Huỳnh Tấn Phát (1913 – 1989)
1.1 “Cha, chú rồi cô đều bị giết vì tình nghi dính líu với Đệ Tứ, tâm tư Huỳnh Tấn Phát hẳn không bao giờ quên được việc ấy!…”
1.2 “Người con gái anh hùng của cố Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát… Chị Huỳnh Lan Khanh bị địch bắt sống, lôi ra trảng trống đưa lên trực thăng. … khi máy bay cất cánh, không chịu khuất phục, chị liền nhảy từ trên cao xuống. Ba ngày sau, đơn vị mới tìm thấy xác chị treo trên ngọn cây”
Nhà báo: HUỲNH TẤN PHÁT
http://nguoisaigon.org/diendan/showthread.php?t=114&page=1
Huỳnh Tấn Phát còn gọi là Sáu Phát, sinh ngày 15-2-1913, tại xã Tân Hưng (có tài liệu là Châu Hưng), huyện Bình Đại, tỉnh Mỹ Tho nay là tỉnh Bến Tre.
Là người hiếu học, thông minh, có năng khiếu hội hoạ, ông học tiểu học và trung học ở Mỹ Tho, rồi sau đó lên Sài Gòn học tại trưởng Pétrus Trương Vĩnh Ký. …
Theo Trí thức Nam Bộ (1945-1954) NXB Đại học Quốc gia TP.HCM,2003,tr.316
CÒN NỮA
Kể từ những ngày khởi đầu kháng chiến chống Pháp cho đến ngày quân Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam ngày 30 tháng Tư năm 1975, trong các nhân vật liên quan đến việc đấu tranh ở Nam bộ, Huỳnh Tấn Phát phải được coi là có vai trò sáng giá nhất. …
…Trước đó, trong thời gian cầm quyền của chánh phủ Trần Trọng Kim, để chuẩn bị đấu tranh, Huỳnh Tấn Phát đã đưa Huỳnh Văn Tiểng đến gặp chú của Phát là luật sư Huỳnh Văn Phương, người đang đảm trách Cơ sở Mật thám Catinat. Ông Phương đã nói với Phát và Tiểng: “Vì lúc này Việt Minh chưa thể ra được. Tụi bây nói với các anh trên việc này. Các anh có cần gì, cho tao hay, tao sẽ tìm cách đáp ứng”. Phát và Tiểng đã báo cáo với lãnh đạo ( tức Trần Văn Giàu?) và được trả lời:“Ai làm gì cho đất nước có lợi trong lúc này thì cứ làm”. Đồng thời “ cấp trên” của Tiểng xin Huỳnh Văn Phương giúp ngay các việc gấp: Cấp cho súng và thay đổi nhân viên bộ máy công an của Pháp để lại.
Huỳnh Văn Phương đã đồng ý và đã tặng cho 50 súng ngắn mới toanh. Chính tay Tiểng và Phát đã đem xe vào bót Catinat để lãnh số súng này. …Cũng vào thời này, Huỳnh Văn Phương đã khám phá ra được tài liệu Mật của Sở Mật thám Catinat về việc liên lạc giữa Trần Văn Giàu và những nhân vật mật thám Pháp “mới”, trong đó có Duchêne, thanh tra chánh trị bót Catinat ( Nguyễn Văn Trấn trong “ Viết cho Mẹ và Quốc hội”, trang 106, có đề cập đến việc gặp Duchêne). Huỳnh Văn Phương đã sao tài liệu làm 3 bản, để giao lại cho Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ và luật sư Dương Văn Giáo, mỗi người một bản. Huỳnh Văn Phương cũng giữ riêng một bản. Việc này đã được Dương Văn Giáo trưng ra trong một buổi hội ở nhà Luật sư Hồ Vĩnh Ký cho lối hơn mười người xem. Trần Văn Giàu rất thù hận cay cú việc này nên ngay sau ngày quân Pháp tái chiếm Sài Gòn ngày 23 tháng 9-1945, Trần Văn Giàu và Nguyễn Văn Trấn đã bắt và xử bắn Huỳnh Văn Phương ở Tân An ngay sau khi họ rút ra khỏi Sài Gòn để lui về Chợ Đệm, mặc dầu Huỳnh Văn Phương là người đã từng giúp phương tiện cho họ trong những ngày dự bị khởi nghĩa. (Việc này đã được tác giả đề cập chi tiết hơn trong bài “Những Nhân chứng Cuối cùng”được đăng trong Thế Kỷ 21,số 121,tháng5-1999).
