lệnh không truyền tới kịp. ” Nếu xe ông chưa “rẽ xuống Quốc lộ 1 ” thì mệnh lệnh “truyền tới kịp” chăng? Truyền kiểu gì mà “rẽ xuống Quốc lộ 1 ” thì không truyền được nữa?

Sự thật ở đây là gì? Là Ba Quốc cũng như Vũ Ngọc Nhạ chỉ trình diễn một lần mà thôi!

Không có chuyện thăm quê các lần trước! Những lần đó có bức ảnh nào không? Không hề!

III. Thấy gì qua 2 bức ảnh chụp “Ba Quốc về thăm quê”?

  1. Ảnh chụp chỉ có ở lần cuối!

            Sao ít nhất 3 lần thăm quê trước không có ảnh nhỉ? Điều kiện chưa có máy ư? Không thỏa đáng!

Đặc biệt lần 1 (năm 1975) một gia đình, một giòng họ đã bị bao tủi hổ khi có một thành viên theo giặc, nay người đó lập bao công trạng, từ cõi chết trở về! Một không khí như vậy – Nếu có thật thì báo chí cũng phải săn tin, đưa đón mà chụp ảnh chứ!

Đặc biệt lần 3 (năm 1977): “Và rồi một năm sau ngày ông Ba Quốc được phong tặng danh hiệu anh hùng (1977), cuộc sum họp đại gia đình đã được tổ chức tại miền Bắc, gồm bố ông, gia đình ngoài Bắc và gia đình trong Nam.

…Ngày nhận danh hiệu anh hùng, ông Ba Quốc đã mang tấm huy hiệu về đeo trước ngực bà Thanh, vợ lớn của ông, và nói với các con rằng: Mẹ các con mới là người xứng đáng được đeo tấm huy hiệu anh hùng này. ” Một không khí như vậy – Nếu có thật, thì báo chí cũng phải săn tin, đưa đón mà chụp ảnh chứ!

            Và rồi là không có gì!

  1. Thấy gì qua các bức ảnh chụp “Ba Quốc về thăm quê”?

Bức 1. “Gia đình ông Ba Quốc – bà Thanh. Trong ảnh: Bà Thanh đang tựa người vào vai ông Ba Quốc. Ảnh: PHONG LAN

Bài “Phía sau người anh hùng – Bài cuối: Nước mắt ngày đoàn tụ”, ngày 2/8/2012

(http://plo.vn/plo/phia-sau-nguoi-anh-hung-bai-cuoi-nuoc-mat-ngay-doan-tu-358598.html )

Bức 2. “Vợ chồng ông Ba Quốc-bà Thanh. Ảnh: PHONG LAN

Bài “Phía sau người anh hùng – Bài 2: Nỗi oan nghiệt của người ở lại”

ngày 31/7/2012

http://plo.vn/plo/phia-sau-nguoi-anh-hung-bai-2-noi-oan-nghiet-cua-nguoi-o-lai-381162.html

Lời bàn: Kìa nhìn ảnh như “Bà cô với đứa cháu trai” vậy! Bà vợ bị liệt trông như hơi bị ngẫn ngẫn vậy!

Thế mới thật là:  Văn Tá cho hỏi câu này

                                    Có thực Tá thọ tới ngoài 80?

                                    “Bà cô” chụp với “cháu trai”

                                    Như vậy tuổi thực Tá tầm 70!

 

                                    Nhật ký kia có đáng tin?

                                    Hay bị ép viết rồi phong Anh Hùng!

                                    Nhật ký kia có đáng tin?

Hay chúng mới bịa khi ông chầu trời?

Gd hai nguoi

Advertisement

6 thoughts on “Bài 11. Ba Quốc chẳng phải người Cộng sản Đặng Trần Đức!”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s