Huỳnh Văn Phương là một trong số 19 sinh viên bị Pháp trục xuất về Việt Nam vì tham dự vào cuộc biểu tình trước Điện Élysée (dinh Tổng Thống Pháp) ngày 22-5-1930, chống việc kết án tử hình Nguyễn Thái Học và các đồng chí trong cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái. Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Hồ Văn Ngà…đều đi chung trong chuyến tàu Athos II, từ bến Marseille chở họ về Việt Nam ngày 24-6-1930. Huỳnh Tấn Phát gọi Huỳnh Văn Phương là “ chú Một” vì Phương thứ Mười Một trong gia đình. …Khi Pháp chiếm lại Sài Gòn ngày 23 tháng 9-1945, Huỳnh Tấn Phát bị bắt nhưng sau 3 ngày đã được thả vì Huỳnh Tấn Phát là một kiến trúc sư đã có danh tiếng và vì Pháp muốn lấy lòng dân trí thức. Huỳnh Tấn Phát lo tản cư vợ mới cưới là Bùi Thị Nga về Quán Tre, xong tiếp tục gia nhập kháng chiến chống Pháp. Cuộc chiến lan rộng Bùi Thị Nga đã phải dời liên tiếp về Thủ Thừa, Phú An Hòa, Bến Tre và cuối cùng trở về Sài Gòn ở nhà cha mẹ chồng ở 99 đường Faucault, Tân Định. Trong khi đó Huỳnh Tấn Phát được cử làm Trưởng đoàn Đại biểu Thanh niên Nam bộ được chọn ra Hà Nội dự Đại hội Thanh niên Toàn quốc. Đây là thời kỳ Hoàng Quốc Việt thay mặt Tổng bộ Việt Minh, được Hồ Chí Minh gởi từ Bắc vào để “chỉnh lại”cuộc đoạt chính quyền của Trần Văn Giàu. Thanh niên Tiền phong phải “ đồng thanh nhận” đổi tên thành Thanh niên Cứu quốc. Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch được quyết định của Trung ương ra Bắc “nhận nhiệm vụ mới”. ..Lúc ban Tuyên truyền Xung phong này dời về căn nhà lầu ở 160 đường Lagrandière thì bị lộ và bị bắt, gồm cả vợ chồng Huỳnh Tấn Phát.
… Riêng Huỳnh Tấn Phát vì bị gán thêm tội liên hệ với Tướng Nguyễn Bình nên phải ra tòa án binh, bị xử hai năm tù và đến tháng 11 năm 1947 mới được thả.
Trong lúc Huỳnh Tấn Phát bị bắt ở Catinat thì Bùi Thị Nga cho chồng hay là đang mang thai lần đầu. Bác sĩ Hồ Văn Nhựt , bác sĩ sản khoa đã tận tình giúp bà Nga sanh đẻ miễn phí con trai đầu lòng Huỳnh Thiện Hùng, ngày 2-12-1946, trong lúc Phát còn trong tù.
Bà Nga đã chọn luật sư Moréteau để lo biện hộ cho chồng. Luật sư Moréteau đã quen biết trước và có cảm tình với Phát nên đã nhận bào chữa nhưng không tính thù lao. Huỳnh Tấn Phát có người cô ruột gọi là Cô Tám, cư ngụ ở Bình Phước. Cha của Huỳnh Tấn Phát thỉnh thoảng lên thăm Cô Tám, ở chơi vài tuần. Giữa năm 1947 cha của Huỳnh Tấn Phát lên Bình Phước thăm Cô Tám và bị Việt Minh bắt !
Khi bà Nga báo hung tin này cho Huỳnh Tấn Phát thì Phát đã hốt hoảng dặn ngay vợ: “Em đến luật sư Moréteau nhắn mai anh cần gặp ổng. Rồi em đón ổng lấy cái thơ anh viết bảo lãnh cho ba. Thơ này em tìm cách trao tận tay các anh lãnh đạo ở Bình Phước”.(Trích bài “ Phối hợp Đấu tranh, Trong và Ngoài Khám Lớn” của Bùi Thị Nga trong “ Làm Đẹp Cuộc Đời”, sđd ) Bà Nga đã làm y lời chồng căn dặn nhưng không có kết quả gì. Cha của Huỳnh Tấn Phát đã bị giết. Tiếp đó em của cha HTP là Cô Tám nóng lòng đi tìm cũng bị sát hại, giống như chú Một Huỳnh Văn Phương đã bị xử bắn năm 1945 ở Tân An vì liên hệ đến nhóm Đệ Tứ. Được tin động trời này, Huỳnh Tấn Phát đã nói với vợ: “Anh biết tánh Ba, chút rượu vào, nhớ chú Một, giận chưởi đổng ít câu vậy thôi, quyết không có vấn đề chánh trị đâu”. Cha, chú rồi cô đều bị giết vì tình nghi dính líu với Đệ Tứ, tâm tư Huỳnh Tấn Phát hẳn không bao giờ quên được việc ấy!
… Hoàng Quốc Tân ( cháu nội của Hoàng Cao Khải, Khâm sai Đại thần Triều đình Huế), đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, có vợ người Pháp, được về Nam phụ trách phong trào Trí vận. Bùi Thị Nga được Hoàng Quốc Tân phân công làm Đảng đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động trong giới trí thức.
…Trước Tết 1949, Huỳnh Tấn Phát được gọi ra khu, được cử làm ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ.
…Càng biết nhiều khía cạnh riêng của anh Phát càng khâm phục anh, những mất mát của anh về những người thân (cha, chú, cô) là quá lớn…”
Ngày 30 tháng Tư năm 2001
http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=Hu%E1%BB%B3nh+V%C4%83n+Ph%C6%B0%C6%A1ng&type=A0
Huỳnh Văn Phương là luật sư, nhà báo, nguyên Giám đốc Sở Công an Nam Bộ thời chính phủ Trần Trọng Kim, sinh ngày 30-5-1906, tại làng Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ông xuất thân trong một gia đình điền chủ ở Bến Tre, và là chú ruột Phó Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát.
…Sau ngày 9-3-1945, ông giữ chức Tổng Giám đốc Công an Nam Bộ của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong thời gian tại chức, ông phát hiện được nhiều tài liệu của mật thám Đông Dương trong việc đàn áp các lực lượng yêu nước và các phong trào cách mạng Việt Nam. Và cùng trong cương vị đứng đầu ngành an ninh, ông có công giúp phương tiện huấn luyện, trang bị vũ khí cho ngành công an cách mạng hồi tiền khởi nghĩa tháng tám năm 1945 tại Sài Gòn. Về việc này ông cho rằng: “Tôi (HVP) nhận chức Giám đốc Công an này cũng chỉ muốn tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Minh và lót đường cho Cách mạng, chứ không phải vì mục đích cá nhân” (Theo Huỳnh Văn Tiểng – sách Thanh niên Tiền phong, NXB Trẻ, 1995). Thế cho nên “nhờ ông Phương chúng tôi (Công an cách mạng) có trong tay một số vũ khí đáng kể và một sân tập quân sự hằng ngày huấn luyện cho những thanh niên được tập họp ở các đoàn Thanh niên Tiền phong” như sách trên đã viết.
…Ngày 23-9-1945, mặt trận Tây Nam Sài Gòn vỡ, ông lui về Bình Chánh bị kẻ lạ mặt bắt giết ở Chợ Đệm cuối năm 1946.
Con trai ông là Huỳnh Minh Nhựt tham gia kháng chiến chống Pháp, năm 1954 tập kết ra Bắc, sau năm 1975 về Sài Gòn làm Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh (đã quá cố).
Ông là tác giả nhiều bài viết về thời sự, luật pháp trên các báo vừa dẫn ở trên và tác phẩm.
…Người con gái anh hùng
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (15/2/1913 – 15/2/2013):
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1434&Style=1&ChiTiet=61008
Ông là con người của Mặt trận (03/02/2013)
“Làm đẹp Tổ quốc, làm đẹp cách mạng, làm đẹp cuộc đời…”. Đó là lời cố Chủ tịch Lê Quang Đạo nói khi Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát…
Một trí thức lớn làm cách mạng
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một nhân vật lớn của nước ta trong lịch sử hiện đại. …
Ông sinh ngày 15-2-1913 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre (trước thuộc Mỹ Tho), trong một gia đình địa chủ phá sản.
Có thể nói trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác Mặt trận đã chiếm vị trí hàng đầu của Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát.
…Năm 1959, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát rời thị thành, ra vùng giải phóng, khu Tam giác sắt. Ông được cử làm Khu ủy viên chính thức Đặc khu Sài Gòn – Gia Định. Ngày 20-12-1960, các ông Võ Chí Công, Phùng Văn Cung và Huỳnh Tấn Phát đứng đầu Trung ương Lâm thời Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN).
…Người con gái anh hùng của cố Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát
Cuối cùng xin kể câu chuyện ít người biết về người con gái lớn của Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát và bà Bùi Thị Nga. Đó là chị Huỳnh Lan Khanh, sinh năm 1948, là nữ sinh trường Gia Long, Sài Gòn. Chị được gia đình và tổ chức chọn đưa ra miền Bắc học để đào tạo “hạt giống đỏ” cho miền Nam. Nhưng Lan Khanh xin cha mẹ và tổ chức ở lại miền Nam tham gia đấu tranh chống Mỹ. Chị vào công tác ở cơ quan MTDTGPMNVN, làm văn thư, đánh máy. Sáng ngày 4- 1-1968, chị cùng hai đồng đội của mình là anh Thắng và anh Giỏi đi tải gạo tại Trảng Dầu (Suối Chò, Tây Ninh), đã lọt vào ổ phục kích của Mỹ. Anh Giỏi hy sinh tại chỗ. Anh Thắng bị trọng thương, sau khi bắn trả tiêu diệt được hai tên biệt kích Mỹ anh cũng hy sinh trong ngày. Chị Huỳnh Lan Khanh bị địch bắt sống, lôi ra trảng trống đưa lên trực thăng. Lên trực thăng, khi máy bay cất cánh, không chịu khuất phục, chị liền nhảy từ trên cao xuống. Ba ngày sau, đơn vị mới tìm thấy xác chị treo trên ngọn cây, cách nơi ổ phục kích của địch chừng nửa cây số. Thi hài của anh Thắng, anh Giỏi và Lan Khanh được chôn cất cạnh nhau trong khu căn cứ MTDTGPMNVN. Thời gian và chiến tranh biên giới Tây – Nam đã xóa mọi dấu vết của ba phần mộ. Trong suốt 15 chuyến tìm kiếm vẫn vô vọng. Nhưng chuyến đi thứ 16 vào ngày 16-12-2002, thì gia đình và đồng đội rơi nước mắt khi tìm được mộ của Huỳnh Lan Khanh.
Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có hai con đường mang tên hai cha con: đường Huỳnh Tấn Phát ở quận 7 và đường Huỳnh Lan Khanh ở quận Tân Bình.
Trần Thanh Phương
LB: Cha, chú ruột, cô ruột và con gái… chết! Đấy là tôi mới sưu tầm được không hiểu những người thân có còn ai nữa?
Lý do chết của họ thiếu thuyết phục!
Thực ra nhà Huỳnh Tấn Phát thật đã chết hết! Thay vào đó là 2 vợ chồng Huỳnh Tấn Phát giả, ông Huỳnh Thiện Hùng có thể bị đưa ra HN từ bé nên thoát? Cũng rất có thể là giả nốt!
Cuộc hội ngộ ở “Thủ đô kháng chiến” Thứ ba, 18/01/2011
http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/2011/1/248846/
…Tại buổi hội ngộ, nhiều người được nhắc đến tên tuổi và chiến công hiển hách khi đang khoác trên mình bộ đồ “lính ngụy” nhưng họ đã đem lại chiến công cho cách mạng.
…Mọi người lặng đi khi nhắc đến chị Lan Anh, con gái cụ Huỳnh Tấn Phát. Lan Anh là nữ sinh Sài Gòn, theo cha ra căn cứ kháng chiến. Tổ chức bố trí cho Lan Anh ra Hà Nội tiếp tục học tập, nhưng chị kiên quyết xin được ở lại. Trong một lần đi công tác, Lan Anh bị địch bắn bị thương và chúng bắt chị đưa lên máy bay trực thăng đưa về Sài Gòn. Lợi dụng sơ hở của địch, Lan Anh đã buông mình từ trên máy bay xuống đất, “thà hy sinh chứ nhất quyết không chịu sa vào tay giặc”. Tấm gương hy sinh anh dũng của Lan Anh đã khích lệ bao trái tim nhiệt huyết, quyết một lòng đóng góp công sức đánh đuổi giặc giải phóng quê hương…
NGUYỄN KHẮC LUÂN (xã Suối Đá, DMC, Tây Ninh)
LB: 1. Có tin được không? Có dám không? Một tiểu thư con trí thức mà quyết liệt đến thế sao? Tôi hỏi bản thân tướng Giáp có dám không?
- Có tin được không? Làm gì mà cần phải: “thà hy sinh chứ nhất quyết không chịu sa vào tay giặc” Ở tù rồi về thì đã sao? Chị là tù nhân “Đăc biệt quan trọng” sao?
- Có tin được không? Địch quản lý tù nhân “Đăc biệt quan trọng” thế nào để mà: “Lợi dụng sơ hở của địch, Lan Anh đã buông mình từ trên máy bay xuống đất”!
Những thanh niên trí thức như Phát (thật) không bao giờ chịu đi theo H!
Xem tiếp hồi sau sẽ rõ!
One thought on “Bài 2. Huỳnh Tấn Phát là quỷ giả danh – đã giết vợ chồng Huỳnh Tấn Phát thật cùng người thân.”